Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

ĐỌC THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI NHÂN NGÀY 1-6

Gửi lời chào lớp 1
Lớp Một ơi lớp Một 
Đón em vào năm trước 
Nay giờ phút chia tay 
Gửi lời chào tiến bước.
Chào bảng đen cửa sổ 
Chào chỗ ngồi thân quen 
Tất cả chào ở lại 
Đón các bạn nhỏ lên 
Như đàn chim vỗ cánh 
Tung bay trên đường dài 
Những bạn thân yêu nhất 
Tất cả lên lớp hai 
Chào cô giáo thân mến 
Cô sẽ xa chúng em 
Làm theo lời cô dạy 
Cô sẽ luôn ở bên 
Lớp Một ơi lớp Một
Đón em vào năm trước 
Nay giờ phút chia tay 
Gửi lời chào tiến bước.
         (Theo Tập đọc lớp Một -tập 2)
Photobucket
             
Bài thơ “Học sinh lớp Một” trong cuốn “Maruxia đi học” của nhà văn Nga Evghenhi Shvarts, chính là lời bài hát trong bộ phim thiếu nhi Liên Xô sản xuất năm 1948 dựa trên chính cuốn truyện “Maruxia đi học”.
Câu chuyện kể về bé Maruxia, một cô bé được mẹ và bà nuông chiều, rất hay làm nũng. Những ngày đầu đi học, bé chưa quen vì thế  tỏ ra bướng bỉnh, ít nghe lời cô giáo và không nhường nhịn bạn bè. Nhưng dần dần cô bé đã nhận ra, thay đổi trong tình yêu thương của cô thầy và sự đùm bọc của bạn bè. Maruxia đã trở thành cô bé chăm chỉ, chan hoà, vị tha và được tất cả bạn bè yêu mến.
                        
Ngày hôm qua đâu rồi   
               (Bế Kiến Quốc)     
Em cầm tờ lịch cũ
Ngày hôm qua đâu rồi?
Ra ngoài sân hỏi bố
Xoa đầu em bố cười
Ngày hôm qua ở lại
Trên cành hoa trong vườn
Nụ hồng lớn thêm mãi
Đợi đến ngày tỏa hương
Ngày hôm qua ở lại
Trong hạt lúa mẹ trồng
Cánh đồng chờ gặt hái
Chín vàng màu ước mong
Ngày hôm qua ở lại
Trong vở hồng của con
Con học hành chăm chỉ
Là ngày qua vẫn còn.

Làm anh
(Phan Thị Thanh Nhàn)
Làm anh khó đấy
Phải đâu chuyện đùa
Với em bé gái
Phải người lớn cơ
Khi em bé khóc
Anh phải dỗ dành
Nếu em bé ngã
Anh nâng dịu dàng
Mẹ cho quà bánh
Chia em phần hơn
Có đồ chơi đẹp
Cũng nhường em luôn
Làm anh thật khó
Nhưng mà thật vui
Ai yêu em bé
Thì làm được thôi.


Mẹ vắng nhà ngày bão
               (Đặng Hiển)
Mấy ngày mẹ về quê
Là mấy ngày bão nổi
Con đường mẹ đi về
Cơn mưa dài chặn lối
Hai chiếc giường ướt một
Ba bố con nằm chung
Vẫn thấy trống phía trong
Nằm ấm mà thao thức
Nghĩ giờ này ở quê
Mẹ cũng không ngủ được
Thương bố con vụng về
Củi mùn thì lại ướt
Nhưng chị vẫn hái lá
Cho thỏ mẹ thỏ con
Em thì chăn đàn ngan
Sớm lại chiều no bữa
Bố đội nón đi chợ
Mua cá về nấu chua
Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Ấm áp cả gian nhà.

Em yêu nhà em
        (Đoàn Thị Lam Luyến)
Chẳng đâu bằng chính nhà em
Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo
Có đàn gà mái hoa mơ
Cục ta cục tác khi vừa đẻ xong
Có bà chuối mật lưng ong
Có ông ngô bắp râu hồng như tơ
Có ao muống với cá cờ
Em là chị Tấm đợi chờ bống lên
Có đầm ngào ngạt hương sen
Ếch con học nhạc dế mèn ngâm thơ
Dù đi xa thật là xa
Chẳng đâu vui được như nhà của em.


Bàn tay con gái
Bàn tay con gái
Mười ngón nuột nà
Tuổi hồng chớm nở
Như mười nụ hoa.

Bàn tay con gái
Từng búp thon dài.
Dịu dàng hé mở
Hứng giọt sương mai.

Bàn tay con gái
Mơn mởn trăng rằm.
Việc chi quản ngại
Dọn dẹp, nấu ăn.

Bàn tay con gái
Múa hát rộn ràng.
Cắm hoa, làm toán
Mười ngón xinh ngoan.

Yêu thương dịu dàng
Vỗ về, âu yếm
Giấc tròn tuổi ngoan.
            (Theo thaolinl-byt)

Quốc tế trẻ chăn trâu.
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan
Biết ko ăn được lá xoan
Biết lên Facebook chỉ toàn lừa nhau
Biết chu mỏ, biết nhuộm râu
Biết quay clip đánh nhau ở trường
Biết 18+, biết lên mương (kenh14)
Biết quên áo chip ra đường ban đêm
Biết ăn chả, biết ăn nem
Biết vào nhà nghỉ mỗi em 1 giường
Biết yêu chỉ để qua đường
Biết khi chơi chán thì nhường bạn thân
Biết trà đá, biết nhân trần
Biết luôn đập đá giảm cân gọn người
Biết thông cảm, biết trêu người
Biết khi bạn khóc phải cười thật to
Biết chém gió, biết làm thơ
Biết thêm gì nữa xin chờ hồi sau
Mừng ngày Quốc tế trẻ trâu.

                  (Theo vankhanhpf96)

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

DỨA

Dứa còn gọi là thơm hay khóm, tên khoa học Ananas comosus, một loại quả nhiệt đới. Dứa là cây bản địa của Paraguay và miền nam Brasil.
Dứa thích ấm áp, nhiệt độ bình quân năm là 22-27 °C. Quá nóng và quá rét cây ngừng sinh trưởng. Rét 1-2 °C kéo dài cây dễ chết. Cây dứa ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng, lượng mưa hàng năm 1200-1500mm là thích hợp. Ánh sáng ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất. Trồng dày, thiếu ánh sáng qua nhỏ, không ngọt.
Cây dứa không kén đất, đất đồi dốc, tráng nắng, dễ thoát nước. Đất phèn nhẹ ở Đồng bằng sông Cửu Long đều có thể trồng được. Độ chua thích hợp pH 4,5-5,5. Dứa là cây chịu hạn, chịu phèn.
 Nhân giống bằng chồi, chọn những chồi nách ở những khóm dứa xanh tốt, quả to cân đối. Khi trồng bóc vỏ là vàng khô ở gốc, nhúng gốc vào dung dịch Aliette nồng độ 0,3% để trừ nấm; diệt rệp sáp bằng các loại thuốc Lindafor, Sevidol 26 hoặc Mocap 20C đều hiệu quả tốt. Thời gian ngâm trong dung dịch từ 1-3 phút. Sau đó lấy ra để sấp cả bó xuống. Dứa ra hoa tự nhiên vào tháng 2-3 và thu hoạch vào tháng 4,5,6. Miền Bắc trồng dứa vụ xuân hè (tháng 3-5) và thu đông (tháng 9-10). Miền Nam: trồng vào tháng 4-5 (trước mùa mưa).
 Quả dứa thực ra là trục của bông hoa và các lá bắc mọng nước tụ hợp lại. Còn quả thật là các "mắt dứa”. Quả dứa được ăn tươi hoặc đóng hộp dưới dạng khoanh, miếng hoặc đồ hộp nước dứa, hoặc nước quả hỗn hợp. Quả dứa có hàm lượng axit hữu cơ cao (axit malic  axit xitric). Dứa là nguồn cung cấp mangan dồi dào cũng như có hàm lượng Vitamin C  Vitamin B1 khá cao. Trong 100g phần ăn được cho 25 kcal, 0,03 mg caroten, 0,08 mg vitamin B1, 0,02 mg vitamin B2, 16 mg vitamin C (dứa tây). Các chất khoáng: 16 mg ca, 11 mg phospho, 0,3 mg Fe, 0,07 mg Cu, 0,4g protein, 0,2g lipit, 13,7g hydrat cacbon, 85,3g nước, 0,4g xơ. Trong quả dứa có chứa enzym bromelain, có thể phân huỷ protein. Do vậy, quả dứa được sử dụng trong chế biến một số món ăn như thịt bò xào, thịt vịt xào để giúp thịt nhanh mềm và tạo hương vị đặc trưng.
 Dứa có các lá gai mọc thành cụm hình hoa thị. Các lá dài và có hình dạng giống mũi mác và có mép lá với răng cưa hay gai. Hoa mọc từ phần trung tâm của cụm lá hình hoa thị, mỗi hoa có các đài hoa riêng của nó. Chúng mọc thành cụm hình đầu rắn chắc trên thân cây ngắn và mập. Các đài hoa trở thành mập và chứa nhiều nước và phát triển thành một dạng phức hợp được biết đến như là quả dứa (quả giả), mọc ở phía trên cụm lá hình hoa thị.
 Tại Việt Nam, dứa được trồng khá phổ biến, phân bố từ Phú Thọ đến Kiên Giang. Tiền Giang là tỉnh có sản lượng dứa đứng đầu cả nước. Năm 2007, sản lượng dứa của tỉnh Tiền Giang đạt 161.300 tấn. Tiếp theo là Kiên Giang 85.000 tấn, Ninh Bình 47.400 tấn ,Nghệ An 30.600 tấn, Long An 27.000 tấn, Hà Nam 23.400 tấn , Thanh Hoá 20.500 tấn. Tổng sản lượng cả nước năm 2007 đạt 529.100 tấn. Nhiều địa phương xây dựng thương hiệu đặc sản quả dứa như dứa Đồng Giao (Tam Điệp - Ninh Bình), hoặc ở Kiên Giang, Tiền Giang đều có những nhà máy chuyên sản xuất, chế biến các thực phẩm từ quả dứa.
Một loại dứa được trồng tại Việt Nam:
Dứa tây (dứa Victoria, dứa hoa) có các giống:
  Dứa hoa Phú Thọ: thuộc nhóm Queen, quả nhỏ, thịt quả vàng đậm, thơm, ít nước, giòn, được du nhập từ 1931.
   Na hoa: lá ngắn và to, phẩm chất ngon, năng suất cao.
Dứa Cayen quả to, chưa chín quả màu xanh đen, khi chín màu da đồng. Quả nhiều nước, thịt vàng ngà, mắt dứa to và nông, vỏ mỏng, thích hợp với đóng hộp, trồng phổ biến ở Tam Điệp, Ninh Bình.
Dứa ta thuộc nhóm Red Spanish: chịu bóng rợp, có thể trồng xen trong vườn vườn cây, quả to nhưng vị ít ngọt, chua, nhạt, mắt to và nông.
Dứa mật  có quả to, thơm, ngon, trồng nhiều ở Nghệ An và Thanh Hóa.
Dứa không gai được trồng ở Nghệ An, Quảng Trị, Lạng Sơn. Cây không ưa bóng. Quả to hơn các giống trên.
 Quả dứa chứa bromelincó đặc tính kháng phù  kháng viêm, làm tan các cục mô mỡ. Dứa  còn dùng chữa viêm xoang, tẩy giun, làm liền sẹo.
Ở mắt dứa có một loại nấm có tên candida trepicalis nhất là những quả dập nát, là nguyên nhân chính gây ra ngộ độc dứa, say dứa. Ruồi nhặng kỵ dứa, không dám đến bậu.

    

   

   

      
  
    

    

    

    



    

     

    

    

    

    



  



Cây dứa ngô (dứa dại) cao 10m ở xã Quỳnh Lâm, Quỳnh Lưu, Nghệ An

Dứa Đồng Giao Ninh Bình quả to, ít mắt, rất thơm ngon

Dụng cụ gọt dứa nhanh: 30 giây.



Cây Dứa
Tác giảPhùng Quán
Cả một đời chỉ cúi lạy hoa mai
(Nhất sinh đê thủ bái mai hoa)
                         Cao Bá Quát
Tôi, tôi nghiêng mình trước cây dứa. 
Bao giờ tôi cũng kinh ngạc 
Như đứng trước sức sáng tạo của thiên tài 
Ngắm cây dứa tốt xanh trên đất cằn sỏi đá 
Với những tầu lá dài màu cỏ dáng gươm. 
Và lấp lánh ở giữa, một bình vàng 
Ăm ắp mật dịu trăm cơn nắng lửa 
Dứa ơi! Người hãy dạy tôi 
Cách chắt lọc từ khô cằn sỏi đá 
Chất mật mát lành dịu nắng lửa trăm cơn 
Để từ cuộc sống gian lao, bất trắc khôn lường 
Tôi vẫn viết được, 
Dâng tặng đời 
Những trang văn đấy ắp mật.

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

SẤU

Cây sấu hay sấu tía, sấu trắng hoặc long cóc (Dracontomelon duperreanum) là một loài cây sống lâu năm, lá thường xanh/bán rụng lá thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae).
Cây có thể cao tới 30 m. Ra hoa vào mùa xuân -  và có quả vào mùa hè - thu, quả được thu hái vào giai đoạn tháng 7 đến tháng 9. Sâu mọc ở vùng rừng núi Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, mọc ở vùng đồng bằng ven biển và cao nguyên Trung Bộ; ít gặp ở vùng Nam Bộ. Cây cũng hay được trồng ở nhiều nơi để lấy bóng mát và lấy quả.
Cây sấu cho quả khá sai, được trồng ở nhiều nơi, nhiều đường phố Hà Nội. Khi vào mùa sấu, quả sấu được bán rất nhiều tại các chợ ở miền Bắc Việt Nam, trước đây có giá rẻ và dễ mua. Khi còn xanh, quả sấu được dùng để nấu canh chua, ngâm nước uống. Quả chín được dùng làm ô mai sấu, làm sấu dầm, tương giấm v.v. Các sản phẩm chế biến từ quả sấu được nhiều người Việt Nam ưa thích. Chỉ riêng món ô mai sấu cũng đã được làm thành nhiều loại như: sấu chua dòn, sấu dầm chua cay, sấu dầm chua mặn, sấu ngọt, sấu ngâm gừng,  rất "đắt hàng".
Sau khi ra quả khoảng hơn hai tháng thì trái sấu đạt đến độ già nhưng chưa chín. Đây là thời điểm thu hoạch sấu vì khi ấy quả sấu đủ già để có thể giữ được sấu lâu hơn và cũng là lúc sản phẩm sấu được sử dụng vào nhiều mục đích nhất. Mùa sấu thường kéo dài khoảng 2-3 tháng (từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm). Quả sấu chín chứa 80% nước, 1% axít hữu cơ, 1,3% protein, 8,2% gluxit, 2,7% xenluloza, 0,8% tro, 100 mg% canxi, 44 mg%phốtpho, sắt  và 3 mg % vitamin C.
Quả sấu xanh là nguyên liệu nấu canh chua phổ biến, dễ nấu, dễ ăn và tạo sự ngon miệng. Luộc rau muống xong, ta thường thêm vào một vài quả sấu là được một món canh chua ngon và mát. Để tăng thêm hương vị, người ta lấy nước thịt luộc với quả sấu, thêm chút hành. Khác với me, tai chua v.v vị chua của sấu rất riêng, đậm, mát và có mùi thơm. Sấu thường dùng trong những món ăn đơn giản, dế nấu, không đòi hỏi nhiều nguyên liệu phụ.
Quả sấu dùng nấu những nồi canh chua thịt nạc, làm gia giảm cho bát nước rau muống luộc hoặc có thể với những bát canh cá hay món sườn nấu chua. Vị chua của quả sấu tạo cho những bát nước canh một vị chua mát.
Sấu ngâm muối: quả sấu được lựa chọn rất kỹ lưỡng và các giai đoạn để chế biến cũng rất công phu. Quả sấu được chọn là loại quả vừa đủ già tới, cùi dày, vỏ hơi sần chứ không láng bóng vì quả sấu da vẫn còn láng bóng là quả sấu non, khi làm sẽ bị ủng. Chọn từng quả một đủ tiêu chuẩn chất lượng và không bầm dập. Sau khi chọn được những quả tốt nhất, người ta lấy dao bổ quả sấu tách cùi và hạt ra rồi cho vào ngâm với nước vôi trong hoặc nước pha phèn chua. Thời gian ngâm vừa đủ, nếu ngâm không ít thời gian thì quả sấu bị thâm và khi ngâm dễ bị ủng hoặc bị chát. Còn nếu ngâm quá lâu thì cùi sấu lại bị mềm. Ngâm vừa đủ tới thì cùi sấu trắng, dòn khi đem ngâm xong vẫn giữ được hương vị thơm và chua. Vớt ra rửa qua nước sạch, để khô ráo rồi đổ vào lọ. Cứ mỗi một lớp sấu lại rắc lên một lớp muối mỏng nhưng đủ che lấp các chỗ khuyết. Đổ đầy bình thì đậy kín nắp và đem cất. Sau khoảng nửa tháng là có thể đem ra dùng. Một cốc nước sấu có đủ vị ngọt của đường, vị mặn của muối, vị chua và thơm của sấu.
Sấu ngâm đường: chọn quả loại có chất lượng như ngâm muối, sau đó cạo vỏ, gọt dây, rồi ngâm vào nước vôi trong. Quả sấu khi ngâm đủ thời gian thì vớt ra, rửa sạch lại bằng nước đun sôi để nguội, sau đó cho vào lọ. Nước đường và gừng được đun sôi, để nguội, sau đó đổ vào bình đựng sấu, để khoảng 2 ngày, sau đó cho vào tủ lạnh. Loại đường pha vào nước này nên chọn đường đỏ mới ngon, mới giữ được màu vàng khi ngâm sấu. Một vài nhánh gừng già được rửa sạch, đập giập rồi thả vào nồi nước đường để tạo vị thơm và cay của gừng. Khác với sấu muối là vị ngọt thanh của sấu ngâm đường. Vị của nó thơm, ngọt và đặc biệt là có thêm mùi vị của những nhánh gừng xen lẫn. Một hũ sấu ngâm đường cũng tốn kém công sức và nhiều công đoạn hơn sấu muối.
Quả sấu được dùng chữa các chứng bệnh như nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng, ho, nôn do thai nghén, say rượu, nổi mẩn, sưng, lở ngứa. Chữa nôn do thai nghén: Quả sấu xanh nấu với cá diếc hoặc thịt vịt rồi ăn. Chữa ho: Cùi quả sấu 4-6 g, ngâm với ít muối, hoặc sắc nước, rồi thêm đường uống. Ngày 2-3 lần như vậy. Hoa sấu hấp với mật ong là thuốc chữa ho cho trẻ em.


    

    

    

     

  



Một số cảm nhận Lễ vinh danh cây sấu vùng biên qua ảnh
Cây sấu cổ thụ tại bản Nà Sác, xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng, Cao Bằng
là Cây Di sản Việt Nam


    

 

    

        

    

    

    

    

     
    

    

    

    

    

    


Cây Sấu Vân Nam, còn gọi là cây (quả) cóc:


    

    

    


Thơ:
Quả sấu non trên cao
Tác giả: Xuân Diệu

Mấy quả sấu con con
Như mấy chiếc khuy lục
Trên áo trời xanh non.
Trời rộng lớn muôn trùng
Đóng khung vào cửa sổ
làm mấy quả sấu tơ
Càng nhỏ xinh hơn nữa.
Trái con chưa đủ nặng
Để đeo oằn nhánh cong.
Nhánh hãy giơ lên thẳng
Trông ngây thơ lạ lùng.
Cứ như thế trên trời
Giữa vô biên sang nắng
Mấy chú quả sấu non
Dỡn cả cùng mây trắng
Mấy hôm trước còn hoa
Mới thơm đây ngào ngạt,
Thoáng như một nghi ngờ. 
Trái đã liền có thật. 
Ôi! từ không đến có 
Xảy ra như thế nào? 
Nay má hây hây gió 
Trên lá xanh rào rào. 
Một ngày một lớn hơn 
Nấn từng vòng nhựa giòn 
Ôm đọng tròn quanh hột. 
Trái con như thách thức 
Trăm thứ giặc, thứ sâu, 
Thách kẻ thù sự sống 
Phá đời không dễ đâu! 
Chao! cái quả sấu non 
Chưa ăn mà đã giòn, 
Nó lớn như trời vậy, 
Và sẽ thành ngọt ngon.
Chót trên cành cao vót.


Cây sấu
Tác giả: Lê Trường Hưởng

Cây sấu có vẻ gì... rất riêng Hà Nội!
Dáng cổ thụ xum xuê
tăm tắp thành hàng lối
Những vòm lá trên cao, xanh ngăn ngắt quanh năm
Sấu chín vàng ươm trên mâm cỗ trăng rằm
tháng tám, mùa thu bên bưởi, bòng, cam, chuối...
Nước sấu đá làm dịu đi mùa hè nắng chói
Sấu đánh dấm nước canh rau muống luộc tuyệt trần!
Sấu chín dầm đường các cô, cậu thích ăn
Sấu nấu canh chua thịt nạc băm ngọt lịm
Thuở ấu thơ, tan học về, cùng thi nhau ném
Từng chùm sấu chín rơi, nhét đầy cặp, cười vang
Ve kêu râm ran trong vòm lá báo hè sang
tràn ngập phố phường khúc nhạc vui rộn rã
Vị của sấu rất riêng, chẳng quả nào có cả
Và cây sấu cũng rất riêng của Hà Nội ngàn năm
Qua bao thời gian, bao lịch sử thăng trầm
Cây sấu vẫn đứng nơi đây cùng với người Hà Nội!


Mùa sấu đã đi qua
Tác giả: Lê Giang
Hà Nội mùa này sấu chín chưa em;
Hàng me Sài Gòn đang vào mùa thay lá
Thoang thoảng vị chua khiến lòng anh nhớ quá
Nhớ mùa sấu rụng phố Tràng Thi.

Nhớ dáng em ngồi, nhớ bước em đi
Nhớ tiếng em cười, hờn ghen bóng gió
Yêu em, yêu em, vì em là ngọn lửa
Hơ ấm lòng anh khi tất cả đã xa vời.

Tuổi đang yêu, chua chát cũng ngọt bùi
Trái sấu chia đôi, tay - và - tay - chấm - muối
Chỉ có vậy mà lòng mình bối rối
Ðể bây giờ thèm sấu, nhớ tay ai?

Anh muốn tức thì hoá cánh chim bay
Ra nhặt sấu giữa phố đông Hà Nội
Cho hai đứa lại xoè tay chấm muối
Có sao đâu dù sấu đã trái mùa!...

Hà Nội vào thu vắng những cơn mưa
Em hát với Sài Gòn, mưa lâm thâm mái phố
Thấm vào anh từng hạt thương hạt nhớ
Hạt sấu nào chín rụng giữa lòng tay!
                                       8-1997