Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

CHÂN DUNG 12 ĐẠI TƯỚNG trong QĐND VIỆT NAM (Bài thứ 200)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Đại tướng Văn Tiến Dũng, Đại tướng Hoàng Văn Thái, Đại tướng Chu Huy Mân, Đại tướng Lê Trọng Tấn, Đại tướng Lê Đức Anh, Đại tướng Nguyễn Quyết, Đại tướng Đoàn Khuê, Đại tướng Phạm Văn Trà, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Đại tướng Lê Văn Dũng là 12 Đại tướng trong Quân đội Nhân dân VN.




1-Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911 – 2013). Năm thụ phong: 1948. Quê quán: Quảng Bình. Bí danh: Văn, Sáu. Bộ trưởng bộ Quốc phòng (1946-1980). Chức vụ cao nhất: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.


Chân dung 12 Đại tướng trong Quân đội Nhân dân VN
2-Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1914-1967). Năm thụ phong: 1959. Quê quán: Thừa Thiên Huế. Bí danh: Sáu Vi, Trường Sơn. Chức vụ cao nhất: Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị (1951-1967).



















3-Đại tướng Văn Tiến Dũng (1917-2002). Năm thụ phong: 1974. Quê quán: Hà Nội. Bí danh: Lê Hoài. Chức vụ cao nhất: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1980-1987). Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị khóa III, IV, V, Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương.

Chân dung 12 Đại tướng trong Quân đội Nhân dân VN
4-Đại tướng Hoàng Văn Thái (Hoàng Văn Xiêm) (1915-1986). Năm thụ phong: 1980. Quê quán: Thái Bình. Bí danh: An, Mười Khang, Quốc Bình, Thành... Chức vụ cao nhất: Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên (1945-1953), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.


5-Đại tướng Chu Huy Mân (Chu Văn Điều) (1913-2006). Năm thụ phong: 1982. Quê quán: Nghệ An. Bí danh: Vũ Chân, Lê Thế Mỹ, Trần Thanh Lạc, Hai Mạnh. Chức vụ cao nhất: Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (1981-1986)


6-Đại tướng Lê Trọng Tấn (Lê Trọng Tố) (1914-1986). Năm thụ phong: 1984. Quê quán: Hà Nội. Bí danh: Đội Tố, Ba Long. Chức vụ cao nhất: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng Tham mưu trưởng (1980-1986).



7-Đại tướng Lê Đức Anh (năm sinh: 1920). Năm thụ phong: 1984. Quê quán: Thừa Thiên Huế. Bí danh: Sáu Nam. Bộ trưởng bộ Quốc phòng (1987-1991). Chức vụ cao nhất: Chủ tịch nước (1992-1997). Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị (1982-1997). Danh hiệu khác: Huân chương Sao vàng.



8-Đại tướng Nguyễn Quyết (Nguyễn Tiến Văn) (năm sinh: 1922). Năm thụ phong: 1990. Quê quán: Hưng Yên. Chức vụ cao nhất: Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Bí thư Trung ương Đảng khóa VI. Danh hiệu khác: Huân chương Sao vàng.



9-Đại tướng Đoàn Khuê (1923-1998). Năm thụ phong: 1990. Quê quán: Quảng Trị. Chức vụ cao nhất: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1991-1997). Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị (1991-1997). Danh hiệu khác: Huân chương Sao vàng (truy tặng 2007).


10-Đại tướng Phạm Văn Trà (năm sinh: 1935). Năm thụ phong: 2003. Quê quán: Bắc Ninh. Chức vụ cao nhất: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1997-2006). Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị (1997-2006). Danh hiệu khác: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân


11-Đại tướng Phùng Quang Thanh (năm sinh: 1949). Năm thụ phong: 2007. Quê quán: Hà Nội. Chức vụ cao nhất: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (2006- ). Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị (2006- ). Chức danh khác: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
12-Đại tướng Lê Văn Dũng (năm sinh: 1945). Năm thụ phong: 2007. Quê quán: Bến Tre. Chức vụ cao nhất: Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (2001-2011). Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Bí thư Trung ương Đảng (2001-2011).

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

CHÂN DUNG NHỮNG VỊ TƯỚNG LẪY LỪNG TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Alexander Đại đế, Napoleon, Đại tướng Võ Nguyên Giáp... là những vị tướng chỉ huy có tài năng quân sự kiệt xuất lẫy lừng thế giới.

Chiến tranh là một phần của lịch sử. Nhiều người coi đó là thảm họa gây ra chết chóc, nhưng chính chiến tranh cũng là cái nôi sản sinh ra các anh hùng - những vị tướng chỉ huy làm thay đổi cả thế giới. 
Cùng tìm hiểu và khám phá cuộc đời của một số danh tướng lừng lẫy trong lịch sử, chia theo 4 thời kỳ cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại.

1. Thời cổ đại: Alexander Đại đế
 Hầu hết chúng ta đều biết rằng, trong 12 năm trị vì vương quốc của mình, Alexander Đại đế (356-323 TCN) đã lãnh đạo đế chế Macedonia (336 - 323 TCN), chinh phục gần như toàn bộ lãnh thổ thế giới vào thời điểm ấy.

Chân dung những vị tướng lẫy lừng trong lịch sử thế giới 1
Bản đồ đế chế rộng lớn Macedonia dưới thời Alexander Đại đế.

Sự vĩ đại của Alexander thể hiện ngay từ sự ra đời của ông. Hoàng đế của Macedonia cất tiếng khóc chào đời vào ngày thứ Sáu trong tháng Sáu, đúng vào thời điểm đền thờ thần Artemis ở Ephesus bị cháy rụi. Nhiều truyền thuyết cho rằng, ông là con của một vị thần rắn còn các nhà tiên tri thời cổ đại tiên đoán, ông sẽ có một tương lai "bách chiến bách thắng".

Chân dung những vị tướng lẫy lừng trong lịch sử thế giới 2
Ngay từ thời trẻ, Alexander đã nổi tiếng với dũng khí của một mãnh sư.

Sự thật đã chứng minh tính đúng đắn của điều tiên tri ấy. Trong suốt thời gian cầm quyền, Alexander Đại đế thường xuyên dẫn quân đi chinh phạt và gần như bách chiến bách thắng, nổi bật nhất là chiến dịch chinh phục đế quốc Ba Tư - chiến dịch đầu tiên trong đời của vị hoàng đế 20 tuổi. 

Chân dung những vị tướng lẫy lừng trong lịch sử thế giới 3
Chân dung Alexander dẫn quân đi chinh phạt Ba Tư được thêu trên một tấm thảm.

Trận đánh thể hiện nhiều nhất tài năng quân sự của Alexander Đại đế chính là trận Gaugamela diễn ra năm 331 TCN khi ông giao tranh với hoàng đế Darius III nhà Achaemenes - lúc đó đang cai trị Ba Tư. 
Theo các nguồn tư liệu lịch sử cổ đại, người ta ước tính hơn 40.000 quân Macedonia đã đánh thắng hàng vạn quân Ba Tư. Trong trận chiến, Alexander đã quan sát rất tinh tường, nhận ra những sai lầm của quân Ba Tư để điều chỉnh chiến thuật tiến đánh. Cuối cùng, Alexander đã buộc chủ soái Darius III của địch phải tháo chạy, quân đội bị đánh tan tác, tán loạn. 

Chân dung những vị tướng lẫy lừng trong lịch sử thế giới 4
Bức điêu khắc trận đại thắng Gaugamela của Alexander.

Sau trận chiến, quân của Alexander chỉ mất có vài trăm người, so với gần 4 vạn quân lính Ba Tư. Chỉ 3 năm sau trận Gaugamela, Alexander đã thống nhất Ba Tư.

2. Thời trung đại: Thành Cát Tư Hãn
 Trong số các vị anh hùng người châu Á, Thành Cát Tư Hãn (1162-1227) được coi là người có dã tâm xâm lược và tài năng lớn bậc nhất. Dưới triều đại của mình, từ chỗ thống nhất các bộ lạc người Mông Cổ, ông đã đưa đất nước mình mở rộng lãnh thổ từ châu Á sang tới tận châu Âu.

Chân dung những vị tướng lẫy lừng trong lịch sử thế giới 5
Bức tượng chân dung Thành Cát Tư Hãn uy nghi, bệ vệ.

Tài năng quân sự của ông là điều được các nhà nghiên cứu đánh giá rất cao. Thành Cát Tư Hãn tổ chức quân đội mình thành các nhóm theo cơ số 10 (thập hộ, bách hộ, thiên hộ, vạn hộ) và chủ yếu là các kỵ binh nhẹ rất giỏi bắn cung. Cách tổ chức này cho phép quân đoàn của ông tấn công ồ ạt, dễ bao vây và dẫn kẻ địch vào vùng mai phục.

Chân dung những vị tướng lẫy lừng trong lịch sử thế giới 6
Kỵ binh nhẹ của Thành Cát Tư Hãn vượt trội hẳn so với kỵ binh châu Âu nặng nề, chậm chạp.

Mặt khác, Thành Cát Tư Hãn còn là một bậc thầy về nghệ thuật chiến tranh tâm lý. Trước khi tấn công các thành trì địch, ông thường cho loan báo những lời đe dọa gây hoang mang, nếu địch không chấp nhận ông sẽ cho tấn công tiêu diệt toàn bộ thành. Tuy nhiên, sau đó ông thường cố tình thả vài người sống sót để lan truyền sự sợ hãi tới với những thành trì tiếp theo.

Chân dung những vị tướng lẫy lừng trong lịch sử thế giới 7

Triết lý quân sự mà cả đời Thành Cát Tư Hãn tuân theo đó là làm sao chiến thắng kẻ thù nhanh nhất, ít thiệt hại nhất nhờ tâm lý chiến và sức mạnh, sự linh hoạt của các kỵ binh. 
Đặc biệt, trong các trận chiến, ngay cả khi đối thủ bỏ chạy, Thành Cát Tư Hãn cũng sẽ không buông tha. Ông ra lệnh cho đội quân của mình đuổi theo, giết cho tới khi nào chắc chắn kẻ địch đã chết. 

Chân dung những vị tướng lẫy lừng trong lịch sử thế giới 8

3. Thời cận đại: Napoleon
Sẽ không sai khi nhiều người coi thời cận đại là thời kỳ của hoàng đế Pháp - Napoleon (1769-1821). Cả thế giới khiếp sợ, kính phục ông bởi tài năng quân sự và khả năng lãnh đạo thiên tài. 
Người ta gọi Napoleon là thần chiến tranh, bởi ông đã tạo ra những chiến thắng chớp nhoáng cùng cách dụng binh khó lường. Và lý tưởng nhất có lẽ là những việc làm phi thường mà không vị tướng nào dám thực hiện.

Chân dung những vị tướng lẫy lừng trong lịch sử thế giới 9

Một trong những chiến thắng thể hiện rõ tài năng ấy của Napoleon là trận chiến Ba Hoàng đế - Austerlitz vào năm 1805. Sở dĩ có cái tên này là bởi quy mô của trận đánh rất lớn, với sự tham gia của ba vị hoàng đế của các cường quốc châu Âu: Napoleon của Pháp, Franz II của Áo và Sa hoàng Nga Alexander I.

Chân dung những vị tướng lẫy lừng trong lịch sử thế giới 10
Napoleon và các thống chế của mình đang bàn luận chiến thuật đánh địch.

Cùng với các thống chế tài năng như Lannes, Ney, Davout, Murat… Napoleon đã chỉ huy thành công 73.000 quân Pháp, chiến thắng hơn 80.000 quân liên minh Áo - Nga năm 1805. 
Nhiều tài liệu ghi lại rằng, Napoleon đã đích thân xung trận để nhận định tình hình, phán đoán ý đồ của địch và lặng lẽ ra lệnh điều pháo binh, tăng hỏa lực mạnh nhằm chiếm các điểm, hỗ trợ tốt cho trận chiến. Ông đồng thời còn lợi dụng rất tốt địa hình, cho đại bác nã vào hồ băng và làm hàng nghìn quân địch chết đuối trong sự lạnh giá.

Chân dung những vị tướng lẫy lừng trong lịch sử thế giới 11
Những khẩu đại bác của quân Pháp khiến hàng ngàn quân liên minh Áo - Nga 
chết đuối dưới hồ băng lạnh giá.

4. Thời hiện đại: Võ Nguyên Giáp
 Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911 - 2013) được mệnh danh là bậc thầy số 1 về chiến tranh du kích. Báo chí, truyền thông nước ngoài gọi ông là "Napoleon của Việt Nam".
 Không qua một trường lớp quân sự chính quy nào nhưng Võ Nguyên Giáp đã trở thành "vị tướng 5 sao" đầu tiên của Việt Nam khi mới chỉ 37 tuổi. 

Chân dung những vị tướng lẫy lừng trong lịch sử thế giới 12
Chân dung cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người anh hùng của dân tộc Việt Nam.

Điểm khác biệt của Tướng Giáp mà hiếm có vị tướng nào trên thế giới làm được, đó là sự nể phục và quý trọng của các bại tướng dưới tay ông. Tướng De Castries thất bại trước tướng Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã phải thừa nhận: “Tôi hân hạnh được làm đối thủ của Tướng Giáp, được làm kẻ chiến bại trực tiếp của một người tài giỏi như Tướng Giáp. Tôi ngưỡng mộ và kính phục ông”.
Trong buổi gặp gỡ cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Robert McNamara năm 1997, tướng Chester Cooper của phía Mỹ đã bày tỏ thái độ ngưỡng mộ với cố Đại tướng Việt Nam: “Thưa ngài, tôi thán phục ngài từ 20 năm trước. Nay tôi vẫn thán phục”. Và ngay cả một cựu lính Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam là James G.Zumwalt đã phải thốt lên: “Tôi chỉ có thể nói rằng, ông ấy là vị tướng vĩ đại nhất thuộc về một thế hệ vĩ đại nhất của Việt Nam”.

Chân dung những vị tướng lẫy lừng trong lịch sử thế giới 13
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - bậc thầy về chiến tranh du kích trên thế giới.

Với tài thao lược của mình, ông đã chỉ huy thành công chiến dịch Điên Biên Phủ, tiêu diệt “pháo đài bất khả xâm phạm” của Pháp, tổ chức chiến dịch Hồ Chí Minh huyền thoại, chính thức giành lại độc lập cho dân tộc ta.
Cũng từ đây, biệt danh “Napoleon của Việt Nam” bắt đầu xuất hiện. Sở dĩ nhiều người gọi ông như vậy là bởi cách dụng binh của Tướng Giáp có nhiều điểm tương đồng với hoàng đế Pháp. 
Ông chỉ huy những chiến dịch tưởng chừng không thể thắng, đưa ra những quyết định mà có lẽ không một vị tướng nào dám thực hiện. Đặc biệt, Tướng Giáp rất giỏi khi tổ chức, bố trí những trận đánh du kích lấy ít địch nhiều. 
Điển hình trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, ngay sát giờ nổ súng, ông hạ lệnh rút hết quân đội, pháo binh ra khỏi vị trí, lùi thời điểm tiến đánh, chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. 

Chân dung những vị tướng lẫy lừng trong lịch sử thế giới 14
Tướng Giáp cùng các lãnh đạo thống nhất kế hoạch
tiến đánh Điện Biên Phủ năm 1954.


Trong kháng chiến chống Mỹ, cố Đại tướng đã ra lệnh cho mở đường mòn Hồ Chí Minh - con đường huyết mạch, cực kỳ quan trọng và đem về thắng lợi toàn cục cho dân tộc ta. 

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

SẼ HOÀ CÙNG TINH THẦN TRIỆU NGƯỜI ĐẤT VIỆT

Đêm qua Đại tướng đã về gặp Bác Hồ ở quảng trường Ba Đình lịch sử




Võ Nguyên Giáp"Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội. 
Kính thưa đồng bào và chiến sĩ cả nước. 
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước Lào và Campuchia. Kính thưa các bạn bè quốc tế và kiều bào ở nước ngoài,
Trước hết, tôi xin thay mặt gia đình tỏ lòng biết ơn sâu sắc, cảm ơn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội, cùng đồng bào và chiến sĩ cả nước đã tạo mọi điều kiện để thực hiện tâm nguyện cuối cùng của Ba chúng tôi là trở về với quê hương.
Chúng tôi hiểu rõ hơn ai hết rằng mọi lời ca ngợi với Đại tướng là lời ca ngợi đối với Bác Hồ, với các thế hệ lãnh đạo của Đảng, với tất cả đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh và đóng góp bằng tâm trí và máu xương trong 2 cuộc kháng chiến vừa qua. Đấy là lời ca ngợi đối với tất cả những người con ưu tú của đất Việt đã ngã xuống để bảo vệ và gìn giữ mảnh đất này. Để tỏ lòng biết ơn, không có lời nào có thể diễn đạt hết được tấm lòng của gia đình.

Tuổi thọ của Đại tướng đến những năm vừa qua, sức khỏe của Đại tướng và tuổi thọ của Đại tướng đến những ngày qua là nhờ tấm lòng của tất cả mọi người, hàng trăm, hàng triệu người dân Việt Nam, từ các thế hệ đã qua 2 cuộc chiến tranh khốc liệt nhất của dân tộc, đến thế hệ thanh niên, thiếu nhi chưa bao giờ biết đến tiếng bom.
Xin phép được tỏ lời cảm ơn riêng đến quân đội bệnh viên quân y 108, tập thể A11 và tất cả những y bác sĩ liên quan đã chăm sóc Đại tướng đến những giây phút cuối cùng.

Trong giây phút này, xin phép được ngẩng đầu tạ ơn tiên tổ của đất nước Việt Nam, tạ ơn anh linh của tất cả những anh hùng liệt sĩ từ hàng nghìn năm nay đã ngã xuống vì mảnh đất này và luôn luôn đồng hành cùng với Đại tướng trong cuộc trường chinh cho tới giờ phút cuối cùng.

Đại tướng cả đời đã vì nước vì dân và lúc mất đi chắc chắn tinh thần của Đại tướng sẽ hòa vào tinh thần của hàng trăm, hàng chục triệu người dân nước Việt, biến thành sức mạnh vì một nước Việt Nam hùng cường và thịnh vượng.

Xin cảm ơn!".

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

Quốc tang ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP








 
Kết thúc Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp - 37

Võ Nguyên Giáp, quốc tang


  






Hết giờ Lễ viếng Quốc tang, nhiều người dân vẫn xếp hàng vào viếng Đại tướng 69

Hết giờ Lễ viếng Quốc tang, nhiều người dân vẫn xếp hàng vào viếng Đại tướng 70

Hết giờ Lễ viếng Quốc tang, nhiều người dân vẫn xếp hàng vào viếng Đại tướng 122 


Hết giờ Lễ viếng Quốc tang, nhiều người dân vẫn xếp hàng vào viếng Đại tướng 136

Hết giờ Lễ viếng Quốc tang, nhiều người dân vẫn xếp hàng vào viếng Đại tướng 118

Võ Nguyên Giáp

Võ Nguyên Giáp

Hình ảnh, cảm động, Quốc tang, Đại tướng

Hình ảnh, cảm động, Quốc tang, Đại tướng

Lễ truy điệu, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, UBND tỉnh Quảng Bình, Hội trường Thống Nhất

Võ Nguyên Giáp



Diễn tập đưa linh cữu Đại tướng về nơi an táng

Võ Nguyên Giáp, Quảng Bình

afp-1-6532-1381675568.jpg

Võ Nguyên Giáp, quốc tang, truyền hình trực tiếp

general-grave-satellite-3-7889-138165232

Võ Nguyên Giáp, Quảng Bình 

Thời sự tuần qua, Đại tướng, Vũng Chùa, Ngọc Thúy, Phú Thọ

Võ Nguyên Giáp, Quảng Bình

VC2-4058-1381657540.jpg

Võ Nguyên Giáp, Quảng Bình

Võ Nguyên Giáp, Quảng Bình

kẹt cứng, đường vào Vũng Chùa, an táng Đại tướng

kẹt cứng, đường vào Vũng Chùa, an táng Đại tướng



Tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Không ai là anh hùng dân tộc nếu không được chính dân tộc truy nhận. Và sự truy nhận ấy trở thành thiêng liêng khi được chuyên chở trên sức mạnh của huyền thoại.

“Hiện tượng các bạn trẻ bày tỏ tình cảm với Đại tướng những ngày này cho ta niềm tin rằng, sự nghiệp của “thế hệ vàng” sẽ có người kế tiếp”, ông Vũ Khoan nói.

Ông đã vươn tới đỉnh cao của sự nghiệp, nhưng cũng trải qua không ít gian truân. Vào những lúc đó, ông vẫn giữ trọn niềm tin để vượt qua.


"Tình cảm, niềm tin kính đó như một lời nhắc nhở những người lãnh đạo phải có trách nhiệm lớn hơn với dân tộc, sống trong sáng hơn nữa để có được niềm tin của người dân" - Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược, Bộ Công an.


Ông là người được giới văn nghệ sĩ, khoa học gần gũi để gửi gắm tâm tư những khi khó khăn, khúc mắc.

“Tôi tặng ông cuốn sách và ông cẩn thận lật qua từng trang. Ông có vẻ rất quan tâm đến những đoạn tôi vẽ chân dung người đồng chí và người lãnh đạo của ông, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là lần cuối cùng tôi gặp Tướng Giáp”

 Anh linh của Người vẫn sẽ sống, bảo vệ đất nước trước mọi kẻ xâm lược, trước mọi cái ác, sự tăm tối và lầm lạc.

Khoảnh khắc quay lại nhìn  vợ con trên con đường Cổ Ngư năm ấy, Võ Nguyên Giáp đã không ngờ được rằng đó là những khoảnh khắc cuối cùng ông được nhìn thấy người vợ mà ông rất đỗi yêu thương.

Ít người biết, chương trình hòa nhạc "VietNamNet - Điều còn mãi" có kỷ niệm sâu sắc với một người vĩ đại vừa ra đi: Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

 “Mất đi một con người như thế, không chỉ với tôi mà với toàn quân, toàn dân, với mỗi người chúng ta ngồi đây cũng đều đau lòng. Từ lúc nghe tin Đại tướng từ trần đến giờ tôi không ngủ được”.

Có môi trường nhằm tạo ra những thiên tài “tướng Giáp” để đương đầu với “McNamara” trong thời đại với biên giới quốc gia trở nên mong manh hơn bao giờ hết, là chìa khóa để đưa đất nước đi lên.

Không phải chỉ vì huyền thoại khuất bóng mà sự ra đi của ông còn là sự thiếu vắng của những giá trị tinh thần, văn hóa cao đẹp, đem lại niềm kiêu hãnh vốn có của người Việt.

Anh Văn có uy tín và ảnh hưởng rất lớn trong nhân dân, được kính trọng và yêu quý. Đấy là người chỉ huy quân sự duy nhấ́t của nước ta xứng đáng được phong là nguyên soái.

Danh sách ban lễ tang ĐT Võ Nguyên Giáp
1. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang.
2. Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
5. Đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư.
6. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ.
7. Đồng chí Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.
8. Đồng chí Ngô Văn Dụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
9. Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
10. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ.
11. Đồng chí Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
12. Đồng chí Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an.
13. Đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội.
14. Đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
15. Đồng chí Hà Thị Khiết, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương.
16. Đồng chí Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
17. Đồng chí Trương Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
18. Đồng chí Trần Quốc Vượng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
19. Đồng chí Lương Ngọc Bính, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình.
20. Đồng chí Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương.
21. Đồng chí Nguyễn Thái Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
22. Đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
23. Đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
24. Đồng chí Thượng tướng Nguyễn Văn Được, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
25. Đồng chí Đặng Ngọc Tùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
26. Đồng chí Nguyễn Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam.
27. Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hòa, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
28. Đồng chí Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất TƯ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
29. Đồng chí Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam.

30. Đồng chí Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương.