Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

TÌM

Thu đang tìm lại sắc vàng
Lạc từ mùa trước lang thang cuối đồng
Lá tìm tận thấy diêu bông
Tình yêu là ngọn lửa hồng hướng soi
Suối reo róc rách nơi nơi
Tìm nguồn sông mới cuộn xuôi vào dòng
Hoa tìm từng một con ong
Mật hương ngào ngọt giọt ròng sáp quay
Nét xinh tìm hẹn tháng ngày
Duyên đầy má lún ngất ngây đồng tiền!
Long lanh mắt ngọc hồn nhiên
Anh tìm khắp cả trăm miền đó em!
Tìm rồi đâu dễ mà quên
Tim anh rối quá giờ nên thế nào!
                                       31-08-2014

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

LẶNG IM

Thu buồn chẳng gặng lặng im 
Sao hôm không tỏ ngỏ tìm sao mai
Nhạt chiều nắng hẳn phôi phai
Mùa vàng lá rụng, ngâu dài tiếng mưa 
Gió lùa ve vuốt song thưa 
Mâm vơi xong bữa, người vừa ngậm tăm 
Chim về phía ấy xa xăm 
Khuya trang mạng đọc, muộn nằm giấc yên 
Lặng im dìm nốt buồn phiền
Trong mơ con chữ hồn nhiên ghép vần 
Trăng ngày xưa sáng trong ngần 
Giấc mơ trưa chỉ còn ngân…cuối trời.  
đxh     

                                              28-08-2014


Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

CŨNG LÀ CHO

Em cho tôi vẹn nỗi buồn
Giấc mơ cho nửa con đường chưa qua
Mây cho cơn gió lùa xa
Ao cho cây cụt chìa ra con chuồn
Em cho tôi đủ nỗi buồn
Mùa ngâu cho giọt mưa luôn dềnh dàng
Thu đang vào lá cho vàng
Sông dài cho nỗi mênh mang thoả thèm
Buồn cho tôi dấu mắt em
Hoàng hôn cho tím trước đêm hẹn hò
Bóng trời cho nước lửng lơ
Lời ru cho tiếng bâng quơ cuối chiều
Cũng là cho đấy bao nhiêu
Như là gan ruột buồn điều đã cho
Cho luôn tôi cả dại khờ
Em cho không đủ vần thơ tỏ buồn.
                        24-8-2014  đxh
 

Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

CẦU LONG BIÊN XƯA -NAY

Trong mắt nhiều người Việt Nam và cả bạn bè trên thế giới, cầu Long Biên được coi là một nhân chứng lịch sử trong suốt hơn một thế kỷ qua. Dường như, hình ảnh cây cầu Long Biên cổ kính, bắc từng nhịp qua sông Hồng đã trở thành biểu tượng của thủ đô Hà Nội.

Cầu Long Biên được khởi công xây dựng vào năm 1898, hoàn thành năm 1903. Vào thời điểm đó, cầu Long Biên hay cầu Doumer (tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer) là một trong 4 cây cầu dài và nổi bật nhất ở Đông Dương.

Vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải đưa ra các phương án di dời cầu Long Biên về phía thượng lưu để bảo tồn cây cầu hơn 100 năm tuổi này, đồng thời xây dựng cầu đường sắt mới vượt sông Hồng trên tim cầu cũ. Hiện, phương án di dời cầu Long Biên này vẫn đang gây nhiều tranh cãi.

Cùng ngắm nhìn vẻ đẹp của cầu Long Biên xưa và nay qua chùm ảnh đặc biệt dưới đây. 
 Kéo ảnh để xem cầu Long Biên "lột xác" theo thời gian 1
 
Kéo ảnh để xem cầu Long Biên "lột xác" theo thời gian 2

"Hà Nội có cầu Long Biên/ Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng/ Tàu xe đi lại thong dong/ Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi..." là những câu vè về cây cầu dài 2.290m qua sông, còn đọng lại trong kí ức của nhiều người Hà Nội.
 Kéo ảnh để xem cầu Long Biên "lột xác" theo thời gian 3

Kéo ảnh để xem cầu Long Biên "lột xác" theo thời gian 3
Kéo ảnh để xem cầu Long Biên "lột xác" theo thời gian 4
 Người Hà Nội xưa gọi là cầu là cầu sông Cái hay cầu Bồ Đề vì cầu bắc qua bến Bồ Đề (huyện Gia Lâm).
 Kéo ảnh để xem cầu Long Biên "lột xác" theo thời gian 5

Kéo ảnh để xem cầu Long Biên "lột xác" theo thời gian 5
Kéo ảnh để xem cầu Long Biên "lột xác" theo thời gian 6
Kéo thanh rê để xem sự thay đổi
Khi mới xây dựng, cầu chủ yếu dành cho xe lửa và hai bên có đường cho người đi bộ, thưa thớt vài loại xe thô sơ. Nhưng hiện tại, có khá ít người đi bộ trên cầu, thay vào đó là xe máy, xe lửa...

Kéo ảnh để xem cầu Long Biên "lột xác" theo thời gian 7

Kéo ảnh để xem cầu Long Biên "lột xác" theo thời gian 7
Kéo ảnh để xem cầu Long Biên "lột xác" theo thời gian 8
Kéo thanh rê để xem sự thay đổi

Được xây dựng từ đầu thế kỷ XX, cây cầu chứng kiến bao đổi thay và buồn vui của thủ đô Hà Nội.




Kéo ảnh để xem cầu Long Biên "lột xác" theo thời gian 9
Kéo ảnh để xem cầu Long Biên "lột xác" theo thời gian 10
Kéo thanh rê để xem sự thay đổi
Những nhịp cầu bắc qua ba thế kỷ này đã từng hứng chịu biết bao bom đạn của quân thù. Nhịp cầu bị đứt gãy trong hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ. Trong lần chiến tranh phá hoại lần thứ 1 (năm 1965), cây cầu bị ném bom 10 lần, hỏng 7 nhịp và 4 trụ lớn. Trong lần chiến tranh phá hoại lần thứ 2, cầu bị ném bom 4 lần, hỏng 2 trụ cầu.
 Kéo ảnh để xem cầu Long Biên "lột xác" theo thời gian 11

Kéo ảnh để xem cầu Long Biên "lột xác" theo thời gian 11
Kéo ảnh để xem cầu Long Biên "lột xác" theo thời gian 12
Kéo thanh rê để xem sự thay đổi
Các nhịp cầu bị bom đánh hỏng, sau này được thay bằng các dầm bán vĩnh cửu, có khẩu độ ngắn đặt trên các trụ mới.
 Kéo ảnh để xem cầu Long Biên "lột xác" theo thời gian 13

Kéo ảnh để xem cầu Long Biên "lột xác" theo thời gian 13
Kéo ảnh để xem cầu Long Biên "lột xác" theo thời gian 14
Kéo thanh rê để xem sự thay đổi
Cầu Long Biên xưa được xây dựng chủ yếu để phục vụ tuyến xe lửa chở nhiên liệu trong cuộc khai thác thuộc địa của Pháp. 
 Kéo ảnh để xem cầu Long Biên "lột xác" theo thời gian 15

Kéo ảnh để xem cầu Long Biên "lột xác" theo thời gian 15
Kéo ảnh để xem cầu Long Biên "lột xác" theo thời gian 16
Kéo thanh rê để xem sự thay đổi

Cây cầu thép có tuyến đường sắt chạy qua này đã trở thành mạch nối qua sông Hồng và tượng trưng cho vẻ đẹp kiến trúc Pháp tại Hà Nội. 
* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Ac-limoges.fr, Indochine, Wikipedia...

Thứ Bảy, 16 tháng 8, 2014

HOÀNG HẬU VIỆT NAM CUỐI CÙNG

Nam Phương Hoàng hậu có khuê danh là Nguyễn Hữu Thị Lan, sinh ngày 4 tháng 12, 1914 tại Huyện Kiến Hòa, Tỉnh Định Tường (nay thuộc Thị Xã Gò Công,Tỉnh Tiền Giang), xuất thân trong một gia đình Công giáo giàu có bậc nhất miền Nam thời bấy giờ, do đó bà còn có tên thánh là Marie Thérèse
 Được biết đến là hoàng hậu cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam, hoàng hậu Nam Phương nổi danh với sắc đẹp ít ai sánh bằng.

Khuôn mặt thanh thoát, nước da trắng ngần của hoàng hậu Nam Phương khiến nhiều người ngẩn ngơ.
Khuôn mặt thanh thoát, nước da trắng ngần của hoàng hậu 
Nam Phương khiến nhiều người ngẩn ngơ.

Từ nhỏ, bà cùng chị đã được cha mẹ cưng chiều hết mực, có cuộc sống sung sướng an nhàn, trải qua tuổi hoa niên êm đẹp với đầy đủ vật chất và tinh thần. Năm 12 tuổi bà được gia đình gởi đi Pháp và mang quốc tịch Pháp. Bà du học tại trường nữ danh tiếng ở Paris thời bấy giờ là Couvent des Oiseaux. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, bà trở về Việt Nam và gặp được Vua Bảo Đại trong một cuộc yến tiệc tại khách sạn La Palace nổi tiếng của Đà Lạt.
Mặc dù có nhiều rào cản do hoàng hậu Nam Phương là người theo đạo công giáo nhưng cuối cùng năm 1934 Bảo Đại cũng được phép tổ chức hôn lễ với người vợ vừa thông minh sắc sảo vừa quyến rũ khôn cùng.

Vẻ đẹp mặn mà trong bộ áo dài dân tộc.
Vẻ đẹp mặn mà trong bộ áo dài dân tộc.

Được biết, trước khi trở thành vợ của Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương đã dược vinh danh tại các cuộc thi sắc đẹp mà đỉnh cao là 3 lần giành giải Hoa hậu Đông Dương.
Với nhan sắc “chim sa, cá lặn”, hoàng hậu Nam Phương luôn trở thành nguồn đề tài bất tận cho những tay nhiếp ảnh hồi đó từ trong nước đến quốc tế.

h3 

Chính vì thế, không có gì là khó hiểu khi bây giờ kho ảnh về hoàng hậu Nam Phương lại vô cùng phong phú đến như vậy.
Cùng chiêm ngưỡng nhan sắc của bà hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam qua ảnh.

Một trong những bức ảnh được bà chụp tại Pháp.
Một trong những bức ảnh được bà chụp tại Pháp.

Nam Phương trong ngày nhận ngôi vị hoàng hậu. Ảnh chụp ngày 21/3/1934.
 Nam Phương trong ngày nhận ngôi vị hoàng hậu.
Ảnh chụp ngày 21/3/1934.

h6 
 Hình ảnh của hoàng hậu Nam Phương trên 2 con tem.

Hình ảnh của hoàng hậu Nam Phương trên 2 con tem.

















Với vẻ đẹp của mình, hoàng hậu Nam Phương luôn trở thành đề tài nhiếp ảnh vô cùng hấp dẫn thời bấy giờ.

















Với vẻ đẹp của mình, hoàng hậu Nam Phương luôn
 trở thành đề tài nhiếp ảnh vô cùng hấp dẫn thời bấy giờ.

Ngay cả sau khi có công chúa và hoàng tử, hoàng hậu Nam Phương vẫn giữ được nét đẹp vốn có của mình.
Ngay cả sau khi có công chúa và hoàng tử, hoàng hậu 
Nam Phương vẫn giữ được nét đẹp vốn có của mình.

h10 

h11
 Nam Phương và vua Bảo Đại.

Nam Phương và vua Bảo Đại.


h13 

Vẻ đẹp không bị thời gian vùi lấp của bà mẹ 5 con.
Vẻ đẹp không bị thời gian vùi lấp của bà mẹ 5 con.

Sở hữu vóc dáng cao ráo, Nam Phương hoàng hậu không hề kém cạnh khi đứng cùng nam nhân thời đó. 
 Sở hữu vóc dáng cao ráo, Nam Phương hoàng hậu
không hề kém cạnh khi đứng cùng nam nhân thời đó.
 
h16 

 h17

Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

LỜI TIÊN ĐOÁN cuối cùng của bà Vanga về một cô gái Việt

Ngày 11/8/1996, sau lời phán về số phận của cô gái Việt bị mất tích, nhà tiên tri Vanga trút hơi thở từ giã cõi đời và lời tiên đoán này được coi là tiên đoán cuối cùng của nhà tiên tri mù lừng danh thế giới.
Ai đã từng được nghe câu chuyện về Quỳnh Nga – cô con gái đầu của Nguyễn Huy Hoàng bị mất tích khi mới 13 tuổi, đều không khỏi xót xa. Và đau xót hơn nữa là suốt 20 năm qua, anh Hoàng không một ngày nào tắt hy vọng tìm kiếm con. Anh đã đi đến hang cùng ngõ hẻm của nước Nga rộng lớn này và rất nhiều vùng đất khác trên thế giới, để tìm con với niềm tin vào lời tiên đoán của Baba Vanga.

Ngay cả việc thất lạc con gái cũng là số phận và tôi tin lời của nhà tiên tri Vanga cũng chính là số phận của tôi. Tôi vẫn chờ và chưa một ngày nào tắt đi niềm hi vọng"…- nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng trải lòng.

Ngay cả việc thất lạc con gái cũng là số phận và tôi tin lời của nhà tiên tri Vanga cũng chính là số phận của tôi. Tôi vẫn chờ và chưa một ngày nào tắt đi niềm hi vọng”…- nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng trải lòng.

Nhà tiên tri mù gieo mầm hy vọng

Mùa hè khi Quỳnh Nga 13 tuổi, Nguyễn Huy Hoàng đã thực hiện lời hứa cho con gái đi du lịch sau khi cô bé đạt kết quả học tập xuất sắc. Nhưng thời điểm đó, vợ chồng anh đang gấp rút chuẩn bị tài liệu để bảo vệ luận án tiến sĩ. Khi nghe vợ chồng người bạn dự định đi du lịch ở thành phố biển Sochi, anh đã gửi con gái đi cùng. Anh không ngờ được rằng, hố đen cuộc đời mình bắt đầu từ chuyến đi định mệnh đó…
Ở Mátxcơva, giữa lúc đang quay cuồng vì luận án tiến sĩ, Nguyễn Huy Hoàng nhận được điện thoại từ Sochi của vợ chồng người bạn báo tin con gái anh đã mất tích. Chiều hôm đó, khi vợ chồng người bạn xuống tắm biển, Quỳnh Nga đã ngồi trên bờ nói chuyện với một người phụ nữ Nga. Lúc lên bờ, họ không thấy cô bé đâu nữa…
Ngay khi nhận được cuộc điện thoại ấy, Nguyễn Huy Hoàng vượt chặng đường dài hơn 2.000 cây số xuống Sochi tìm Quỳnh Nga. Tuần đầu, ban ngày anh lùng sục mọi chốn tìm con, khi đêm xuống anh đứng lặng trân trước biển. Cứ như vậy, anh không ăn, không ngủ, không buồn để ý đến bản thân mình. Đến khi tình cờ nhìn thấy mình trong một tấm kính ở cửa hiệu bên đường, anh đã thấy tóc mình bạc trắng.

Quỳnh Nga - con gái nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng.

Quỳnh Nga – con gái nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng.
Vợ chồng anh đã thuê một căn phòng ở Sochi sống tạm qua ngày để tìm kiếm con gái trong 6 tháng trời. Ở thời điểm đó, câu chuyện của anh Hoàng đã gây chấn động cả một vùng rộng lớn của nước Nga. Vùng biển Sochi không ngày nào ngớt những tàu, thuyền dò tìm dưới biển. Nhiều người đoán rằng, có thể cô bé đã bị sóng cuốn đi, hoặc đã bị bắt cóc. Nhưng với anh, từ phút đầu tiên sau sự việc, anh vẫn tin rằng, con anh vẫn còn sống, dù những nỗ lực tìm kiếm của anh đều đi vào ngõ cụt. Cho đến khi cơ duyên giúp anh được biết đến nhà tiên tri mù Baba Vanga ở tận đất nước Bulgaria xa xôi, lời tiên đoán của bà đã gieo vào lòng anh niềm tin vững chắc cho đến tận bây giờ.

Hành trình đến với nhà tiên tri Vanga

Năm 1996, một người bạn của anh là nữ Hiệu phó của Trường Đại học Tổng hợp Sofia, Bulgaria, khi sang làm tiến sĩ Khoa học ở Trường Đại học Lomonoxop ở Nga đã biết được câu chuyện của anh. Người bạn này đồng thời cũng là bạn thân của người trợ lý của nhà tiên tri Vanga. Quá xúc động và đau lòng trước chuyện đời anh Hoàng, người bạn đã nhờ trợ lý của bà Vanga truyền đạt lại câu chuyện với nhà tiên tri.

Nguyễn Huy Hoàng kể, anh đã được nghe rất nhiều câu chuyện về nhà tiên tri nổi tiếng với những tiên đoán trước về số phận con người, nhưng được gặp bà là điều mà anh không tưởng đến. Nguyễn Huy Hoàng nói rằng, cuộc đời của bà Vanga đã chứa ẩn những điều kỳ bí. Bà Vanga sinh năm 1911, sống ẩn dật cả đời mình ở vùng làng quê hẻo lánh Kozhuth thuộc Petrich, Bulgaria. Năm lên 12 tuổi, bà Vanga mất đi thị lực sau khi bị cuốn bởi một cơn lốc lớn. Người ta tìm thấy cô gái nhỏ vẫn còn thoi thóp hơi thở nằm vùi lấp giữa bụi và đá, hai hốc mắt chứa đầy cát. Vanga làm bạn với bóng tối từ đó và đưa ra lời tiên tri đầu tiên vào năm bà 16 tuổi. Tuy nhiên, khả năng tiên tri của Vanga chỉ thực sự đạt đến độ chín năm 30 tuổi
Với những khả năng phi thường nổi tiếng trên thế giới, Nguyễn Huy Hoàng tin rằng, bà sẽ tiên đoán được số phận của con gái Quỳnh Nga. Thời điểm đó, chỉ có những nguyên thủ quốc gia mới có cơ hội gặp nhà tiên tri Vanga. Nhưng khi nghe kể về câu chuyện của Nguyễn Huy Hoàng, bà Vanga đã cho vợ chồng anh một cuộc hẹn. Ngày đó, việc đi lại của người Việt Nam từ nước Nga sang các nước khác vô cùng khó khăn. Phải vất vả lắm, vợ chồng anh mới xin được visa sang Bulgaria. Nhưng khi ra đến sân bay, ở cửa soát vé, anh mới ngã ngửa ra, nhân viên sứ quán Bulgaria đã quên không đóng dấu vào visa của vợ chồng anh.

Nhà tiên tri Vanga
Nhà tiên tri Vanga
Lại một lần nữa, anh tin vào duyên số, rằng, anh chưa có duyên để được gặp bà Vanga. Bất lực rời sân bay trở về nhà, con đường đó đi qua nhiều khu rừng hun hút, Nguyễn Huy Hoàng thấy bước chân mình, trái tim mình trĩu nặng…

Tìm con qua 3 viên đường

Không cầm lòng được trước nỗi đau khổ của Nguyễn Huy Hoàng, người bạn Bulgaria của anh một lần nữa đến nhờ bà Vanga. Nhà tiên tri đồng ý xem số phận cho con gái anh thông qua đồ vật. Theo lời chỉ dẫn của nhà tiên tri Vanga, Nguyễn Huy Hoàng lấy 3 viên đường (loại đường trắng, nén thành viên nhỏ, hay dùng để uống trà, cà phê ở các nước châu Âu), đặt vào lòng bàn tay mình.
Bà Vanga căn dặn: “Người cha phải truyền được năng lượng qua những viên đường đó”. Nhớ lời của nhà tiên tri, khi đặt 3 viên đường nhỏ trong lòng bàn tay, Nguyễn Huy Hoàng úp bàn tay còn lại lên, anh ngồi tĩnh lặng và truyền năng lượng. Cho đến khi bàn tay nóng ran, anh bỏ 3 viên đường vào một chiếc lọ thủy tinh, có nắp đậy kín.
Người bạn Bulgaria của anh cũng gợi ý anh nên gửi tặng bà Vanga một chiếc khăn choàng và một con búp bê làm quà. Bà Vanga rất thích khăn choàng của Nga, loại khăn được dệt bằng tay từ một ngôi làng có truyền thống 300 năm làm khăn ở vùng nông thôn nước Nga. Nguyễn Huy Hoàng đã tìm đến ngôi làng đó và chọn một chiếc khăn ưng ý tặng bà Vanga.
Sau đó, anh gửi lọ đựng 3 viên đường, cùng hai món quà tặng đến Sofia. Từ Sofia đến ngôi làng nơi Baba Vanga sinh sống mất chừng 200 km. Người bạn Bulgaria nghĩa tình của anh đã giúp anh đưa đến tận nhà và giao cho Baba Vanga.
Khi nhận được 3 viên đường anh Hoàng gửi, bà Vanga mở ra và đặt 3 viên đường trong lòng bàn tay mình, nắm chặt và cảm nhận được năng lượng của anh Hoàng truyền trong đó. Thông thường, khi tiên đoán số phận cho những ai trực tiếp đến gặp mặt, bà Vanga thường đốt nến làm lễ và cảm nhận năng lượng trực tiếp từ người đó. Tuy nhiên, khi đặt 3 viên đường của anh Hoàng gửi trong tay, bà Vanga tĩnh lặng trong giây lát, rồi bắt đầu tiên đoán. Những lời nói của bà lúc ấy đều do người trợ lý ghi lại và sau này gửi về cho anh Hoàng. Bức thư của bà Vanga nói rõ: “Ta không thể nói cho anh biết anh sẽ tìm được con gái của anh như thế nào nhưng con bé vẫn còn sống. Và vợ chồng anh sẽ gặp lại con bé ở nước Nga”. Bà Vanga đã nhận chiếc khăn choàng như một món quà từ anh Hoàng, nhưng đã trả lại con búp bê như một món quà dành cho Quỳnh Nga sau này.
Theo lời người bạn Bulgaria, thời điểm đó bà Vanga đã rất yếu vì tuổi già. Sau khi tiên đoán số phận của Quỳnh Nga, nhà tiên tri qua đời. Người bạn Bulgaria của anh nói rằng, dường như đó là tiên đoán cuối cùng của nhà tiên tri mù.
Kể từ đó, anh Hoàng vẫn luôn hy vọng rằng một ngày nào đó, khi anh đang bước đi trên đường, như trong chuyện cổ tích, con gái anh sẽ xuất hiện trước mặt anh. Anh tin cuộc đời mình do số phận sắp đặt, ngay cả việc anh thất lạc con gái cũng là số phận và anh cũng tin lời của nhà tiên tri Vanga cũng chính là số phận của anh. Anh nói, anh vẫn chờ và chưa một ngày nào tắt đi niềm hy vọng…

Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2014

GIẤC MƯA TRƯA

Nhạc, lời: Giáng Son-Nguyễn Vĩnh Tiến



Em nằm em nhớ
một ngày trong veo
một mùa nghiêng nghiêng

Cánh đồng xa mờ
cánh cò nghiêng cuối trời

Em về nơi ấy
một bờ vai xanh
một dòng tóc xanh

Đó là chân trời hay là mưa cuối trời?

Và gió theo em trôi về con đường
Và nắng theo em trên dòng sông vắng
Mùa đã trôi đi những miền xanh thẳm
Người đã quên đi những lần em buồn

Từng dấu chân xưa trên đường em về
Giờ đã lên hoa những cành hoa vắng
Người đã đi qua những lời em kể
Này giấc mơ trưa bao giờ em về?
Một tiếng chuông chùa.

*
Em nằm em nhớ
một ngày trong veo
một mùa nghiêng nghiêng

Cánh đồng xa mờ
cánh cò nghiêng cuối trời

Em về nơi ấy
một bờ vai xanh
một dòng tóc xanh

Đó là chân trời hay là mưa cuối trời?

Và gió theo em trôi về con đường
Và nắng theo em bên dòng sông vắng
Mùa đã trôi đi những miền xanh thẳm
Người đã đi những lần em buồn


Từng dấu chân xưa trên đường em về
Giờ đã lên hoa những cành hoa vắng
Người đã đi qua những lời em kể
Này giấc mơ trưa bao giờ em về?

Một tiếng chuông chùa
Người đã đi qua những lời em kể
Một giấc mơ tan.


Nhạc không lời:    Giấc mưa trưa