Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2016

Hà Nội từng có 21 cửa ô

Người Hà Nội vốn chỉ quen với Ô Quan Chưởng, nhưng sử sách ghi xưa kia đô thị này từng có tới 21 cửa. Kiến trúc cửa ô phổ biến là cửa vòm và lầu gác bên trên, hoặc chỉ có hai trụ cùng cánh cổng gỗ mở vào. 

Khi người Pháp bắt đầu xây dựng thành phố Hà Nội, họ đã nhiều lần nhắc đến bức lũy Đại La xây năm 1749 để xác định giới hạn quy ước của đô thị Hà Nội. Lá thư của Thống sứ Bắc Kỳ gửi Đốc lý Hà Nội ngày 30/12/1889 đã nhấn mạnh: “Bức lũy cũ phải được coi như giới hạn của thành phố”.
Dãy lũy đất xen kẽ xây gạch này tương ứng với đường vành I ngày nay. Chúng cũng là những con đê cao hơn phố xung quanh, nhưng nay đã bị bạt đi khá nhiều như: Trần Khát Chân, Đại Cồ Việt, La Thành, Giảng Võ, Ngọc Hà, Hoàng Hoa Thám… với tổng chiều dài 16 km. Các cửa ô qua dãy lũy này có vai trò quan trọng để các nhà quy hoạch xác định hướng giao thông chính và vùng dân cư, đồng thời trở thành nét đặc trưng của Hà Nội.
ha-noi-tung-co-21-cua-o
Thiết kế cửa ô thể hiện trên bản đồ Hà Nội 1885.
Nhiều đô thị Việt Nam có thành quách, vòng la thành với các cổng vào, nhưng chỉ Hà Nội mới gọi là cửa ô. Trong Đại Việt Sử ký toàn thư, lần ghi nhận về các cửa ô sớm nhất là năm 1308, khi Trần Anh Tông trị tội "những kẻ đại nghịch": "Mùa đông, tháng 11, trị tội những kẻ đại nghịch là bọn tên Hân. Tên Hân bị chém ở cầu Giang Khẩu, tên Trù ở cửa thành chợ Dừa, tên Tổng ở cửa thành Tây Dương, tên Dung ở cửa thành Vạn Xuân". Cửa thành chợ Dừa tức Ô Chợ Dừa, cửa thành Tây Dương tức Ô Cầu Giấy, cửa thành Vạn Xuân tức Ô Đống Mác.
Tuy nhiên, tên gọi “cửa ô” mới được dùng từ sau khi chúa Trịnh Doanh đắp lại vòng tường thành dài 16 km năm 1749, trên cơ sở bức tường lũy thời Mạc. Một số văn bản chữ Hán đã dùng từ “ổ môn” để gọi các cửa ô, với chữ “ổ” nghĩa là lũy, ụ. Trong Hoàng Lê nhất thống chí, từ này đã được dùng khi thuật việc Trịnh Khải thua trận trước Nguyễn Huệ năm Bính Ngọ 1786, chạy khỏi kinh thành qua ngả “cửa ô Yên Hoa”.
Các văn bản địa chí nói đến cửa ô như Bắc thành dư địa chí (thời Minh Mạng), Hà Nội địa dư (thời Tự Đức), Phương Đình dư địa chí loại (năm 1882, khắc in năm 1900), Thăng Long cổ tích khảo tịnh hội đồ (1956) đều xác định Hà Nội có 21 cửa ô. “Đến năm Kỷ Tỵ 1749 đời Cảnh Hưng, cho rằng Kinh sư vốn là vùng đất căn bản, bá quan lục quân đều đóng ở đấy, thế mà bốn phía hở thông thống chẳng có thành lũy gì che chắn, bèn lệnh cho dân ở các huyện ven kinh kỳ khởi công đắp thành, mở ra 8 cổng và các cửa ô tả hữu rồi chia quân lính tới túc trực canh giữ. Ngày nay thành ấy còn lại di chỉ dài 7762 tầm, với 21 cửa ô”, sách cũ ghi lại.
Về hình thức, các cửa ô cơ bản có hai loại: loại cửa vòm và lầu gác bên trên (có thể xây thành lối tam quan như Ô Quan Chưởng) và loại chỉ có hai trụ biểu cùng hai cánh cổng gỗ mở vào. 
ha-noi-tung-co-21-cua-o-1
Thiết kế cửa ô thể hiện trên bản đồ Hà Nội 1885.
Từ 21 cửa ô, còn lại bao nhiêu?
Mặc dù các văn bản nêu trên đều nói có 21 cửa ô, nhưng thống kê từ các nguồn cũng như bản đồ, các nhà nghiên cứu xác định được 18 cửa ô và vị trí của 17 cửa. Trên bản đồ tỉnh thành Hà Nội 1831 có tên Hoài Đức phủ toàn đồ do Lê Đức Lộc và Nguyễn Công Tiến vẽ được công bố gần đây, từng được Trần Huy Bá vẽ lại và chú giải bằng quốc ngữ năm 1956, thì gồm 16 cửa ô.
Theo một cuốn sách khác, Thăng Long cổ tích khảo, lưu tại Viện Hán Nôm, thì có thêm hai cửa ô nữa là Trung Liệt (Ông Tượng) và Nhân Hòa (Hàng Dê). Từ bản đồ 1866 đời Tự Đức thì chỉ còn 15 cửa ô, con số này lặp lại trên bản đồ Hà Nội 1885 do người Pháp lập năm 1902, và được ghi chú chữ quốc ngữ.
Cũng năm này, tấm bản đồ do Phạm Đình Bách vẽ lại hiện trạng năm 1873 có danh sách 15 cửa ô bằng song ngữ và đánh số. Năm 1890, tấm bản đồ bằng tiếng Pháp còn đánh dấu một số cửa ô sót lại như Porte Mandarine (Ô Đồng Lầm), Porte du Roi (Ô Chợ Dừa), Porte de Sontay (Ô Cầu Giấy), Porte de Hué (Ô Cầu Dền). Cùng với Ô Quan Chưởng, đây là số ít địa danh có chữ “Ô” còn được dùng ngày nay.
Việc các cửa ô đổi tên nhiều lần, nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc lý giải do chính các làng có cửa ô bị đổi tên. Do hay thay đổi sinh ra khó nhớ, dễ lẫn nên người dân thường gọi bằng các tên nôm như Ô Hàng Đậu, Ô Quan Chưởng, Ô Cầu Dền, Ô Đống Mác… và thực tế cũng là những cái tên còn lại lâu dài về sau.
Trong cuốn Hà Nội 1873-1888, André Masson đã tập hợp các nguồn lưu trữ để chỉ ra có 16 cửa ô. “Điểm làm Hà Nội 1873 khác với Hà Nội hiện nay (1929) trước hết là ở những công trình bảo vệ của nó. Đó là những tường vây hoặc các cổng chia cắt nhỏ các phố ra. Khu buôn bán được bảo vệ bằng nhiều cổng, trong đó hiện nay chỉ còn cổng Jean Dupuis (tức cửa Ô Quan Chưởng). Cổng này có nguy cơ bị phá vào năm 1906 nhưng may mắn được trường Viễn Đông Bác Cổ cứu thoát. Theo ghi chép, cổng được xây dựng năm 1749 để phòng thủ kinh thành ở mặt sông Hồng trước sự nổi dậy của Nguyễn Hữu Cầu”.
ha-noi-tung-co-21-cua-o-2
Sơ đồ thành ngoài (Đại La) của tỉnh thành Hà Nội năm 1831 trên cơ sở bản vẽ của Trần Huy Bá với các cửa ô. Các cửa ô tập trung nhiều ở mặt sông Hồng do kiêm chức năng cửa khẩu buôn bán.
Ở tường phía trái cửa chính Ô Quan Chưởng có gắn tấm bia do tổng đốc Hà-Ninh Hoàng Diệu cho khắc, đề năm Tự Đức thứ 34 (1881) cấm lính gác sách nhiễu người qua lại, có tên là “Thân cấm khử tệ”.
So sánh các bản đồ, có thể xác định ra một số điểm dễ gây nhầm lẫn, ví dụ ô Cầu Giấy không nằm ở chỗ Cầu Giấy bắc qua sông Tô Lịch hiện nay mà ở phố Thanh Bảo, gần đầu phố Nguyễn Thái Học và chợ Ngọc Hà, do đó cũng manh tên ô Thanh Bảo hay Vạn Bảo.
Mặc dù bức tường đất vòng quanh Hà Nội được đắp với tác dụng ngăn ngừa giặc giã, quân nổi loạn, nhưng thực tế lại để dọa người lành, bằng chứng là văn bia năm 1881 đã nhắc tới tệ sách nhiễu vốn tồn tại trước đó. Khi quân Pháp tấn công Hà Nội hai lần, những cửa ô không có tác dụng chặn được đại bác hay sự tàn phá của thực dân. 
Theo thời gian, các cửa ô mất dần ý nghĩa thành trì, đại diện cho kiểm soát quyền lực của thể chế mà chuyển thành địa danh cộng đồng, tựa như cổng làng quen thuộc khắp các miền quê. Vừa là một phần của thành lũy, lại vừa là vật chứng của phố phường, cửa ô xứng đáng là biểu tượng trọn vẹn của đô thị Hà Nội. 

Hà Nội từng có 21 cửa ô:

 

STT
Bản đồ 1831
Bản đồ 1873
(tên phụ in nghiêng)
Bản đồ 1885
Tên khác
Vị trí hiện nay
1      
Yên Hoa
Yên Phụ
Yên Phụ

Đầu dốc Thanh Niên-Yên Phụ
2      
Yên Tĩnh
Yên Tĩnh
Hàng Than
Hàng Than
Yên Định, Yên Ninh
Đầu dốc Cửa Bắc-Yên Phụ
3      
Thạch Khối


Nghĩa Lập
Đầu dốc Yên Ninh
4      

Nguyên Khiết
Yên Ninh
Hàng Khoai
Nghĩa Khiết
Đầu Hàng Khoai
5      
Phúc Lâm
Nghĩa Dũng Hàng Đậu
Hàng Đậu
Tiền Trung
Hàng Đậu giao với Yên Phụ
6      
Đông Hà
Quan Trưởng
Đông Hà
Quan Trưởng

Ô Quan Chưởng-Hàng Chiếu
7      
Trừng Thanh
Ưu Nghĩa
Hàng Mắm
Không tên

Hàng Chĩnh
8      
Mỹ Lộc
Nghĩa Lập
Hàng Bạc
Không tên

Ngã tư Hàng Mắm-Hàng Muối
9      
Đông Yên
Thương Chánh
Hàng Cau
Không tên, trên phố Hàng Xu
Đông An, Hàng Cau
Ngã tư Lò Sũ-Nguyễn Hữu Huân
10  



Trung Liệt,
Ông Tượng

11  
Tây Luông
Cựu Lâu
Tràng Tiền
Porte de France
Trường Long
Nhà hát Lớn
12  
Nhân Hòa


Hàng Dê
Bệnh viện 108
13  
Thanh Lãng
Lương Yên
Đống Mác
Đống Mác
Lãng Yên
Cuối Lò Đúc
14  
Yên Thọ
Thịnh An
Cầu Rền
Cầu Dền
Yên Ninh
Thịnh Yên
Ngã tư Ô Cầu Dền
15  
Kim Hoa
Kim Liên
Đồng Lầm
Đồng Lầm
Cầu Muống
Ngã tư Kim Liên-Đại Cồ Việt
16  
Thịnh Quang
Thổ Quan
Chợ Dừa
(bản đồ không bao gồm)
Thịnh Hào
Ngã tư Ô Chợ Dừa-Đê La Thành
17  
Thanh Bảo
Vạn Bảo
Cầu Giấy
Cầu Giấy
Kim Mã
Phố Thanh Bảo giao với Sơn Tây
18  
Thụy Chương
Thụy Chương
Quan Thánh
Quán Thánh
Tây Hồ
Dốc La Pho-Thụy Khuê


  Nguyễn Trương Quý
5 cửa ô nổi tiếng của Hà Nội:
Đống Mác, Cầu Dền, Cầu Giấy, Chợ Dừa và Ô Quan Chưởng.
5 cua o Ha Noi va dau tich Hoang thanh Thang Long xua hinh anh 2 
 Chỉ còn lại di tích Ô quan Chưởng:

-Ô Đống Mác nằm cuối phố Lò Đúc, ở đoạn giao với đường Trần Khát Chân và phố Kim Ngưu.
-Ô Cầu Dền chính là ngã tư lớn nối Phố Huế, Bạch Mai, Trần Khát Chân, Đại Cồ Việt.
-Ô Chợ Dừa hiện nay là điểm giao cắt của 6 tuyến phố Xã Đàn, Khâm Thiên, Tôn Đức Thắng, Tây Sơn, Đê La Thành, Ô Chợ Dừa.
-Vị trí của Ô Cầu Giấy được cho là nằm ở đoạn cây cầu bắc qua sông Tô Lịch tại ngã tư đường Láng - Bưởi - Cầu Giấy - Kim Mã.
-Vị trí Ô Quan Chưởng là điểm giao của phố Hàng Chiếu, phố Đào Duy Từ và phố Thanh Hà.

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

20-11-2016

Teo tóp lớp trường vắng học sinh
Thôi thì sang Lao động-thương binh...
Nợ công, nợ nghĩa...bao giờ lặng
Ngày giáo đã quen tới một mình.
17/11/2016


Năm nay cố đợi nét vui tươi
Quốc hội vừa nghe Nh. trả lời
Mắt trẻ vùng cao thương biết mấy
Người thì vẫn vậy khẽ xa xôi!
19/11/2016


Cổng trường cờ gió vắng tung bay
Mơ ước dập dìu trò mắt say
Bóng đá chiều nay AFF
Niềm vui nhen lại đủ trong ngày.
Hanh còn xa lắc trời chưa rét
Còn thấy ngày xưa cũng ở đây
Nắng trải tràn đầy, mây trắng đẹp
Thôi thì cứ vậy, cứ hôm nay!
20/11/2016

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

Những bài hát yêu thích do Bảo Yến hát

Huế xưa
Nhạc sĩ: Châu Kỳ

Lời bài hát:

Tôi có người em sông Hương, núi Ngự 
Của lũy tre Thôn Vỹ hiền từ 
Của kinh thành cổ xưa thật xưa 
Buổi trưa em che nón lá 
Cá Sông Hương liếc nhìn ngẩn ngơ 
Lũ chim quyên ngất ngây từ xa 

Tôi sống độc thân trong căn phố nghèo 
Bởi trót thương nên nhớ thật nhiều 
Bởi em là hạnh phúc tình yêu 
Ở bên ni qua bên nớ 
Cách con sông chuyến đò chẳng xa 
Nhỏ sang thăm có tôi đợi chờ 

Huế ơi có biết bây chừ 
Tiếng ca nào vương bên mạn thuyền 
Có ai chờ ai qua Tràng Tiền 
Không biết bây chừ nữ sinh mang nón bài thơ 
Để trai xứ Huế mộng mơ 
Huế ơi ta nhớ muôn đời 
Bóng trăng hồ sen trong Hoàng Thành 
Tiếng chuông từng đêm Thiên Mụ buồn 
Ta nhớ muôn đời người con gái Huế quá xinh 
Tóc mây ngang lưng trữ tình 

Non nước Thần Kinh quê hương đất lạnh 
Là trái tim sông núi của mình 
Cả linh hồn của dân hùng anh 
Bởi đâu gây nên nông nỗi 
Cánh chim bay giữa trời lẻ loi 
Nhỏ tôi yêu khóc bao giờ nguôi 

Tôi đã lạc em trong cơn biển động 
Để tháng năm hai đứa lạnh lùng 
Để đêm ngày kẻ nhớ người mong 
Khổ đau cao như mây tím 
Cố năm xưa đã buồn buồn thêm 
Nhỏ yêu ơi biết đâu mà tìm




Tình cây và đất
Nhạc sĩ: Tô Thanh Tùng


Lời bài hát: 
Đất vắng cây đất ngừng ngừng hơi thở 
Cây thiếu đất cây sống sống với ai...! 
Chuyện trăm năm ân tình cây và đất 
Cây bám rễ sâu, đất ôm chặt tận đáy lòng...! 

Những con đường trải dài bóng mát 
Những mảnh vườn trái ngọt cây xanh 
Ôi đẹp làm sao tình cây và đất 
Đem đến môi sinh sự sống cho đời 

Trời xe duyên nên khiến anh gặp em 
Cho lứa đôi kết thành mộng ước của ngày xanh 
Rồi mai đây anh là đất em là cây 
Vinh phúc cho ai biết rằng từ đó mùa xuân vĩnh hằng.
 



Ở hai đầu nỗi nhớ
Nhạc sĩ: Phan Huỳnh Điểu
Thơ: Trần Hoài Thu



Lời bài hát: 

Có một không gian nào đo 
Chiều dài nỗi nhớ 
Có khoảng mênh mông nào 
Sâu thẳm hơn tình thương 
Ở đầu này nỗi nhớ anh mơ về bên em 
Ngôi sao như xuống thấp cho ta gần nhau thêm 

(Đêm nghe tiếng mưa rơi 
Đếm mấy triệu hạt rồi mà chưa vơi nỗi nhớ 
Ở hai đầu nỗi nhớ 
Yêu và thương sâu hơn 
Ở hai đầu nỗi nhớ 
Nghĩa tình đằm thắm hơn) 2 lần 

Có một không gian nào đo chiều dài nỗi nhớ 
Có khoảng mênh mông nào sâu thẳm hơn tình thương 
Ở đầu này nỗi nhớ anh mơ về bên em 
Ngôi sao như xuống thấp cho ta gần nhau thêm 

Đêm nghe tiếng mưa rơi 
Đếm mấy triệu hạt rồi mà chưa vơi nỗi nhớ 
(Ở hai đầu nỗi nhớ 
Yêu và thương sâu hơn 
Ở hai đầu nỗi nhớ 

Nghĩa tình đằm thắm hơn) 2 lần
...
Nghĩa tình đằm ... thắm hơn ...



Những bài hát khác Bảo Yến hát