Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

PATRICIA PICCININI HỌA SĨ VẼ TRANH KỲ DỊ

Patricia Piccinini (sinh 1965  Freetown, Sierra Leone) là một nghệ sĩ người Úc và nhà điêu khắc hyperrealist .  Tác phẩm nghệ thuật của cô đã nổi tiếng tại Úc vào cuối những năm 1990.  Năm 2003, cô đã được chọn là nghệ sĩ đại diện cho nước Úc tại Venice Biennale.
Piccinini di cư từ Sierra Leone tới Úc vào năm 1972 với gia đình. Cô tốt nghiệp với bằng Cử nhân Kinh tế mức độ từ Đại học Quốc gia Australia, ANU, trước khi đào tạo Mỹ thuật (chuyên ngành trong các bản vẽ) tại Đại học Victoria của nghệ thuật tại Melbourne . 
Piccinini làm việc với một loạt các phương tiện truyền thông, bao gồm điêu khắc , video, bản vẽ, lắp đặt và các bản in kỹ thuật số .  Tác phẩm nghệ thuật lớn của cô thường phản ánh lợi ích của con người  trong các vấn đề như đạo đức sinh học, công nghệ sinh học và môi trường.  Piccinini có một thái độ nước đôi đối với công nghệ và sử dụng thực hành nghệ thuật của mình như một diễn đàn để thảo luận về công nghệ tác động như thế nào đến cuộc sống. Cô ấy quan tâm sâu sắc đến những ý tưởng hiện đại của thiên nhiên, tự nhiên và nhân tạo được thay đổi xã hội chúng ta.  Các đối tượng vô tri vô giác và trình bày chúng với một mức độ cao của nền công nghiệp, cô tiết lộ bị ảnh hưởng chủ nghĩa siêu thực thế kỷ 19  và các hình thức quảng cáo của thế kỷ 20.


Patricia Piccininii














Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

TOP MÓN ĂN KINH DỊ THẾ GIỚI

Tâm lý người phương Tây, những món ăn từ côn trùng hay động vật thường mang tính 'cực đoan' và đáng sợ. Trang Business Insider đưa ra 18 món ăn của các quốc gia trên thế giới thuộc loại "kinh dị" và đặt câu hỏi: "Tại sao chúng ta ăn thịt bò, trong khi ăn các động vật khác thì lại bị lên án?
Thịt chó và thịt chuột ở Việt Nam được cho là 2 trong số những món ăn kỳ dị.


Thịt chó được bày bán ở Dương Nội, ngôi làng được 
mệnh danh là "làng thịt chó" ở Việt Nam.

Một người phụ nữ ở Peru bỏ con ếch đã lột da vào máy xay sinh tố làm món nước ép ếch, 
có thể tăng ham muốn tình dục.

Súp đầu cừu là món ăn phổ biến ở Bolivia.

Nhân viên chặt thịt mèo nướng ở một nhà hàng thuộc Bờ Biển Ngà.

Thịt rùa được bày bán ở thành phố cảng Nicaragua với giá khoảng 1,10 USD/pound.

Bánh mỳ kẹp thịt rắn hổ mang ở Yogyakarta, Indonesia.

Một phụ nữ ở Al Jazeera, Sudan chuẩn bị một món ăn với gan lạc đà.

Thịt chuột trở thành đặc sản của làng Canh Nậu, Việt Nam.

Người phụ nữ chuẩn bị một con lợn guinea để nấu ăn ở Langui, Peru.

Súp thịt rắn ở Trung Quốc, nơi đây, thịt rắn được coi là một thực phẩm bổ dưỡng.

Trứng rắn hổ mang đang trong quá trình hình thành phôi là món ăn ở Đài Loan.

Người phụ nữ ăn món ăn làm từ dương vật bò và chó trong một nhà hàng ở Trung Quốc.

Thịt vượn cáo được bán cho các nhà hàng ở Madagascar.

Trứng luộc nước tiểu bé trai, một món ăn ở Đông Dương, Chiết Giang, Trung Quốc.

Nhện được bán ở tỉnh Kampong Cham, Campuchia với giá 2 USD/10 con.

Những người đàn ông xếp hàng chờ Siri Paya, một món ăn sáng truyền thống 
làm từ đầu và bàn chân dê Ở Lahore, Pakistan.

"Culonas", món súp làm từ những con kiến lớn ở một nhà hàng thuộc Barichara, Colombia.

Một người đàn ông Arab Saudi ăn thằn lằn Uromastyx. Máu con vật được cho là
có khả năng chữa bệnh và tăng cường sinh lý.

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

CÂY HOA GẠO

Cây-hoa: Gạo - Mộc Miên - Pơ Lang.




Hoa gạo trắng:
Hình ảnh có liên quan  Kết quả hình ảnh cho "hoa gạo trắng"






Hoa gạo đỏ:Mùa xuân trôi với dòng người
Mỗi màu áo một khoảng trời lướt qua
Tương tư hoa gạo quê nhà
Tự nhiên áo đỏ làm ta giật mình!
Nguyễn Duy

Kìa ai hắt lửa lên trời
Tháng ba-Hoa Gạo đỏ lời yêu thương
Cháy lòng đốt mọi nẻo đàng
Mộc Miên biên giới, Pơ lang suối ngàn .
Trần Nhạc





























































Hoa gạo, vùng biên giới phía Bắc gọi là Mộc Miên, còn người Tây nguyên gọi là hoa Pơ Lang. Với người Tây Nguyên, hoa Pơ Lang là biểu tượng của ngày hội chiến thắng, hiện thân những người con gái xinh đẹp của buôn làng. Ngoài ra hoa gạo còn có tên là Cổ Bối, Ban Chi hoa, Anh hùng thụ, còn người Cà dong, H’rethì gọi là hoa T’liêng.

Vào xuân, cuối những ngày rét, cây gạo bắt đầu trút lá, khi chỉ còn trơ trọi những cành cây khẳng khiu thì những nụ hoa bắt đầu nhú. Hoa gạo rơi là cả một trời thơ mộng, có lẽ nhờ vậy mà với trẻ con thì bất chấp cả “ma cây gạo” vẫn cứ ham hố những trò chơi với hoa gạo. Thiếu nữ thả hoa gạo xuống dòng sông xanh để uớc mơ cho mình gặp được người anh hùng; vô tư hơn, đám trẻ con nhặt hoa gạo thổi tung lại lên trời đệ làm chong chóng…




Bài hát:

Em là hoa Pơ lang

Tác giả: Đức Minh
Ca sĩ: Tường vi




 

Lời bài hát:

Tây Nguyên ơi hoa rừng bao nhiêu thứ
Cánh hoa nào đẹp nhất rừng, Tây Nguyên ơi...
Anh có nhớ buôn làng nhớ người con gái
Nhớ cánh hoa Pơ-Lang đẹp nhất rừng Tây Nguyên.

Tây Nguyên ơi, quê hương ơi
Lòng nhớ anh em chờ như đá bên dòng suối
Dù nước cuốn không rời bên bờ đâu anh ơi
Có thương nhau xin nhớ lời.

Anh có biết buôn làng khắp Tây Nguyên hùng vĩ quyết tâm tiêu diệt Mỹ
Em mong tin từng ngày trông tin anh từng giờ lập nên những chiến công.
Quê hương ơi, Tây Nguyên ơi...

Con dao ta phá rừng, mũi tên săn bầy thú cũng chung tay diệt Mỹ
Con ong dáng hiền lành chông tre cũng một lòng lập nên những chiến công.
Tây Nguyên ơi, Tây Nguyên ơi...

* *
Tây Nguyên ơi cây rừng bao nhiêu lá
Có bao nhiêu dòng suối dài, Tây nguyên ơi...
Em nhắc tên anh đêm ngày trong từng câu nói
Mỗi bữa cơm em ăn khi đi rừng lên nương.

Tây Nguyên ơi, quê hương ơi...
Dù cách xa anh nhiều em vẫn chờ đợi đấy
Chẳng như cái lá rừng theo dòng suối trôi xuôi
Có thương nhau xin nhớ lời.

Anh có biết buôn làng lấy tên hoa thật quý của Tây Nguyên hùng vĩ
Mang tên cho từng nàng nêu gương giết giặc thù làm nương rẫy sớm trưa.
Quê hương ơi, Tây Nguyên ơi...

Anh ơi em sẽ là Pơ-Lang hoa đẹp nhất thứ hoa buôn làng quý
Cho anh thêm đẹp lòng hăng say giết giặc thù lập nên những chiến công
Tây Nguyên này bao nhiêu cô gái đều là hoa Pơ-Lang.



Hoa gạo 

Khánh Linh-Ha Linh


 


Thơ:

Hoa Mộc miên biên giới
Tác giả: Nguyễn Linh Khiếu

 
Chẳng hiểu sao lần nào qua biên giới
Mộc miên cũng rực đỏ triền sông rực đỏ vách núi rực đỏ tâm can
Mộc miên đỏ một trời biên viễn
Như máu tươi ròng rã ngàn năm.

Dưới gốc mộc miên người lính biên phòng cùng ta nâng chén
Người xa nhà rượu ngô như lửa đêm đông
Thanh vắng vẳng tiếng hoa tầm tã
Khuya khoắt bóng ai rình rập dưới triền sông.

Có ai trồng mộc miên biên giới
Hay biên cương cây tìm đến mọc lên
Hoa cứ máu tươi suốt ngàn năm tê tái
Cây cứ sừng sững mướt xanh cột mốc biên cương.


Cây Gạo
Tác giả: Hoàng Mười


Sáng đến trường thực tập
Một quãng đường quen rồi ngước mắt
Giật mình khi cánh hoa rơi
Mưa phùn rơi cành ngọn cao vời

Cây gạo nở màu hoa thắm thiết
Trông xa như cành đào tết
Người yêu hoa thật phóng khoáng tâm tình.
Nét hồn nhiên đi qua tuổi học sinh
Nốt nhạc cao tiếng ve vào mùa hạ
Tiếp chuyển đến nhiều điều kỳ lạ
Hoa gạo nở tháng ba
Tháng năm hoa phượng đỏ.

Trắng xoá bông gạo bay theo chiều gió
Buổi trưa hè nào xa lắng niềm mơ
Tên cho cây có tự bao giờ
Màu bông trắng gợi mùa no đủ
Nhà giã gạo, tiếng rơi hoa trước ngõ
Trong lao xao mẹ nhẹ tay sàng
Lá trầm trồ sâu tơ thả cành ngang
Lóng lánh xuống gốc cây u bắp
Ngược thời gian, hoa càng tươi màu thắm sắc
Em chẳng cười môi giữ chặt lòng tôi.

Những ngày rồi nhớ lắm Đức giang ơi!
Ven chân đê cũng dáng cành như thế
Cây rất biết mình không đơn lẻ
Chiều bên sông có tôi đứng một mình
Dòng xuôi êm bóng ngả im lìm
Con thuyền đậu dập dềnh mặt nước.
Tất cả hoá xa xôi, tất cả thành quen thuộc
Tháng giêng hai cây chưa nhuốm sắc trời
Tôi lạ lùng em tươi tắn làn môi.

Bao tâm tư tuy chẳng nói ra lời
Cây thắm mãi màu hoa tươi đỏ.
Tháng ba về hoa lại rơi đầu ngõ
Xanh lên dần những chấm lá li ti
Sự già nua chụm ở gốc xù xì
Cho thân cây một dáng hình trai trẻ
Và hồn tôi bỗng thành thơ bé
Giữa mông mênh cuộc đời.
15/07/1980-hxd


http://thophuongthao.blogtiengviet.net/2013/03/21/ca_y_gaono_la_ng_than_ta_nh_phamanng_tha


Văn:

Hoa gạo rực trời tháng Ba
Hầu như làng quê Bắc Bộ nào cũng có một cây gạo đâu đó quanh làng, thường ở đầu làng hoặc chơ vơ giữa đồng. Hoa Gạo còn có những cái tên thật mỹ miều như hoa Pơ lang, hoa Mộc Miên cái tên chỉ thoáng nghe qua thôi cũng đủ để bạn tưởng tượng đến những áng văn thơ, những lời hát say đắm lòng người.
Những cây gạo đỏ dài ngoài bãi sông. Gạo thấp thoáng đỏ Chùa Hương, suối Yến. Mộc Miên tìm lên nơi biên cương, xứ viễn. Tây Nguyên vút ngàn tiếng hát hoa Pơ Lang! Cây Gạo Hồ gươm bên Bút tháp nghiêm trang!
Với các cụ ta xưa thì hoa Gạo là tín hiệu để nhận biết sự giao mùa và chuyển đổi giống cây trồng cho phù hợp:
“Bao giờ đom đóm bay ra
Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng”
Người xưa có câu “hồn cây đa, ma cây gạo” chắc hẳn vì thế mà cây gạo hay được trồng ở đầu làng để vong hồn của ma đói chỉ quanh quẩn đầu làng. Vì thế cây gạo cũng hay gắn với cổng làng. Hoa gạo năm cánh đỏ tươi lúc hoa rơi cánh hoa xoay như chóng chóng nhìn thật đẹp. Có cây gạo nằm bên sông quê vào mùa hoa gạo rụng đỏ mặt sông nhìn thật nên thơ.
Đi dọc bờ đê Sông Hồng từ làng gốm Bát Tràng đến Hưng Yên mùa này, bạn sẽ gặp nhiều gốc gạo hoa cũng rất đẹp hoặc đi theo triền đê từ ngã tư Vác đến Ba Thá bạn sẽ gặp nhiều gốc gạo đẹp dọc bờ sông Đáy. Tôi không sinh ra ở thôn quê nhưng cũng thấy nao nao khi thấy cây gạo, lại nhớ về những miền quê tôi đã đi qua với khúc sông, mái đình, cổng làng. Hình ảnh cây gạo và những bé thơ chơi dưới gốc gạo luôn làm tôi say lòng.
Bất chợt lại nhớ bài thơ về hoa gạo gắn với câu chuyện tình của đôi nam nữ trong huyền thoại:
"Lửa hạ nhen hồng lên dáng hoa
Đường thôn thắm đỏ sắc quê nhà
Em nhắn: đang mùa hoa gạo nở
Anh về ôn chuyện Mộc Miên xưa! "

Yêu lắm mùa hoa gạo tháng ba.../.
Lê Bích


Hoa gạo ơi!
Cảm ơn hoa gạo, cảm ơn loài hoa dân dã, dung dị với những nắm bông nhỏ trắng tinh nhẹ như hơi thở, lại mang đến cho tôi nhiều đến thế, giàu có đến thế và "nặng nợ" đến thế. Cả con tim biết đập rộn ràng vì tình yêu, biết đập vì nghĩa đời rộng lớn. Cả tầm nghĩ và mắt nhìn xa hơn…
Một năm có bốn mùa. Mỗi mùa có ba tháng. Mỗi tháng lại có một mùa hoa để người ta thương, người ta nhớ. Với tôi, tháng ba là mùa hoa gạo. Cho dù có ai đó gọi hoa bằng cái tên rất đẹp - hoa mộc miên - thì tôi vẫn chỉ thích được gọi loài hoa dân dã có mầu đỏ rực như lửa cháy khôn nguôi, với những cánh hoa dầy dặn, gợi cảm như đôi môi người đàn bà đang yêu, cũng bằng một cái tên giản dị, quê mùa đầy chất “ẩm thực”- hoa gạo.


Cây gạo trước cửa đền Ngọc Sơn

Hay bởi tuổi thơ, nhà tôi ở gác hai của một căn nhà nằm trên con phố cũ nhìn ra đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc và hồ Gươm. Trước cửa dẫn vào đền có những cây gạo lớn. Tôi biết đến bông gạo lần đầu tiên, ấy là khi một chiều, trời mùa hè đang nóng hầm hập chợt nổi giông. Những bông gạo trắng trước cửa đền bỗng bay rợp, khiến cho bầu trời chỉ mù mịt những đám bông nhẹ và trắng tinh như vô hình.

Mẹ chỉ cho tôi: “Bông gạo đấy con ạ. Bông của nó tốt lắm, làm gối rất êm mà lại mát, thấm mồ hôi!” Tôi kinh ngạc. Làm sao mà loại hoa đỏ thẫm, mập mạp, dân dã nhường kia lại dâng hiến cho đời thứ bông trắng trong, thanh khiết nhẹ nhàng nhường kia. Hoa vắt kiệt sức mình, hay đấy là “tâm hồn” hoa đã được thanh lọc, để chỉ mang đến cho đời những giấc ngủ, giấc mơ bình yên và dịu êm?

Từ đấy, mỗi lần đi học qua cửa đền, thấy những bông hoa gạo đỏ rụng bời bời trên vỉa hè bị ai đó vô tâm, vô tình dẫm nát, tôi thấy xót lắm. Từ đấy, bông gạo trắng tinh như có sức mê hoặc, dẫn dụ tôi. Vào mùa hè đang chang chang nắng, trời bỗng sầm sầm rồi nổi giông.

Từ ban - công nhìn ra phía đền, chỉ cần thấy một vài bông gạo bắt đầu bung nở, bay nhè nhẹ trên không trung, là tôi lén mẹ chạy ra đền Ngọc Sơn, đuổi theo nhặt những bông gạo trắng xốp như len, giữa có một cái hạt nhỏ và đen như hạt đỗ đen, lăn tròn trên mặt đất như có chân, rồi chạy thật nhanh về nhà trước bữa cơm chiều dọn ra.

Cả nhà tôi quây quần quanh mâm cơm trong cơn mưa sầm sập, và không khí oi nồng. Bữa cơm dạo đó chỉ rặt một loại gạo tồn kho, hạt gạo rời rạc, có khi còn thoảng mùi mốc. Thức ăn nhiều khi chỉ có bát canh mồng tơi rau đay nấu suông, một chút tép rang, lạc rang hoặc vài bìa đậu rán, cùng đĩa cà muối sổi chấm với nước mắm dầm ớt rõ cay, hôm nào tươi lắm mới có chút thịt rim mặn hoặc cá rán.

Vậy mà chúng tôi ăn thấy rất ngon. Vậy mà đứa trẻ là tôi vẫn có một cảm giác hạnh phúc ấm áp khó tả, dù mẹ tôi có khi suốt bữa cứ ca cẩm vì mua phải loại gạo mốc “chẳng có chút nhựa nào”. Rồi như vô tình, mẹ kể cho chúng tôi nghe bữa cơm của thợ gặt ngày mùa ra sao. Ấy là mẹ kể lại theo lời của bà ngoại, tức cụ ngoại tôi, chứ mẹ cũng là dân thành phố, sống ở thành phố từ nhỏ có ở quê ngày nào đâu.

Vậy mà mẹ kể hấp dẫn lắm. “Bát cơm của thợ gặt ấy à. Cơm gạo mới thơm phức, cứ vun gọi là đầy có ngọn, như cái đấu ấy. Thức ăn chỉ có tép rang, dưa muối. Vậy mà ăn một loáng là sạch trơn!”. Mẹ kể, còn chúng tôi vừa ăn vừa mắt tròn mắt dẹt nghe, lạ lẫm như chuyện ngày xửa ngày xưa..., dù chẳng hiểu "cái đấu" là cái gì. Rồi mâm cơm của chúng tôi cũng sạch trơn tự lúc nào. Hay mẹ tôi muốn các con được ngon miệng hơn, quên đi cái thứ gạo rời rạc thường gọi là gạo “mậu dịch”…

Nhưng có những thứ của thời xưa ấy, giờ có tiền cũng rất khó tìm ra. Như cái gối bằng bông gạo chẳng hạn. Hoá ra, hằng đêm tôi vẫn gối đầu lên cái gối nho nhỏ nhồi bông gạo mà mẹ mua ở đâu không rõ. Chiếc gối êm ái, mát rượi, đôi chỗ vẫn lợn cợn những hạt bông ở giữa, nhỏ như hạt đỗ đen. Hằng đêm, tôi gối đầu lên chiếc gối, gối đầu lên tình thương của mẹ, mê mải đọc câu truyện cổ tích có ba mẹ con “con Gạo” và “thằng Nhà” chạy trốn bọn phìa, bọn tạo trong rừng sâu…

Còn nhỏ, tôi đã hiểu sự gửi gắm khát khao có gạo ăn, có nhà ở của con người, của nhà văn. Đâu biết, đó còn là khát khao của cả dân tộc mình. Nhưng giờ lớn lên, sao không còn thấy hoa gạo cháy đỏ trời nữa? Nhà cũ của cha mẹ tôi cũng không còn ai ở. Không biết mỗi khi trời giông gió, bông gạo có còn bay trắng xóa cả mắt người nữa không…



Hoa soi cho con người nhìn lại chính tâm hồn mình.Nghe tôi kể về tuổi thơ, anh mỉm cười nhìn tôi như đứa em gái nhỏ: “Anh sẽ đưa em đi tìm hoa gạo”. Tôi nhớ, dạo đó là tháng ba, tháng của mùa hoa gạo, mùa trảy hội chùa Hương. Ôi chao, dọc con đường từ suối Yến vào, miên man là hàng cây gạo. Hoa gạo nở đỏ trời.

Những bông hoa như những ngọn nến lớn lập lòe trên cây. Hoa soi cho con người trên đoạn hành trình gập ghềnh đến với cửa Phật, với Mẫu Thượng ngàn, trên con đường hướng con người tới cái thiện… Hay hoa soi cho con người nhìn lại chính tâm hồn mình, rọi cả vào những góc u uẩn nhất, nơi những muộn phiền, thất vọng, những buồn đau xưa cũ đang dần quên?

Từ đó, mỗi năm, vào dịp tháng ba hoa gạo nở, anh lại đưa tôi đi tìm, những chuyến đi “vô định”. Dọc đường gặp biết bao loài hoa. Hoa hồng đỏ thẫm, hoa cúc tím ngát, hoa ly thơm nức. Có cả những cánh đồng hoa cải vàng rực, những vạt hoa dại trắng li ti, li ti… Nhưng tôi vẫn mải miết đi tìm những bông hoa của hoài niệm, của ký ức.

Sự ám ảnh và si mê hoa gạo của tôi cũng trở thành nỗi ám ảnh trong anh, khi anh bảo: “Anh và em thi nhau xem ai phát hiện được hoa gạo trước nhé”. Có những chuyến đi, bất ngờ, cây hoa gạo hiện ra trước mắt tôi như tiền định. Có cây, thân gốc sù sì như một người đàn bà từng trải, bản lĩnh và vững chãi. Có cây lại mảnh mai như một thiếu nữ mộng mơ, đang thuở dậy thì. Nhưng dù là đàn bà hay trinh nữ, những cánh hoa gạo đều dầy dặn, đầy sinh khí, đều cháy đỏ, mãnh liệt một tình yêu với trời đất, với sông núi, cỏ cây. Hay với chính nhân gian?



Mãnh liệt tình yêu với nhân gian.
Mới hay, khi cái tình trai gái, cái tình của người nam, người nữ, được xẻ chia với núi sông, với cuộc đời rộng lớn, lại tri kỷ như rễ cây hoa gạo bám chặt vào đất mẹ. Cảm ơn hoa gạo, cảm ơn loài hoa dân dã, dung dị với những nắm bông nhỏ trắng tinh nhẹ như hơi thở, lại mang đến cho tôi nhiều đến thế, giàu có đến thế và “nặng nợ” đến thế. Cả con tim biết đập rộn ràng vì tình yêu, biết đập vì nghĩa đời rộng lớn. Cả tầm nghĩ và mắt nhìn xa hơn…Lại có những chuyến đi mỏi mắt mà chẳng gặp, dù chỉ một cánh hoa. Nhưng bù lại, mới thấy non sông như lụa là, như gấm vóc. Bù lại, mới thấy được biết bao thân phận khổ đau mà mỗi cuộc đời họ như mỗi trang sách hay và bí ẩn mà tôi còn phải đọc, chiêm nghiệm, để hiểu và học. Mới thấy thế gian là dâu bể nhưng sự sống và được sống trong đời vẫn là thú vị, thiêng liêng, là hấp dẫn.

Năm tháng cứ rộng dài theo đời người. Cái khao khát có gạo, có nhà trong câu chuyện cổ tích thơ bé ngày xửa ngày xưa... tôi từng mải mê đọc, giờ đã thành hiện thực. Đâu đâu cũng có thể bắt gặp những ngôi biệt thự, những căn nhà khang trang, những chung cư hiện đại. Tôi cũng đã có một ngôi nhà riêng, rộng rãi, đẹp đẽ hơn rất nhiều căn nhà nhỏ của mẹ cha. Bữa cơm hàng ngày chỉ một loại gạo dẻo thơm, ngon ngọt như ngọc ngà của trời đất.
Vậy nhưng sao lòng người lại bất an? Không ai đi ngược được thời gian. Khi đã có gạo, có nhà, giờ người ta lại mê mải đọc "cổ tích" thời hiện đại với ước ao: Bao giờ xã hội hết tham nhũng, không còn chuyện chồng giết vợ, con giết cha, không còn chuyện thầy cô xúc phạm, bạo hành học sinh đến chết, không còn chuyện hàng vạn trẻ em thất học... Hoá ra, hạnh phúc hay sự bình yên trong lòng người chỉ thật sự trọn vẹn khi đặt trong hạnh phúc và sự bình yên của đất nước.

Và tôi không hiểu sao, mỗi khi tháng ba về, hay có những đêm hè, ngả đầu lên chiếc gối bông “mút” êm ái, bên ngoài, trời nổi giông gió, tôi bỗng trằn trọc nhớ căn gác nhỏ với ban - công sơn xanh, nhìn ra đền Ngọc Sơn, nơi có những cây gạo sừng sững trước cửa đền, như chứng nhân tuổi thơ tôi, với những chiều bông gạo bay trắng xoá. Bỗng nhớ âm thầm, da diết, những bữa cơm quây quần bên cha mẹ, các chị em, ăn bát cơm gạo “mậu dịch” chan canh mồng tơi rau đay nấu suông, có quả cà muối sổi chấm nước mắm dầm ớt rõ cay… Và cứ thế mà thao thức…
Hoa gạo ơi!...
Kim Dung 

 
1001 bài thơ về Hoa gạo tháng 3