Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

CỦ

Khoai lang

 

 

Sắn


Kết quả hình ảnh cho củ sắn luộc


Hình ảnh có liên quan

Củ từ
Kết quả hình ảnh cho củ từ luộc

Củ dong


Cử dong riềng (củ chuối)


Khoai vạc (củ mỡ)
  
 

Khoai sọ


 

Khoai nước (khoai môn)


Khoa tây


Kết quả hình ảnh cho khoai tây luộc

Cử lạc


Củ nưa

Kết quả hình ảnh cho "củ nưa"

Củ ấu


Củ sen

Kết quả hình ảnh cho củ sen

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2016

QUẢ NGON MÌNH THÍCH

Măng cụt:
 
Quất hồng bì:


Mận:
Táo chua:
 

Ổi:
 
 Mít dai:

 Nhãn:
 

 Vải:

 Na:

Xoài:

Kết quả hình ảnh cho xoài

Chuối:

Bưởi:
 

Quít:

Cam:



Roi:
 

Dứa:
 

 Dâu da:


Hồng xiêm:
Nho:

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016

BÀI THƠ NGẬP NGỪNG-HỒ DZẾNH

Đã từng đăng bài hát chuyện hẹn hò và bài thơ của Hồ Dzếnh. Nay lại đăng lại và bổ sung.
Bài thơ Ngập ngừng
Tác giả: Hồ Dzếnh

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!
Ðể lòng buồn tôi dạo khắp trong sân
Ngó trên tay, thuốc lá cháy lụi dần…
Tôi nói khẽ: gớm, làm sao nhớ thế?

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!
Em tôi ơi! tình có nghĩa gì đâu?
Nếu là không lưu luyến buổi sơ đầu?
Thuở ân ái mong manh như nắng lụa

Hoa bướm ngập ngừng, cỏ cây lần lữa
Hẹn ngày mai mùa đến sẽ vui tươi
Chỉ ngày mai mới đẹp, ngày mai thôi!
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!

Tôi sẽ trách – cố nhiên! – nhưng rất nhẹ
Nếu trót đi, em hãy gắng quay về
Tình mất vui khi đã vẹn câu thề
Ðời chỉ đẹp những khi còn dang dở

Thư viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ
Cho nghìn sau… lơ lửng… với nghìn xưa…
Hồ Dzếnh, Quê ngoại, NXB Hoa Tiên – Sài Gòn, 1969 


Hồ Dzếnh (sinh năm 1916- mất ngày 13 tháng 8 năm 1991), tên thật là Hà Triệu Anh hay Hà Anh (ghi theo giọng Quảng Đông là Hồ Dzếnh) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Ông được biết nhiều nhất qua tập thơ Quê ngoại (thơ) với một giọng thơ nhẹ nhàng, siêu thoát phảng phất hương vị thơ cổ Trung Hoa. Ngoài ra Hồ Dzếnh còn là một nhà văn với nhiều tác phẩm, tiêu biểu là tập truyện ngắn Chân trời cũ (1942), Thạch Lam đề tựa.
Tên của Hồ Dzếnh nếu phát âm theo giọng Quảng Đông là Hồi-Tsìu-Díng, thu gọn lại là Hồi-Díng, chắc vì khi phiên âm sang tiếng Việt hai tiếng Hồi-Díng nghe không được hay lắm nên ông đã ghi là Hồ Dzếnh. Tuy vậy những người trong làng văn nghệ vẫn cứ trêu đùa gọi ông là Hồ Dính, có người còn đặt một vế đối: “Hồ Dính dính hồ hồ chẳng dính” để thách đối. Lúc có người đối lại là: “Ngọc Giao giao ngọc ngọc không giao” (mượn tên nhà văn Ngọc Giao). Cũng có người đối lại: “Vũ Bằng bằng vũ vũ chưa bằng”, (mượn tên nhà văn Vũ Bằng), nhưng đều chưa chỉnh.


Quê Ngoại, Hoa Tiên xuất bản năm 1968

Ngập Ngừng là một bài thơ nổi tiếng của thi sĩ Hồ Dzếnh, nằm trong tập thơ: “Quê Ngoại”, xuất bản năm 1943.
Trong “Lời giới thiệu” Tuyển tập Hồ Dzếnh – Tác phẩm chọn lọc, NXB Văn Học 1988, nhận định: “Tác phẩm của Hồ Dzếnh không nhiều, lại không tập trung ở một tờ báo hay đặc san nào. Với bản chất trầm lắng, ông luôn luôn khiêm tốn tự cho mình là người mới bắt đầu bước vào nghề viết. Tuy nhiên, với hai tập văn thơ Chân trời cũ và Quê ngoại, Hồ Dzếnh được biết đến như một nhà thơ có chân tài”

Tác giả Trần Văn Phúc trong bài “Hai câu thơ trong bài thơ Ngập Ngừng của Hồ Dzếnh” đã nhận định như sau:

“Ngay lập tức và cho mãi đến tận bây giờ bài thơ Ngập ngừng vẫn để lại ấn tượng mạnh cho mỗi người yêu thích thơ ca nói chung và thơ tình nói riêng….Nhà thơ quan niệm rằng, Tình chỉ đẹp khi còn dang dở, đời hết vui khi đã vẹn câu thề. Đó là quan niệm hết sức mới lạ về tình yêu của nhà thơ, nó khác hẳn với quan niệm truyền thống cho rằng tình yêu đôi lứa phải gắn liền với sự thủy chung son sắt. Có lẽ vì thế mà trong hầu hết cuốn sổ tay cũng như tâm trí của thanh niên mọi thế hệ đều có ghi chép hai câu thơ ấy với nhiều dị bản khác nhau…”
Chính nhờ vào ý tưởng mới lạ, độc đáo của bài thơ, nên thi phẩm này đã gây một ấn tượng sâu đậm trong lòng người yêu thi ca, và được phổ biến rộng rãi qua nhiều thế hệ.
Không chỉ xuất hiện trong thi ca, không khí bàng bạc tính chất lãng mạn và thi vị của Ngập Ngừng còn loan tỏa sang cả lĩnh vực âm nhạc, với những nhạc phẩm phổ nhạc, lấy ý hoặc từ ngữ từ những câu trong bài thơ như: “Chuyện Hẹn Hò” của Trần Thiện Thanh, “Ngập Ngừng” (Em Cứ Hẹn) của Hoàng Thanh Tâm, “Anh Cứ Hẹn” của Anh Bằng hay “Ngập Ngừng” của Minh Duy càng giúp cho tác phẩm của nhà thơ Hồ Dzếnh đi sâu hơn vào lòng người thưởng ngoạn nghệ thuật, hay thế giới thơ của Hồ Dzếnh nói riêng.


Nhà thơ Hồ Dzếnh
Cho đến tận bây giờ bài thơ Ngập ngừng vẫn để lại ấn tượng mạnh cho người yêu thơ.
Trong lần đầu tiên ra mắt công chúng, hai câu thơ nổi tiếng với triết lý mới lạ về tình yêu được Hồ Dzếnh viết là:
Tình mất vui khi đã vẹn câu thề
Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở

Đến năm 1969, tập thơ được tái bản ở Sài Gòn thì hai câu thơ vẫn giữ nguyên như thế. Nhưng trong tập “Hồ Dzếnh – Tác phẩm chọn lọc” xuất bản ở Hà Nội năm 1988 thì hai câu thơ ấy lại được sửa thành:
Tình mất vui lúc đã vẹn câu thề
Đời chỉ đẹp khi hãy còn dang dở

Trong ca từ của các nhạc phẩm phổ thơ Hồ Dzếnh hai câu thơ này được hoán vị chữ “Đời” và chữ “Tình”. Cách sửa này đem lại hiệu quả rất hay!
Hai câu thơ dị bản nếu tách riêng nó ra, không để nằm trong toàn bài thơ nữa thì lại trở thành một bài thơ hai câu hoàn chỉnh:
Tình chỉ đẹp những khi còn dang dởĐời mất vui khi đã vẹn câu thề
Có khá nhiều người không biết về Hồ Dzếnh, không biết thơ Hồ Dzếnh, nhưng lại biết đến hai câu thơ dị bản nổi tiếng này. Thế cũng đã là quá đủ để tâm hồn thi nhân thảnh thơi phiêu du nơi cõi vô thường.
Hình ảnh, thông tin sưu tầm từ Internet.
Hà Nội, 5/9/2014



Bài hát dựa theo bài thơ ngập ngừng:
Chuyện hẹn hò
Nhạc sĩ: Trần Thiện Thanh
Ca sĩ: Quang Lê


 
Ngập Ngừng (Em Cứ Hẹn)
Nhạc sĩ: Hoàng Thanh Tâm
Ca sĩ: Hoài Nam

Anh Cứ Hẹn
Nhạc sĩ: Anh Bằng
Ca sĩ: Như Quỳnh



Dư âm-Ngập ngừng
Nhạc sĩ: Minh Duy
Ca sĩ: Minh Duy
http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/du-am-ngap-ngung-minh-duy.8Avs1dFyf_.html

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

NHÀ TÔI-Giàn thiên lý


Nhà tôi

Tác giả: Yên Thao
nha toi, chuyen gian thien ly



Tôi đứng bên này sông
Bên kia vùng giặc đóng
Làng tôi đấy, sạm đen màu tiết đọng
Tre, cau buồn tóc rũ ướt mưa sương
Màu trăng vôi lồm lộp mấy khung tường
Nếp đình xưa, người hỡi đau gì không


Tôi là anh lính chiến
Rời quê hương tự dạo máu khơi dòng
Buông tay gầu, vui lại thuở bình Mông
Ghì nấc súng nhớ ơi, ngày đắc thắng
Chân chưa vẹt trên nẻo đường vạn dặm
Áo nào phai không sót chút màu xưa
Đêm hôm nay tôi trở về lành lạnh
Sông sâu mừng lấp lánh sao lưa thưa


Tôi có người vợ trẻ
Đẹp như thơ
Tuổi chớm đôi mươi cưới buổi dâng cờ
Má trắng mịn thơm thơm mùa lúa chín
Ai ra đi mà không từng bịn rịn
Rời yêu thương nào đã mấy ai vui
Em lặng buồn nhìn với lúc chia phôi
Tôi mạnh bước mà nghe hồn nhỏ lệ


Tôi còn người mẹ
Tóc đã ngả màu bông
Tuổi già non thế kỉ
Lưng gầy uốn nặng kiếp long đong
Nắng mưa từ buổi tang chồng
Tơ tằm rút mãi cho lòng héo hon
Ôi xa rồi, mẹ tôi
Lệ nhoà mí mắt
Mong con phương trời
Có lần chợt tỉnh đêm vơi
Nghe giòn tiếng súng nhớ lời chia li
Mẹ ơi, con mẹ tìm đi
Bao giờ hết giặc, con về mẹ vui


Đêm hôm nay tôi trở về lành lạnh
Sông sâu mừng lấp lánh sao lưa thưa
Ống quần nâu đã vá mụn giang hồ
Chắc tay súng tôi mơ về Nguyễn Huệ
Làng tôi kia, bên trại thù quạnh quẽ
Trống im lìm như một nấm mồ ma
Có còn không, em hỡi mẹ tôi già
Những người thân yêu khóc buổi tôi xa


Tôi là anh lính chiến
Theo quân về giải phóng quê hương
Mái đầu xanh bụi viễn phương
Bước chân đất đặp xiêu đồn luỹ địch


Này anh đồng chí
Người bạn pháo binh
Đã đến giờ chưa nhỉ
Mà tôi nghe như trại giặc tan tành
Anh rót cho khéo nhé
Kẻo lại nhầm nhà tôi
Nhà tôi ở cuối thôn đồi
Có giàn thiên lí, có người tôi thương.

Nơi xuất bản: NXB Giáo dục, 2005


Nhà thơ Yên Thao:

Yên Thao là một nhà thơ, nhà báo Việt Nam. Ông được biết tiếng từ thời Kháng chiến chống Pháp, với nhiều bài thơ mang chất lãng mạn chiến tranh, nổi bật nhất là bài Nhà tôi, được nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc dược tên gọi “Chuyện giàn thiên lý”. Ngoài ra, ông còn có các bút danh khác như Nguyễn Bảo, Cử Yên, Lang Bang, Thái Dương…

Ông tên thật là Nguyễn Bảo Thịnh, sinh ngày 21 tháng 1 năm 1927, quê Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Sau khi người Pháp tái xâm lược Đông Dương năm 1946, ông tham gia Kháng chiến chống Pháp, chiến đấu trong quân đội. Thời gian này ông sáng tác nhiều bài thơ lãng mạn chiến tranh được nhiều người biết đến, nổi danh cùng với một số nhà thơ trẻ cùng thời như Quang Dũng, Tất Vinh, Hồng Nguyên…

Hiện nay ông là Chủ nhiệm Câu lạc bộ thơ trào phúng Hà Nội. Ông ít làm thơ trữ tình (chỉ khi nào xúc cảm thật mới làm). Thơ trào phúng Yên Thao ký dưới nhiều bút danh: Nguyễn Bảo, Cử Yên, Lang Bang, Thái Dương…

Vợ ông là bà Đỗ Thị Phú, sinh 17 tháng 1 năm 1929, quê Đại Gia, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây. Hai người gặp nhau trong kháng chiến chống Pháp, cưới nhau ở Phú Thọ tháng 11 năm 1953. Hai ông bà đều là học sinh thoát ly gia đình đi kháng chiến.

  nha toi, chuyen gian thien ly

Nhà văn Triệu Xuân thăm nhà thơ Yên Thao tại nhà riêng 87 phố Huế, Hà Nội.

Hoàn cảnh ra đời bài thơ Nhà tôi

Năm 1949, ông công tác văn nghệ quân đội tại Liên khu 3. Một lần theo một đơn vị đánh vào một đồn binh Pháp đồn trú cạnh sông ở một làng đồi, trong lúc chờ đợi giờ nổ súng, ông trò chuyện với anh em và được biết ở đơn vị này có một chiến sĩ quê ở ngay làng đồi đó. Phía bên ấy đang còn mẹ và vợ. Anh lấy vợ được chừng tháng thì chiến tranh bùng nổ. Chàng trai lên đường đi kháng chiến, chia tay người vợ trẻ.

nha toi, chuyen gian thien ly

Trong câu chuyện, mấy lần cậu ta nhắc tới giàn thiên lý của nhà mình. Ông rất thích câu chuyện và viết nên bài thơ “Nhà tôi”. Có lẽ người viết đã hoà nhập được với người kể nên bài thơ được đông đảo anh em lính thuộc và nhanh chóng được phổ biến cả vào các chiến trường Nam Bộ. Không chỉ lính xuất thân từ nông thôn, cả những lính thành phố cũng tìm thấy thấp thoáng trong bài thơ những nét hợp với mình.

Bài thơ đã được nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc, dưới tiêu đề “Chuyện giàn thiên lý”. Bài hát đã được nhiều ca sĩ như Mạnh Đình, Như Quỳnh, Duy Khánh… thể hiện và khá phổ biến ở cả trong nước và các kiều bào ở nước ngoài.

nha toi, chuyen gian thien ly

 

Bài hát Chuyện giàn thiên lý:


 Nhạc: An Bằng

Thơ: Yên Thao
Ca Sĩ: Mạnh Đình