Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015
10 kiến thức căn bản về hiệp định TPP
Tối 5/10 (theo giờ Việt Nam), Bộ trưởng Thương mại các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã đạt được thỏa thuận cuối cùng đối với hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới này. Sau đây là những điều căn bản nhất mà bạn cần biết về TPP.
TPP, viết tắt của từ Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương), là một hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. 12 thành viên của TPP bao gồm: Úc, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Vietnam, Mỹ và Nhật Bản.
* Hàn Quốc, Colombia, Costa Rica, Indonesia, Đài Loan, Thái Lan, và nhiều nước khác đang có ý định tham gia vào TPP.
* TPP bắt đầu từ một thỏa thuận giữa Singapore, Chile, New Zealand và Brunei vào năm 2009, trước khi Hòa Kỳ quyết định tham gia và dẫn đầu.
Mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên
Ngoài ra, TPP sẽ còn thống nhất nhiều luật lệ, quy tắc chung giữa các nước này, như: sở hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm, hay an toàn lao động…
Các quốc gia thành viên hiện tại của TPP chiếm 40% GDP của cả thế giới và 26% lượng giao dịch hàng hóa toàn cầu.
Mỹ muốn TPP sẽ là điểm chốt mới của họ tại Châu Á sau nhiều năm Mỹ đã lún quá sâu vào khu vực Trung Đông. Ngoài ra, nhiều học giả còn cho rằng Mỹ muốn sử dụng TPP để tạo ra một nền kinh tế hợp nhất trong khu vực có thể đối trọng lại với sự phát triển quá nhanh của Trung Quốc. Trung Quốc đã có lúc thể hiện ý định muốn tham gia TPP, nhưng nhiều điều khoản hiện tại của TPP dường như được thiết kế để cố tình không cho Trung Quốc có cơ hội tham gia vào thỏa thuận này.
WTO hiện có tới 161 thành viên, vì vậy một trong những nhược điểm của mô hình này là sự khó khăn và dài lâu để tiến đến một thỏa thuận chung liên quan đến bất kỳ vấn đề gì.
Hơn thế nữa, TPP sẽ đặt ra được các luật lệ quốc tế mà vượt qua phạm vi WTO như: chính sách đầu tư, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, kiểm soát các công ty nhà nước, chất lượng sản phẩm và lao động….
Hầu hết các thỏa thuận quốc tế là về xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, ví dụ như: Ta có thể nhập khẩu số lượng X hàng hóa với giá Y khi các mặt hàng này đã đủ tiêu chuẩn về chất lượng hoặc lao động. TPP khác vậy. Chính bản thân TPP sẽ tạo ra các điều luật quốc tế có khả năng điểu chỉnh chính sách và hướng đi của luật pháp trong từng quốc gia thành viên. Nói một cách khác, các điều luật của các quốc gia thành viên sẽ phải tuân theo định hướng của TPP.
Nhiều điều luật trong TPP còn có ảnh hưởng thay đổi chế độ pháp lý của các quốc gia. Ví dụ như điều luật khuyến khích các thành viên của TPP mở một cơ quan chính phủ, có cơ chế và cách thức hoạt động giống tại Mỹ, thực hiện phân tích ưu-nhược điểm trước khi ban hành các điều luật mới trong nước.
Thỏa thuận TPP bao gồm 29 chương, trong đó chỉ có 5 chương là trực tiếp liên quan đến vấn đề trao đổi hàng hóa, dịch vụ, các chương còn lại đề cập nhiều vấn đề liên quan đến các chuẩn mực, tiêu chuẩn khác nhau về môi trường, chất lượng lao động, luật lệ tài chính, thực phẩm và thuốc men…
*Chú ý rằng TPP sẽ bắt loại bỏ nhiều lợi ích của các công ty nhà nước (là một phần lớn của nền kinh tế Việt Nam), để tạo cơ hội cạnh tranh cho các công ty tư nhân.
Với hiệp định TPP, các công ty, tập đoàn nước ngoài và quốc tế sẽ có khả năng mang chính phủ của các quốc gia thành viên ra tòa án đặc biệt của TPP khi các quốc gia này đặt ra các luật lệ, chính sách đi ngược lại với chỉ tiêu của TPP. Tòa án đặc biệt này có toàn quyền bắt chính phủ đền bù không những cho các thiệt hại đã xảy ra, mà còn những mất mát về cơ hội trong tương lai của các tập đoàn, công ty quốc tế.
Các thành viên tham gia TPP đều đã phải ký một thỏa thuận giữ bí mật về tiến trình thương lượng chi tiết các điều luật của TPP. Các nước này chỉ được tiết lộ những thông tin trên đến các cơ quan chính phủ, tổ chức, và cá nhân có liên quan trực tiếp đến tư vấn chính sách giao dịch.
(Theo Ezlaw)
Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015
Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015
20-10-2015
THƯ GỬI CÁC ÔNG CHỒNG NGÀY 20/10
(Hoàn cảnh ra đời tác phẩm: Buổi trưa chủ nhật, ru con mãi mà con không chịu ngủ, bực quá mẹ mở ca nhạc lừa con xem, còn mẹ ôm điện thoại viết vu vơ)
Em không cần anh tặng nhẫn mua
hoa
Chỉ
cần anh cho em một ngày bay nhảy
Bao
nhiêu năm rồi, anh ơi anh biết đấy
Em
quá xa với cuộc sống ngoài kia
Mỗi ngày em chỉ đi đi về về
Giữa
trường học con, cơ quan em, rồi thì cái chợ
Trong
đầu em toàn là ghi với nhớ
Nào
mua thức gì, nào có kịp đón con...
Cà
phê, ka ra ô kê em cũng chỉ nghe đồn
(Chứ
nói gì đến tham quan du lịch)
Tủ
áo quần mấy năm rồi cũ rích
Vì
thời gian đâu mà sốp với chả ping
Việc
ăn lương đã làm em lút mặt ngập mình
Việc
không lương cũng đòi em xong nhiệm vụ
Giặt
giũ, nấu ăn...rồi thì con học, ngủ
Quần
quật cả ngày cho đến nửa đêm
Tính
ra thì em nhọc nhằn bằng mấy ô sin
Vừa
là máy mát xa kiêm giặt đồ, rửa bát
Vừa
đầu bếp, hầu bàn kiêm diễn viên kịch nhạc
Vừa
là giáo viên dạy con đủ các môn
Bao năm qua cái thân em héo mòn
Trong khi anh thì trông ngày càng đẫy
Cũng phải thôi, anh lãi to biết mấy
Khi sắm cho mình cái máy đa năng
Khi chưa cưới em chắc anh phải làm công
Cưới em rồi, anh lên ngay ông chủ
Sáng em dậy nấu ăn còn anh trùm chăn ngủ
Em đưa con đến trường, còn anh quán cà phê
Tan tầm là em lật đật phóng xe về
Đi chợ, đón con rồi nấu ăn mọi thứ
Anh cụng chén, cụng ly với người quen, bạn cũ
(Khi về nhà thì viện đủ lý do)
Đêm - em vừa kèm con, vừa tranh thủ giặt đồ
Còn anh thì vểnh râu ngồi đọc báo
Hoặc dán mắt xem mấy gã tây xanh quần đỏ áo
Đang tranh nhau quả bóng ở trên sân
Đến tận khuya, anh mới tìm em để làm thân
Ra vẻ hỏi han: Hôm nay em có mệt?
Em muốn nói: Anh ơi, sức em đã kiệt
(Nhưng lại giả vờ toét miệng cười tươi)
Anh à, chúng ta sẽ cùng nhau đi hết cuộc đời
Nếu em chạy hết hơi, bệnh ra thì khổ
Bản thân em thì em không hề sợ
Chỉ lo anh (khi
đó đã già) sẽ không có ai chăm
Cho nên anh hãy suy tính thiệt hơn:
Máy càng nhiều chức năng càng mau hư hại
(Nếu anh muốn thay thì đừng mơ có máy nào hiện đại
Bấy nhiêu năm vẫn chạy tốt như em)
Hai mươi tháng mười này anh nhớ đừng quên
Là cho em một ngày, một ngày thôi anh nhé
Một ngày để máy đa năng - vợ anh - ngơi nghỉ
Để
mà còn chạy tiếp mấy chục năm./.
Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2015
Sự thật những tấm HCV Olympic Toán quốc tế của Việt Nam
Tác giả: theo Lê Như Tiến (nguyên Phó Chủ tịch FPT)
(Chưa được kiểm chứng)
Sự phát triển của một người phụ thuộc hai yếu tố: di truyền và môi
trường. Do các yếu tố di truyền nên người Việt Nam khó có thể ganh đua với người
Mỹ trong các môn sức mạnh cơ bắp như chạy, nhảy… Nhưng với các môn thuần túy
đầu óc và không cần đầu tư nhiều tiền thì có thể ngang ngửa như cờ, toán…
Về
lý thuyết thì người Việt Nam
cũng có số tế bào não như các dân tộc khác. Kiến thức cơ bản của nhân loại đã
tích lũy được qua hàng triệu năm tiến hóa thì chúng ta có điều kiện tiếp cận
như Mỹ nhờ có Internet.
Tóm
lại nếu chỉ thi bằng bút chì và bàn phím, không thi vật tay thì Việt Nam có điều
kiện ngang ngửa với Mỹ.
Còn
môi trường, có lẽ cái này Việt Nam
luôn thiếu.
Một
ví dụ điển hình là việc Việt Nam
tham gia thi Toán quốc tế từ năm 1974. Chúng ta tự hào là một nước bị chiến
tranh tàn phá 20 năm mà vẫn đạt được huy chương này nọ, chỉ thua Liên Xô, Đông
Đức và sau này thua Mỹ…
Thực
ra là thế nào?
Tôi
tham dự đội tuyển Việt Nam
năm 1975. Đoàn nước ta có 8 học sinh (số lượng tối đa cho một đoàn) giành được
một huy chương Bạc, 3 huy chương Đồng và đứng thứ 10.
Mỹ
cũng tham gia lần thứ hai, có 8 học sinh giành được 3 huy chương Vàng, một huy
chương Bạc, 3 huy chương Đồng và chỉ đứng sau Hungary và Đông Đức.
Tôi
nhờ thầy Phan Đức Chính, Trưởng đoàn Việt Nam hồi đó, hỏi xem Mỹ chọn và dạy
học sinh đi thi thế nào?
Mỹ
làm thế này: Họ thông báo là thế giới tổ chức International Math Olympics. Mỗi
nước được cử tối đa 8 học sinh phổ thông, tuổi dưới 19, cùng một Trưởng đoàn
tham gia cung cấp bài thi (giới hạn trong kiến thức phổ thông) để hội đồng chọn
ra 6 bài cho học sinh làm, và cùng chấm điểm tất cả các bài thi kể cả của đoàn
mình. Chi phí đi lại nước dự thi chịu. Chi phí ăn ở trong quá trình thi nước
đăng cai trả.
Mỹ
sẽ cử đoàn đi, chọn các em dưới 19 tuổi, chưa học đại học. Nếu số lượng đăng ký
trên 8 thì tổ chức thi loại, dưới 8 thì ai đăng ký đều được đi. Đoàn tự thu xếp
kinh phí (gia đình cho tiền, xin tài trợ của tổ chức, cá nhân). Chính phủ Mỹ
không cho tiền, cũng chẳng dạy dỗ gì cả. Mặc dù là trò chơi vớ vẩn nhưng Mỹ
luôn đứng trong Top 3.
Việt
Nam
và các nước XHCN làm thế này: Từ cấp 2 (lớp 5-7) đã phải thi đấu vào lớp chuyên
của trường, tỉnh/thành phố. Đến cấp 3 (lớp 8-10) lại thi đấu vào trường chuyên
của Bộ Đại học, của tỉnh. Hình thành một loại “gà nòi” chỉ để thi đấu: Chuyên
toán của Bộ Đại học có ĐH Tổng hợp, Sư phạm Hà Nội, Sư phạm Vinh. Chuyên toán
của các tỉnh như Chu Văn An (Hà Nội), Lam Sơn (Thanh Hóa), Lê Hồng Phong (Nam Định)…
Rồi
“bọn gà” này lại qua hàng chục vòng đấu để chọn ra 14 “con” vào đội tuyển toán
quốc gia. Từ đó, sau 90 ngày khổ luyện qua 45 bài kiểm tra lấy ra 8 “con gà” để
đi thi. Tiền tuy không nhiều nhưng do ngân sách Nhà nước chi trả cả.
Trước
khi ra nước ngoài, Bộ Tài chính cho mỗi thành viên trong đoàn mượn một bộ
comple, 2 áo sơ mi, một đôi giày, về thì phải trả, không có tất.
Thủ
tướng Phạm Văn Đồng mời cả đoàn vào dinh đãi một bữa phở úy lạo trước khi lên
đường và hỏi:
–
Các cháu có nguyện vọng gì?
Đáng
lẽ phải nói là quyết tâm mang vinh quang về cho tổ quốc Việt Nam anh hùng
thì tôi lại bảo:
–
Chúng cháu được cho mượn giày nhưng không có tất, đau chân lắm, cháu sẽ đi dép
lê.
Dưới
gầm bàn, thầy Chính đá tôi một phát khá đau.
Thủ
tướng chảy nước mắt nói với ông Tạ Quang Bửu, khi đó là Bộ trưởng Bộ Đại học:
–
Nước nhà vừa trải qua chiến tranh, còn nghèo lắm, nhưng một đôi tất sao không
lo được cho các cháu?
Khi
đó chỉ có đúng một loại tất của Trung Quốc bày bán ở cửa hàng Bách hóa Bờ Hồ
giá 7 đồng một đôi.
Ngay
lập tức, một núi công văn, điện thoại giữa Bộ Đại học, Bộ Tài chính và Văn
phòng Chính phủ được trao đổi và kết quả đến chiều có văn bản cấp cho mỗi cháu
3 đồng để mua tất. 4 đồng thiếu thì bảo bố mẹ cho, bố mẹ không có thì bác Bửu
bù. Có lẽ đấy là vụ PPP đầu tiên của Việt Nam .
Mặc
dù thuần túy chuyên môn nhưng ngay từ năm 1975 đã có vô số yếu tố phi chuyên
môn len vào quá trình lựa chọn:
–
Phải có đủ thành phần nam, nữ.
–
Phải cân đối số lượng giữa các trung tâm “gà” (hồi đó là ĐH Tổng hợp và ĐH Sư
phạm).
–
Các thầy từ lò Sư phạm rỉ tai cho “gà” của trung tâm mình đáp án trước các vòng
kiểm tra.
–
Thêm cả yếu tố đạo đức, lý lịch, thành phần giai cấp nữa. Trong đội tuyển năm
1975 có một bạn rất giỏi bị loại vì đã tố cáo các thầy Sư phạm “gà” bài cho học
sinh trường mình. Lý do: “Thiếu ý thức kỷ luật, có vấn đề về đạo đức”. Có lẽ
cũng là vụ “Đồi Ngô” đầu tiên của ngành giáo dục Việt Nam .
Duy
nhất cậu này trong số mấy ngàn “con gà” khóa 1975 cho đến bây giờ còn làm toán
và sống bằng nghề giảng dạy toán cao cấp tại một trường đại học danh tiếng của
Mỹ.
Theo
tôi biết thì hàng chục ngàn “con gà” đó sau này không làm nên cơm cháo gì trừ
Ngô Bảo Châu đã làm rạng danh nền toán học Pháp và đang cống hiến cho một
trường đại học ở Mỹ.
Thế
khác nhau chỗ nào?
Khác
nhau ở chỗ Chính phủ Mỹ dứt khoát không dùng tiền ngân sách tài trợ cho Khoa
học, Văn hóa, Thể thao.
Nhà
nghiên cứu khoa học, nhà văn, diễn viên, cầu thủ tự sống bằng tiền nghiên cứu
theo hợp đồng với cơ quan Chính phủ hay với các công ty, giảng dạy, bán sách,
bán phim, thi đấu. Thích thì tự hội họp với nhau mà trao giải Field, Oscar…
phong nhau làm Giáo sư, Viện sĩ…
Còn
Việt Nam thì suốt ngày cãi nhau về chuyện Nhà giáo Nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú và
xin Nhà nước tài trợ từ hát xẩm đến cầu lông.
Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015
TÌM MẸ
Ngày còn nhỏ,
nghe và tự đọc truyện "Tìm mẹ" trong sách tập đọc, nhưng chỉ có trích
dẫn, không đầy đủ. Đến đoạn này là chảy cả nước mắt:
"Đám
người rửa mặt lau mình xong, lại cất gánh đi. Đám người khác đến. Thằng Nhà và
con Gạo nhìn xuống mặt sông, mặt chúng nó hiện lên rất rõ, giống nhau như đúc.
Bỗng chúng nó thấy hiện trên mặt nước trong, mặt một người đàn bà giống mặt
chúng nó như đúc. Người đàn bà đang rửa mặt, cũng thấy hiện trên mặt nước trong
mặt hai đứa trẻ giống mặt mình như đúc. Nước mắt của người đàn bà rỏ xuống dòng
sông. Nước mắt của thằng Nhà, nước mắt của con Gạo cũng rỏ xuống dòng sông.
Dòng nước trôi, nước sông trong vắt, ba khuôn mặt giống nhau như đúc, chụm vào
nhau rồi lại tỏa ra, tỏa ra rồi lại chụm vào nhau.
Con
Gạo giơ manh áo rách vẫy . Nó nói:
– Mẹ
ơi!
Thằng
Nhà cũng nói:
– Mẹ
ơi!
Người
đàn bà giơ tay ra đón hai đứa trẻ. Mặt người mẹ không buồn nữa, mắt người mẹ
không mờ nữa. Tiếng nói êm như ru cất lên:
– Lại
đây con.
Thằng
Nhà và con Gạo ôm chặt lấy người mẹ, người mẹ ôm chặt lấy hai con. Người mẹ nói:
– Mẹ
đi kiếm ăn, mong cho Nhà có nhà, Gạo có gạo, không ngờ lạc đường, để đến nỗi
hai con khổ sở."
Ngày xưa, ở một làng nhỏ, có một người
mẹ. Người mẹ nuôi hai đứa con. Đứa nhớn là thằng Nhà lên năm. Đứa nhỏ là con
Gạo lên ba.
Khi đẻ đứa con nhớn, người bố nói:
– Mình làm ăn suốt ngày suốt tháng mà
cái nhà cũng không có mà ở. Thôi, đặt tên cho nó là Nhà để sau này nó có cái
nhà trú mưa trú nắng. Người mẹ nói:
– Thế thì đặt tên cho nó là thằng Nhà.
Vừa nói vừa ứa nước mắt.
Khi đẻ đứa con gái, người bố nói:
– Mình làm ăn suốt ngày suốt tháng, mà
gạo chẳng có mà ăn. Thôi, đặt tên cho nó là Gạo để sau này nó còn có hột gạo ăn.
– Thế thì đặt tên cho nó là con Gạo.
Vừa nói vừa ứa nước mắt.
o O o
Hai vợ chồng ra sức làm ăn quanh năm suốt tháng. Làm ngày không đủ phải làm cả đêm. Người bố ngày thì đi làm ruộng, đêm thì đi săn. Nhưng lúa gặt được bao nhiêu phải nộp cho Chúa làng bấy nhiêu. Hươu nai bắn được con nào phải nộp cho Chúa làng con ấy. Người mẹ thì đi mò cua bắt ốc. Cua ốc kiếm được cũng phải nộp cho Chúa làng.
Hai vợ chồng ra sức làm ăn quanh năm suốt tháng. Làm ngày không đủ phải làm cả đêm. Người bố ngày thì đi làm ruộng, đêm thì đi săn. Nhưng lúa gặt được bao nhiêu phải nộp cho Chúa làng bấy nhiêu. Hươu nai bắn được con nào phải nộp cho Chúa làng con ấy. Người mẹ thì đi mò cua bắt ốc. Cua ốc kiếm được cũng phải nộp cho Chúa làng.
Mỗi khi Chúa làng nói thì mọi người
trong làng phải cúi đầu không được nói. Chúa làng đòi gì là mọi người phải răm
rắp tuân theo.
Người bố nói:
– Thế này thì thằng Nhà chẳng bao giờ
có nhà, con Gạo chẳng bao giờ có gạo.
Người mẹ nhìn hai đứa con, ứa nước
mắt. Người bố nói:
– Mình không có, còn chịu được. Nhưng
chúng nó không có nhà, không có gạo thì chịu sao nổi. Phải cố cho con nó có gạo
mà ăn, có nhà mà trú mưa trú nắng.
Hai vợ chồng càng ra sức làm ăn quanh
năm suốt tháng, ngày làm không đủ phải làm cả đêm. Chúa làng bắt nộp hết lúa,
nộp hết hươu nai, nộp hết cua ốc.
Một hôm thằng Nhà khóc tím người vì
rét, con Gạo khóc lịm đi vì đói. Người bố đến lạy Chúa làng:
– Xin Chúa làng rủ lòng thương cho con
mang về một nắm lúa.
Chúa làng trợn mắt, chỉ tay lên cây,
lại chỉ tay xuống đất, nói:
– Từ ngọn lá trên cây đến hòn sỏi dưới
đất, cái gì cũng là của tao. Tao cho gì được nấy, ai xui mày đến trước mặt tao
nói càn nói bậy?
Chúa làng quát:
– Cút đi!
Và Chúa làng cưỡi ngựa trắng đi chơi,
tiếng nhạc rung lên như tiếng vàng tiếng ngọc. Chúa làng chợt nghĩ:
– Nó đã dám hỏi thì rồi nó cũng dám ăn
cắp.
Chúa làng quay ngựa lại, dọc đường gặp
người bố đang lủi thủi về. Chúa làng đâm người bố, hất xác xuống khe sâu. Chúa
làng cho là không ai biết việc này. Nhưng dưới khe sâu, người bố kêu thê thảm:
Chúa làng giết tôi rồi! Và lá rừng rì
rào: Chúa làng giết người! Núi thì thầm: Chúa làng giết người! Khe sâu róc
rách: Chúa làng giết người!
Chúa làng nghĩ:
– Thế nào vợ con nó cũng biết.
Chúa làng phi ngựa đi tìm giết ba mẹ
con.
o O o
Trên núi, dưới một cây cổ thụ, người mẹ ôm hai con. Thằng Nhà khóc tím người vì rét. Con Gạo khóc lịm đi vì đói. Người mẹ bỗng thấy ruột mình như có ai đâm. Người mẹ nói:
Trên núi, dưới một cây cổ thụ, người mẹ ôm hai con. Thằng Nhà khóc tím người vì rét. Con Gạo khóc lịm đi vì đói. Người mẹ bỗng thấy ruột mình như có ai đâm. Người mẹ nói:
– Các con đừng khóc nữa. Ruột mẹ đau
quá. Các con nín đi, bố cũng sắp về.
Thằng Nhà, con Gạo thiu thiu ngủ.
Thỉnh thoảng chúng nó giật mình cựa quậy vì rận cắn. Con rận trong manh áo rách
của người mẹ cắn như đốt vào da. Để khỏi động đến giấc ngủ của hai đứa con,
người mẹ khẽ bảo rận:
– Rận ơi? Đốt tao chứ đừng đốt con tao.
Đàn rận nói:
– Chúa làng sai chúng tao đến hút máu
vợ chồng con cái mày. Nay hết máu rồi, chúng tao cũng đi đây.
Nói xong, đàn rận kéo nhau đi. Còn một
con rận con quay lại thấy mặt người mẹ võ vàng, nó dùng dằng không nỡ đi. Sau
nó nói:
– Tình cảnh chị thật đáng thương. Tôi
đi mà không nỡ. Tôi báo cho chị cái tin này. Chúa làng đã giết chồng chị rồi.
Chúa làng đang phi ngựa đi tìm giết nốt ba mẹ con chị đấy. Trốn đi. Nhạc ngựa
Chúa làng đã gần rồi.
o O o
Những ngôi sao trên trời rỏ nước mắt xung quanh ba mẹ con. Dưới chân núi, nhạc ngựa của Chúa làng vang vang, vó ngựa nện trên đá lộp cộp.
Những ngôi sao trên trời rỏ nước mắt xung quanh ba mẹ con. Dưới chân núi, nhạc ngựa của Chúa làng vang vang, vó ngựa nện trên đá lộp cộp.
Người mẹ đánh thức thằng Nhà và con
Gạo. Người mẹ cõng Nhà trên lưng, ẵm Gạo trong tay,
nhằm núi cao mà trèo. Thằng Nhà hỏi:
– Mẹ ơi, đêm khuya mẹ cõng con đi đâu,
con rét lắm. Bố đâu?
Con Gạo hỏi:
– Mẹ ơi, đêm khuya mẹ ôm con đi đâu,
con đói lắm. Bố đâu?
Người mẹ nói:
– Lên núi thật cao kẻo Chúa làng đến
bắt. Các con đừng nói to, Chúa làng nghe rõ.
Người mẹ lại lo: lên núi cao, Chúa
làng không bắt được nhưng lấy gì nuôi thằng Nhà, con Gạo?
Con rận con còn ở lại trong manh áo
rách người mẹ, nói:
– Chạy vài bước nữa thì đến hang ông
lão Đá. Ông lão Đá có một giỏ gạo đầy. Xin ông lão Đá một nửa.
Người mẹ qua hang ông lão Đá. Người mẹ
không dám hỏi. Ông lão Đá nói:
– Cầm lấy nửa giỏ gạo mà nuôi con.
Nói xong, ông lão Đá đưa cả giỏ gạo
cho người mẹ.
Người mẹ chưa kịp đỡ thì nhạc ngựa
Chúa làng lại vang lên rất gấp. Ông lão Đá chạy theo người mẹ, đưa giỏ gạo và
giục đi mau.
Người mẹ cõng thằng Nhà trên lưng, ẵm
con Gạo trong tay, cái giỏ gạo bên mình, trèo hết núi này đến núi khác. Tay chân người mẹ đã nát toạc vì gai và đá nhọn. Giời đã
sáng. Người mẹ đứng trên cao nhìn xuống ruộng, bờ ruộng chỉ bé như cái ngón
tay. Tiếng nhạc ngựa không nghe thấy nữa. Người mẹ nói với thằng Nhà:
– Đây cao lắm rồi. Chúa làng không lên
được.
Thằng Nhà nói:
– Người nhà Chúa làng có đứa lên được.
– Sao con biết?
– Hôm nọ con theo ông lão Đá lên đây,
kiếm gỗ đẽo bắp cày. Người nhà Chúa làng đến cướp bắp cày.
Người mẹ nghe nói, hốt hoảng:
– Ta phải lên cao nữa.
Thằng Nhà nói:
– Mẹ để con xuống, con nhớn rồi.
Thằng Nhà chạy lên trước. Người mẹ lại trèo, cõng con Gạo trên lưng, cái
giỏ bên mình. Lên một đỉnh núi cao, nhìn xuống ruộng, bờ ruộng bé như sợi chỉ.
Người mẹ nói với thằng Nhà:
– Con có biết núi này không?
Thằng Nhà nói:
– Con biết.
– Sao con biết.
– Hôm nọ con theo ông lão Đá lên đây
bứt mây.
– Người nhà Chúa làng có lên được đây
không?
– Người nhà Chúa làng lên được, cướp
mây của ông lão Đá.
Người mẹ nghe nói, hốt hoảng:
– Ta phải lên cao nữa.
Con Gạo nói:
– Mẹ để con xuống, con nhớn rồi.
Thằng Nhà dắt con Gạo chạy lên trước.
Người mẹ lại trèo, cái giỏ bên mình. Lên một đỉnh núi cao lắm, nhìn xuống,
không thấy gì, chỉ toàn là mây trắng. Gió thổi mạnh đến nỗi thằng Nhà và con
Gạo phải ôm lấy chân người mẹ. Người mẹ phải ôm chặt lấy một mỏm đá. Người mẹ
hỏi thằng Nhà:
– Con có biết núi này không?
Thằng Nhà nói:
– Con không biết.
Người mẹ nghĩ:
– Thế thì Chúa làng không lên được,
người nhà Chúa làng không lên được. Chúa làng không giết được mẹ con ta.
Hai đứa bé đã thiu thiu ngủ. Người mẹ
để mỗi con nằm trên một đùi, mỗi tay ôm một đứa.
o O o
Người mẹ nghĩ:
Người mẹ nghĩ:
– Chúa làng không lên được, nhưng ta ở
đây thì ăn hết gạo của hai con. Phải xuống núi kiếm thêm gạo cho chúng nó.
Người mẹ hát cho thằng Nhà và con Gạo
ngủ say, rồi đứng dậy. Người mẹ lại nghĩ: Phải treo giỏ gạo lên cao để
con nó ăn dần, treo thấp thì con nó ăn một lúc hết ngay, nó không chờ được mẹ
về, nó khóc hết hơi. Người mẹ trèo lên một cây gạo rất cao, cành lá trơ trụi,
và treo cái giỏ gạo lên ngọn cây. Người mẹ trèo xuống nhìn hai đứa con đang ngủ
say, hát cho chúng nó ngủ say hơn nữa. Người mẹ bẻ một sào trúc dài dựa vào gốc
cây để thằng Nhà con Gạo chọc giỏ lấy gạo ăn. Cuối cùng, người mẹ cởi manh áo
rách đắp cho hai con.
Con rận con không đi với người mẹ. Nó
ở lại trong manh áo rách người mẹ đã cởi đắp cho hai con. Người mẹ bước đi một
bước lại quay nhìn hai con, ứa nước mắt đi không đành. Con rận con bò ra khỏi
manh áo rách, bò lên một cành cây ngang vai người mẹ. Người mẹ vẫn quay nhìn
hai con, ứa nước mắt đi không đành. Con rận con đã bò lên ngang tai người mẹ,
nói nhỏ:
– Chị đi đi, đi tìm gạo cho thằng Nhà,
con Gạo.
Người mẹ ứa nước mắt. Con rận con lại
nói:
– Chị đi nhanh lên. Dọc đường có gặp
Chúa làng thì nhằm rừng mây mà chạy vào. Rừng mây chị chạy được, Chúa làng cưỡi
ngựa không chạy lên được.
Người mẹ hỏi:
– Liệu Chúa làng có lên đây không?
– Chúa làng gặp chị, đuổi theo chị,
thì không lên đây nữa.
– Chúa làng cứ lên thì làm sao?
– Thì đã có tôi.
Người mẹ gạt nước mắt xuống núi. Một
lúc nghe văng vẳng tiếng nhạc ngựa của Chúa làng. Người mẹ chạy xuống đến lưng
chừng núi thì nhạc ngựa của Chúa làng cũng vang lên ở lưng chừng núi. Người mẹ
thấy ngựa Chúa làng trước mặt, kêu lên một tiếng và chạy rẽ vào rừng mây. Chúa
làng nghe tiếng người mẹ kêu, phi ngựa đuổi theo vào rừng mây. Dây mây chằng
chịt, ngựa Chúa làng vướng mây không chạy được, Chúa làng nhảy xuống ngựa, đuổi
theo người mẹ. Mây rẽ ra cho người mẹ chạy. Gai mây đâm vào tay, vào chân, vào mặt
Chúa làng. Chân nó, tay nó, mặt nó chảy máu. Chúa làng phải chạy trở ra, đứng
ngoài rừng mây nhìn vào, gầm thét. Người mẹ ra sức chạy cho xa, cho thật xa
tiếng gầm thét của Chúa làng. Người mẹ lạc mất đường về. Chúa làng gầm thét
khản cả cổ, mà vẫn không thấy người mẹ ra. Chúa làng lên ngựa. Gai mây đâm vào
chân, máu chảy ra đã khô. Gai mây đâm vào tay, máu chảy ra đã khô. Gai mây đâm
vào mặt, máu chảy ra đã khô. Máu khô làm thành những đường vằn vện trên chân,
trên tay, trên mặt Chúa làng. Mặt Chúa làng càng thêm hung ác.
o O o
Trên núi, thằng Nhà và con Gạo đã thức dậy. Hai đứa quờ tay không thấy mẹ, rụi mắt nhìn chung quanh cũng không thấy mẹ đâu. Con Gạo khóc, thằng Nhà nói:
Trên núi, thằng Nhà và con Gạo đã thức dậy. Hai đứa quờ tay không thấy mẹ, rụi mắt nhìn chung quanh cũng không thấy mẹ đâu. Con Gạo khóc, thằng Nhà nói:
– Chúng ta hú to lên thì mẹ về.
Chúng nó hú to. Tiếng vang cũng hú,
con rận con nghe tiếng hú, nó bắt chước tiếng người mẹ hú, hú lên. Thằng Nhà
nói:
– Mẹ nghe tiếng chúng ta hú rồi. Mẹ
sắp về đấy.
Thằng Nhà dắt con Gạo ra gốc cây gạo,
thấy giỏ gạo treo trên ngọn cây. Thằng Nhà thấy cái sào trúc, nói:
– Mẹ treo cao để chúng ta ăn dè đây.
Nó lấy cái sào chọc vào giỏ gạo, mấy
hạt gạo rơi xuống. Hai anh em cúi xuống nhặt ăn. Ăn xong, hai đứa trẻ nhìn
xuống dưới núi, chúng nó chóng mặt, lại ôm nhau, lấy manh áo rách của người mẹ
đắp, rồi lại ngủ thiếp đi. Con rận con vẫn hú đều đều, ru ngủ hai đứa trẻ.
o O o
Chúa làng mặt mày vằn vện, cưỡi ngựa ra khỏi rừng mây, đang định về thì nghe tiếng hú trên núi. Chúa làng phi ngựa lên. Rận con nghe tiếng nhạc ngựa, vội vã bò xuống núi đón Chúa làng. Chúa làng phi ngựa lên tới chỗ có tiếng hú, chỉ thấy một con rận con, quát:
Chúa làng mặt mày vằn vện, cưỡi ngựa ra khỏi rừng mây, đang định về thì nghe tiếng hú trên núi. Chúa làng phi ngựa lên. Rận con nghe tiếng nhạc ngựa, vội vã bò xuống núi đón Chúa làng. Chúa làng phi ngựa lên tới chỗ có tiếng hú, chỉ thấy một con rận con, quát:
– Có ba mẹ con chạy qua đây không?
Chúa làng hỏi ba lần. Ba lần, con rận
con trả lời không biết. Chúa làng tức giận đùng đùng, bắt con rận con bỏ vào
mồm cắn, nuốt chửng, con rận con nói:
– Chúa làng giết người, ăn rận, không
được làm người nữa. Chúa làng sẽ biến thành con hổ.
Con rận con nói xong thì Chúa làng
biến thành con hổ, mặt mày vằn vện rất hung ác. Con hổ chạy vào hang trong
rừng. Dọc đường nó gặp một người con gái đi kiếm củi. Con hổ gầm lên một tiếng,
nhảy tới vồ người con gái, bắt về hang. Người con gái khóc lóc. Con hổ định ăn
người con gái, nhưng nó thấy người con gái mắt sáng như sao, tay dẻo như mây,
nó nói:
– Tao tha chết cho mày, nhưng tao lấy
mày làm vợ.
Người con gái khóc lóc, giãy giụa. Về
đến hang, con hổ giam người con gái vào một ngăn bên. Nó chất đá chung quanh.
Nó chất những tảng đá to nhất, nặng nhất chung quanh người con gái.
Từ khi Chúa làng biến thành hổ, dân
làng làm ăn đã dễ chịu hơn trước. Nhưng con hổ lại bắt dân làng mỗi ngày phải
nộp cho nó một buồng gan, gan trâu hay gan lợn. Nếu không nộp thì nó sẽ bắt
người. Dân làng rất căm con hổ, nhưng khiếp oai nó, nên ngày ngày phải giết
trâu, giết lợn, cắt lấy buồng gan đem ra bờ suối. Ngày ngày hổ ra đấy lấy gan
ăn.
Dân làng vẫn tìm cách trừ con hổ đi, nhưng
chưa có dịp.
Thằng Nhà, con Gạo ăn hết giỏ gạo thì
vừa tròn một tháng. Người mẹ vẫn chưa về. Con Gạo khóc. Thằng Nhà nói:
– Chúng ta phải đi tìm mẹ chứ khóc mẹ
cũng chẳng về.
Thằng Nhà cõng con Gạo xuống núi. Buổi
chiều, hai anh em tới một bờ suối. Con Gạo vừa khóc vừa nói:
– Sao mãi mẹ chẳng về.
Gạo kêu đói, Gạo khóc đòi ăn. Thằng
Nhà cũng đói lắm, nhưng nó không khóc, nó nói:
– Mẹ thế nào cũng về.
Thằng Nhà trông trước trông sau, thấy
bên bờ suối có một buồng gan lợn. Nó định nhảy ra lấy thì con hổ vừa tới. Thằng
Nhà giấu con Gạo vào một bụi kín. Hai đứa trẻ nhìn ra. Con hổ ăn gan xong, vươn
mình vằn một cái rồi biến vào rừng. Hai anh em phải bịt mũi vì mùi hôi tanh của
con hổ. Ngày hôm sau, gần về chiều, thằng Nhà và con Gạo núp trong bụi kín,
thấy một ông cụ già đem một buồng gan đến đặt bên bờ suối, cũng vẫn chỗ hôm
qua. Ông cụ lấm lét nhìn xung quanh rồi đi. Xâm xẩm tối, con hổ tới ăn gan
xong, nó vươn mình vằn một cái rồi biến vào rừng. Hai anh em phải bịt mũi vì
mùi hôi tanh của con hổ. Ngày hôm sau nữa, gần về chiều, thằng Nhà và con Gạo
núp trong bụi kín, thấy một bà lão đem một buồng gan đến đặt ở bờ suối, cũng
vẫn chỗ hôm qua. Bà lão lấm lét nhìn chung quanh rồi đi. Đợi bà lão đi khỏi,
Nhà nhảy ra. Gạo giữ lại, nói:
– Đừng ra, hổ cắn chết.
Thằng Nhà nói:
– Hổ chưa tới. Anh ra lấy gan về cho
em ăn đỡ đói.
Nói xong, thằng Nhà chạy rất nhanh ra
bờ suối, lấy buồng gan trở về. Con Gạo nhảy ra khỏi bụi, tíu tít nói:
– Nhanh lên, nhanh lên, hổ sắp tới đây.
Thằng Nhà một tay cầm buồng gan, một
tay dắt Gạo, nói:
– Vào sâu trong rừng kẻo hổ vào bắt
được.
Hai đứa vào sâu trong rừng. Thằng Nhà
nhớ hồi đi với ông lão Đá. Ông lão Đá dạy nó cách đập đá lấy lửa. Nó đập đá,
lửa tóe ra. Hai đứa chất củi khô làm bếp nướng gan, nướng chín đến đâu ăn đến
đấy.
Con hổ đến bờ suối như mọi khi. Không
thấy buồng gan , nó gầm lên một tiếng.
Con Gạo ôm chầm lấy anh, nói:
– Chạy đi không hổ bắt.
Thằng Nhà nói:
– Không sợ. Nó không vào đây được.
Con hổ sục sạo chung quanh một hồi lâu.
Nó đi đến đâu thì đá băng cây đổ đến đấy, nhưng nó không vào được chỗ thằng Nhà
và con Gạo. Ngày hôm sau cũng thế. Ngày hôm sau nữa cũng thế. Con hổ sục sạo
chung quanh một hồi lâu. Nó đi đến đâu thì đá băng cây đổ đến đấy, nhưng nó vẫn
không vào được chỗ thằng Nhà và con Gạo. Nó gầm lên, tiếng gầm lay rừng chuyển
núi. Cuối cùng nó lồng lộn ra về. Thằng Nhà, con Gạo lại nướng gan, chín đến
đâu ăn đến đấy. Con Gạo nói:
– Để dành cho mẹ một miếng gan kẻo mẹ
đói.
o O o
Con hổ về hang, gầm thét dữ tợn. Vợ hổ sợ khiếp, chạy sang ngăn bên, ôm mặt khóc. Ngày hôm sau, con hổ ra bờ suối rất sớm. Nó nấp sau một bụi lau. Buổi chiều, nó thấy một ông lão mang buồng gan đặt bên bờ suối, lấm lét nhìn chung quanh rồi đi. Ông lão vừa đi thì có một thằng bé chạy tới xách buồng gan chạy vụt vào rừng sâu. Con hổ gầm lên:
Con hổ về hang, gầm thét dữ tợn. Vợ hổ sợ khiếp, chạy sang ngăn bên, ôm mặt khóc. Ngày hôm sau, con hổ ra bờ suối rất sớm. Nó nấp sau một bụi lau. Buổi chiều, nó thấy một ông lão mang buồng gan đặt bên bờ suối, lấm lét nhìn chung quanh rồi đi. Ông lão vừa đi thì có một thằng bé chạy tới xách buồng gan chạy vụt vào rừng sâu. Con hổ gầm lên:
– Thằng bé hỗn láo, muốn sống thì để
buồng gan đấy.
Nó nhe nanh, vểnh râu, nhảy những bước
nhanh như gió, đuổi theo thằng Nhà. Nó đứng xa, thấy một đống lửa to, hai đứa
trẻ ngồi nướng gan, mùi thơm phưng phức. Con hổ thèm rỏ một bãi nước bọt tanh
tưởi. Nó nhảy xồ vào, nhưng đá băng cây đổ, nó không vào được chỗ thằng Nhà và
con Gạo. Nó gầm lên những tiếng lay rừng chuyển núi. Nó điên cuồng, lồng lộn ra
về.
Về đến hang, con hổ gầm thét dữ tợn.
Vợ hổ sợ khiếp nằm trong ngăn bên, ôm mặt khóc. Con hổ quát:
– Có hai đứa trẻ cùng giống người với
mày, dám cả gan lấy gan của tao ăn. Mày vào rừng sâu, chỗ nào có lửa là chỗ
chúng nó nấp, dỗ đem chúng nó về đây.
Vợ hổ nói:
– Hổ còn không đem về được, tôi đem
thế nào được?
Con hổ há rộng mồm, nhe nanh nhọn
hoắt, mắt đỏ ngầu như miếng tiết. Nó lại gầm:
– Không đem được hai đứa trẻ về đây,
thì tao bắt hết dân làng ăn gan. Vợ hổ nghe nó dọa bắt hết dân làng ăn gan, lo
sợ quá đành phải đi. Nhưng vừa đi, vợ hổ vừa khóc. Vợ hổ đến chỗ hai anh em Nhà
và Gạo. Hai đứa đang ngủ, ánh lửa ửng hồng trên trán thằng Nhà trên trán con
Gạo. Vợ hổ nhìn hai đứa trẻ càng thương, nước mắt chảy ròng ròng. Nước mắt chảy
trên trán của Nhà, trên má của Gạo. Thằng Nhà và con Gạo choàng tỉnh dậy. Chúng
nó rụi mắt, thấy trước mặt là một người con gái xinh đẹp, nhưng mặt buồn buồn
như mặt người mẹ. Thằng Nhà ngồi dậy, hỏi:
– Chị là ai?
Con Gạo cũng ngồi dậy, chạy đến nắm
tay vợ hổ, hỏi:
– Chị ở đâu đến đây?
Vợ hổ không trả lời được, đứng khóc.
Con Gạo chạy đến ôm chân vợ hổ. Thằng Nhà cũng chạy đến cầm tay vợ hổ. Thằng
Nhà hỏi:
– Chị là ai mà lại khóc?
Con Gạo cũng hỏi:
– Chị ở đâu đến đây mà cứ khóc mãi thế?
Vợ hổ nghẹn ngào nói:
– Thôi, hai em đừng hỏi nữa. Hai em cứ
đi theo chị đây, chị sẽ nói cho hai em hiểu.
Thằng Nhà hỏi:
– Đi với chị à? Đi đâu?
Con Gạo cũng hỏi:
– Đi với chị à? Chị đưa em đến với mẹ
em nhé.
Mặt vợ hổ cũng buồn như mặt người mẹ.
Tiếng nói của vợ hổ cũng êm dịu như tiếng nói của người mẹ. Con Gạo bằng lòng
đi với vợ hổ. Thằng Nhà cũng bằng lòng.
Hai anh em giục vợ hổ đi, vợ hổ lại
không đi, đứng nguyên một chỗ, nước mắt chảy ròng ròng. Vợ hổ nghĩ:
– Không lẽ đem hai em về cho hổ ăn gan.
Con Gạo nóng lòng tìm mẹ, giục vợ hổ
đi. Thằng Nhà cũng giục. Vợ hổ vẫn chưa chịu đi. Chợt vợ hổ nghĩ ra một cách,
bảo hai em chui vào váy, rồi tiến về hang.
Hổ thấy vợ về, hỏi:
– Có tìm thấy chúng nó không?
Vợ hổ nói:
– Chỉ thấy núi băng cây đổ, đống lửa
vẫn cháy, hai đứa trẻ đi rồi.
Hổ gầm lên một tiếng lay rừng chuyển
núi. Vợ hổ sợ khiếp. Con Gạo bám chặt lấy thằng Nhà. Hổ nhìn váy vợ thấy lùng
thùng hỏi:
– Sao to thế kia?
Vợ hổ nói:
– Sắp đẻ, làm buồng cho tôi đẻ.
Hổ chỉ vào ngăn riêng của vợ hổ, bảo:
– Cứ vào đó mà đẻ đi.
Vợ hổ nói:
– Phải tha thêm đá vào.
Hổ bèn đi tha đá chất đầy chung quanh
ngăn của vợ hổ. Vợ hổ vào ngăn, cài cửa đá lại. Trong ngăn đá dầy, con Gạo khóc
sụt sùi. Thằng Nhà hỏi vợ hổ:
– Sao chị lại lừa chúng tôi về đây cho
hổ ăn thịt chúng tôi?
Vợ hổ lại khóc, cúi xuống chụm đầu vào
hai đứa trẻ, kể lại vì sao vợ hổ bắt buộc phải đưa Nhà và Gạo về đây. Cuối
cùng, vợ hổ nói:
– Chị không đưa hai em về đây thì hổ
ăn thịt hết dân làng. Chị đem hai em về đây, hai em trốn trong này với chị để
tìm mưu giết hổ.
Mặt vợ hổ buồn như mặt người mẹ. Tiếng
nói của vợ hổ êm dịu như tiếng nóingười mẹ. Nhà và Gạo bằng
lòng trốn trong ngăn đá với vợ hổ.
Hổ đi rừng về, nhìn vào phía ngăn đá,
gầm lên, hỏi:
– Đẻ chưa?
Vợ hổ chưa kịp trả lời, nó đã phồng
mũi lên. Nó ngửi thấy hơi trẻ con, nó gầm:
– Đẻ người à? Mấy đứa? Đem ra đây.
Vợ hổ trả lời:
– Hai đứa, không đem ra được. Nó nhỏ,
ra gió nó chết.
– Không đem ra thì mở cửa tao vào.
– Vào không được, nó nhỏ, nó thấy bố hổ,
nó sợ nó chết.
– Nó nhỏ, gan nó to chừng nào?
– Nó nhỏ, gan nó bằng đốt tay.
Hổ liếm mép bỏ đi, nghe xa xa có tiếng
đá băng, cây đổ. Vợ hổ kể lại chuyện bị hổ bắt ép làm vợ như thế nào cho hai
đứa trẻ nghe. Thằng Nhà cũng kể tình cảnh nhà mình cho vợ hổ nghe. Con Gạo ôm
chặt lấy thằng Nhà, thằng Nhà ôm chặt lấy vợ hổ, vợ hổ ôm chặt lấy hai em. Từ
đôi mắt vợ hổ sáng như sao, hai dòng nước mắt chảy ra trong như nước suối, rơi
xuống bàn tay nhỏ của con Gạo và thằng Nhà. Con Gạo hỏi:
– Mẹ em đâu?
Vợ hổ nói:
– Các em thế nào cũng tìm thấy mẹ. Chị
thế nào cũng thấy nhà.
Vợ hổ lẻn ra, vào rừng trảy muỗm về
cùng hai em ăn. Ăn xong hai đứa trẻ ngủ. Vợ hổ ngồi nhìn hai em, thấy chúng nó
hiền lành, thương chúng nó bơ vơ, vợ hổ lại khóc. Vợ hổ cất tiếng êm ái ru cho hai
em ngủ say.
o O o
Hôm sau hổ lại hỏi:
Hôm sau hổ lại hỏi:
– Đã nhớn chưa? Đem một đứa ra đây tao
ăn gan.
Vợ hổ nói:
– Còn bé lắm. Chưa nhớn được là bao.
Ăn bây giờ chẳng bõ.
Ngày hôm sau, hổ lại hỏi. Vợ hổ lại
trả lời như thế. Hổ gầm lên, làm cho cả hang đá rung lên như sấm động. Hổ nói:
– Mày không được nói quanh. Tao hẹn
một ngày nữa. Ngày mai, mày không đưa một đứa ra thì tao sẽ phá cửa vào lôi cả
ba đứa chúng mày ra ăn một lúc.
Nói xong hổ ra đi, nghe xa xa đá băng
cây đổ ầm ầm. Ba người trong hang ôm nhau khóc. Con Gạo nói:
– Mẹ ở đâu, mẹ về đón con, hổ nó sắp
ăn gan con rồi.
Lúc này người mẹ thấy nhói đau trong
ruột. Người mẹ đã đi lùng hết rừng núi, đầu sông ngọn nguồn để tìm con, nhưng
không gặp. Ngày đêm người mẹ chỉ khóc, mắt người mẹ đã mờ đi.
Thằng Nhà lấy tay gạt nước mắt, nói
với vợ hổ:
– Chị ra cắt lấy một miếng gan ở bờ
suối về, ngày mai hổ hỏi thì đưa ra cho nó, bảo rằng gan người bé hơn gan trâu.
Vợ hổ ra bờ suối cắt lấy một miếng gan
trâu đem về. Thằng Nhà nói:
– Chị lấy ba gai mây nhét kín vào
trong miếng gan, hổ ăn gan, gai mây sẽ đâm thủng ruột hổ.
Ngày hôm sau, hổ gầm:
– Đem một đứa ra đây để tao ăn gan.
Vợ hổ nói:
– Tôi giết một đứa rồi. Đây đã sẵn
buồng gan của nó để bố hổ ăn.
Hổ cười, mặt hổ cười lại càng xấu xí,
dữ tợn. Hổ khen vợ hổ tốt. Vợ hổ đưa miếng gan cho hổ. Hổ hỏi:
– Sao gan không tươi?
Vợ hổ nói:
– Gan người không tươi bằng gan trâu,
gan lợn, nhưng bổ hơn gan trâu, gan lợn.
Hổ lại hỏi:
– Sao gan người có cái gì vương vướng
khó ăn?
Vợ hổ nói:
– Gan người không mềm bằng gan trâu,
gan lợn, nhưng gan người bổ hơn gan trâu, gan lợn.
Hổ ăn xong thì lưỡi hổ tóe máu, toạc
ra làm đôi, ruột hổ đau như kim đâm. Vợ hổ cài cửa đá lại thật cẩn thận. Hổ
gầm, hổ quát, hổ kêu. Hổ gọi vợ hổ ra đấm lưng cho hổ. Vợ hổ không ra, hổ nói:
– Mày phản tao, tao biết rồi.
Nó gầm lên một tiếng, đá trong hang lở
ầm ầm. Nó húc vào ngăn bên, đá vỡ toác ra. Nó trông thấy vợ đang ôm hai đứa
trẻ. Nó lách vào, nhưng đá đã kẹp lấy đầu con hổ, đầu con hổ vỡ toác ra. Thằng
Nhà, con Gạo và vợ hổ phải đưa tay lên bịt mũi vì mùi tanh hôi của con hổ.
Thằng Nhà nói:
– Hổ chết rồi. Phải đem chôn hổ ngoài
hang.
Ba người đào một cái hố sâu, vứt xác
hổ xuống, lấp đất lên.
o O o
Con Gạo đem manh áo rách của người mẹ ra phơi. Nhớ mẹ, Gạo khóc, nước mắt của Gạo rơi xuống đất. Thằng Nhà vừa nhớ mẹ vừa thương em, cũng khóc, nước mắt của Nhà rơi xuống đất. Người con gái vừa nhớ nhà vừa thương hai đứa trẻ bơ vơ, cũng khóc, nước mắt của người con gái rơi xuống đất. Thằng Nhà vào trong ngăn lấy ra một hột muỗm đem vùi xuống đất. Nó nói:
Con Gạo đem manh áo rách của người mẹ ra phơi. Nhớ mẹ, Gạo khóc, nước mắt của Gạo rơi xuống đất. Thằng Nhà vừa nhớ mẹ vừa thương em, cũng khóc, nước mắt của Nhà rơi xuống đất. Người con gái vừa nhớ nhà vừa thương hai đứa trẻ bơ vơ, cũng khóc, nước mắt của người con gái rơi xuống đất. Thằng Nhà vào trong ngăn lấy ra một hột muỗm đem vùi xuống đất. Nó nói:
– Muỗm ơi, mày mọc lên cho chúng tao
khuây khỏa chút nào.
Sáng hôm sau, ba người chạy ra, thấy
muỗm đã mọc mầm. Gạo không khóc nữa. Người con gái cũng vui lên. Buổi trưa, ba
người chạy ra, thấy muỗm đã cao bằng đầu người con gái. Ba người vỗ tay cười.
Buổi chiều, ba người chạy ra, thấy muỗm đã cao vút tới mây, cành lá rườm rà như
một cái tán lớn mở ra rợp cả một vùng. Ba người đứng dưới gốc muỗm nhảy nhót. Sáng
hôm sau, muỗm chi chít những quả là quả.
Người con gái trảy ba quả muỗm vừa
ngọt vừa thơm. Ba người ăn vào mát lòng mát dạ. Chim rừng nghe tin hổ chết,
trước hang hổ lại có cây muỗm to bóng râm rất mát, quả vừa thơm vừa ngọt. Chúng
nó ríu rít ca, rủ nhau bay đến cây muỗm.
Đầu tiên là chim chào mào. Thằng Nhà
ngồi dưới gốc muỗm với con Gạo và người con gái, thấy chào mào nghiêng mào ăn
muỗm, bèn hỏi:
– Chào mào có biết mẹ tôi ở đâu không?
Chào mào hỏi:
– Người thế nào?
– Giống tôi như đúc.
– Thế thì không biết.
– Chào mào không biết thì không cho
chào mào ăn.
Thằng Nhà xua con chào mào. Chào mào
vừa bay đi thì một con sáo đến. Thằng Nhà ngồi dưới gốc cây muỗm với con Gạo và
người con gái, thấy sáo đang lấy mỏ ngắt rỉa một quả muỗm, bèn hỏi:
– Sáo có biết mẹ tôi ở đâu không?
– Người thế nào?
– Giống tôi như đúc.
– Thế thì không biết.
– Sáo không biết thì không cho sáo ăn.
Thằng Nhà xua con sáo. Sáo vừa bay đi
thì một con đại bàng đến. Đại bàng mào đỏ mỏ vàng, lông cổ óng ánh năm mầu, hai
cánh xòe ra rợp cả hang hổ. Thằng Nhà ngồi dưới gốc cây muỗm với con Gạo và
người con gái, thấy đại bàng ăn quả, bèn hỏi:
– Đại bàng có biết mẹ tôi ở đâu không?
Đại bàng nhìn thằng Nhà, nhìn con Gạo
một lúc lâu lại nhìn người con gái.
Đại bàng nói:
– Đại bàng có biết một bà giống hai em
như đúc, bà có một trai tên là Nhà, một gái tên là Gạo, bà vẫn nhắc hai con,
nhưng không biết đường về.
– Thế thì đúng là mẹ chúng tôi rồi. Mẹ
tôi ở đâu, đại bàng?
– Phải đi qua ba rừng, bốn sông, bảy
núi, rồi đến một bến sông, nước trong như gương, bến có một cây đa um tùm mát
rượi. Mẹ các em thường hay đến đấy tắm rửa.
– Đại bàng dẫn chúng tôi đi tìm mẹ nhé.
– Để đại bàng ăn no thì đại bàng dẫn
các em đi tìm mẹ.
– Thế thì đại bàng ăn đi, ăn nhanh lên
rồi đưa chúng tôi đi tìm mẹ.
Đại bàng ăn xong, nói:
– Hai em trèo lên mình đại bàng, mình
đại bàng êm như bông, ấm như nắng, đại bàng sẽ dẫn hai em đi tìm mẹ.
o O o
Thằng Nhà đỡ con Gạo lên mình đại bàng, rồi bước lên ngồi đằng sau đứa em. Hai anh em quay lại thấy người con gái đứng trước cửa hang, mặt buồn buồn như mặt người mẹ . Người con gái nói:
Thằng Nhà đỡ con Gạo lên mình đại bàng, rồi bước lên ngồi đằng sau đứa em. Hai anh em quay lại thấy người con gái đứng trước cửa hang, mặt buồn buồn như mặt người mẹ . Người con gái nói:
– Hai em đi tìm mẹ, chị thì bao giờ
tìm thấy nhà?
Người con gái sa nước mắt, nước mắt
trong như nước suối.
Thằng Nhà nói:
– Đại bàng ơi, đại bàng có giúp cho
chị tôi tìm được nhà không?
Đại bàng nói:
– Ra bờ suối, đi vào con đường đá, đến
tìm ông lão Đá ông lão Đá sẽ chỉ đường cho chị về nhà.
Người con gái nói:
– Làm sao mà tìm đến được nhà ông lão
Đá?
– Đại bàng sẽ thả lá muỗm ở dọc đường,
chỗ nào có lá muỗm thì đi, chị sẽ tìm được nhà ông lão Đá.
Người con gái nói với hai đứa bé:
– Hai em tìm được mẹ rồi thì về chỗ
ông lão Đá cho chị được gặp, kẻo chị nhớ hai em.
Thằng Nhà nói:
– Dù xa, dù khó chúng em cũng tìm gặp
chị.
Người con gái đứng trước cửa hang,
nhìn hai đứa trẻ gật gật đầu. Con Gạo giữ chặt manh áo rách của mẹ. Thằng Nhà
một tay giữ Gạo, một tay nắm lông cổ đại bàng. Đại bàng cất tiếng hót như tiếng
sáo, xòe hai cánh biếc như mây xanh, bay bổng lên giời. Hai anh em quay lại
thấy người con gái vẫn đứng trước cửa hang gật gật đầu. Đại bàng thỉnh thoảng
lại nhả xuống một lá muỗm.
o O o
Đại bàng bay qua rừng, bay qua núi, mình đại bàng êm như bông, ấm như nắng, tiếng đại bàng kêu như tiếng sáo. Đại bàng bay qua một con sông, thằng Nhà giật lông cổ đại bàng, hỏi:
Đại bàng bay qua rừng, bay qua núi, mình đại bàng êm như bông, ấm như nắng, tiếng đại bàng kêu như tiếng sáo. Đại bàng bay qua một con sông, thằng Nhà giật lông cổ đại bàng, hỏi:
– Đây rồi phải không, đại bàng?
Đại bàng nói:
– Chưa phải. Bến sông mẹ em hay tới
trong chứ không đục.
Thỉnh thoảng con Gạo nói:
– Đại bàng ơi, đại bàng thả lá muỗm
xuống kẻo chị tôi lạc lối.
Đại bàng bay qua rừng, bay qua núi,
mình đại bàng êm như bông, ấm như nắng, tiếng đại bàng kêu như tiếng sáo. Đại
bàng bay qua một con sông, có bến um tùm.
Thằng Nhà giật lông cổ đại bàng, nói:
– Đây rồi phải không đại bàng?
Đại bàng nói:
– Chưa phải. Bến sông mẹ em hay tới là
bến cây đa, không phải bến cây si.
Con Gạo chực khóc. Nó nói:
– Có gặp mẹ thật không?
Đại bàng nói:
– Gạo đừng sốt ruột. Phải bay qua đủ
ba rừng, bốn sông, bảy núi mới tìm thấy mẹ.
Đại bàng bay hết ba rừng, bốn sông,
bảy núi, mình đại bàng êm như bông, ấm như nắng, tiếng đại bàng kêu như tiếng
sáo. Tới một bến sông, có một cây đa cổ thụ um tùm, đại bàng từ từ đỗ xuống.
Lúc ấy vào giữa trưa. Đại bàng nói:
– Mẹ hai em ở đây.
Thằng Nhà và con Gạo nhảy xuống đất vỗ
tay cười. Thằng Nhà ôm lấy cổ đại bàng nói:
– Đại bàng tốt lắm. Bây giờ đại bàng
chỉ cho tôi đến chỗ mẹ tôi.
Đại bàng nói:
– Các em trèo lên cây đa, tới cái cành
chĩa ngang mặt nước. Các em nhìn xuống sông. Lát nữa, bà con đi kiếm củi qua
đây, thường hay xuống rửa mặt. Các em thấy trên mặt nước, ai giống mặt hai em,
thì đấy chính là mẹ các em.
Nói xong, con đại bàng mào đỏ, mỏ
vàng, lông cổ óng ánh năm mầu, mình êm như bông, ấm như nắng, xòe cánh to rộng,
vỗ cánh bay cao, tiếng kêu êm ái như tiếng sáo.
Thằng Nhà đỡ con Gạo trèo lên cây đa.
Hai anh em bám trên cái cành cao mọc chĩa ra ngang mặt nước. Chúng nó soi mặt
trên dòng sông trong vắt, mặt hai đứa nổi trên mặt nước, giống nhau như đúc.
Những người đàn bà đi kiếm củi về,
buổi trưa oi bức, ai nấy đều đặt gánh củi dưới gốc đa, rồi xuống bến rửa mặt
lau mình. Thằng Nhà và con Gạo nhìn xuống mặt sông. Mặt chúng nó hiện lên rất
rõ, nhưng hai đứa không thấy mặt ai giống như mặt chúng nó. Đám người rửa mặt
lau mình xong, lại cất gánh đi. Đám người khác đến. Thằng Nhà và con Gạo lại
nhìn xuống mặt sông nhưng không thấy mặt ai giống như mặt chúng nó. Con Gạo
khóc, thằng Nhà nói:
– Em Gạo đừng khóc, đại bàng không nói
dối đâu.
Đám người rửa mặt lau mình xong, lại
cất gánh đi. Đám người khác đến. Thằng Nhà và con Gạo nhìn xuống mặt sông, mặt
chúng nó hiện lên rất rõ, giống nhau như đúc. Bỗng chúng nó thấy hiện trên mặt
nước trong, mặt một người đàn bà giống mặt chúng nó như đúc. Người đàn bà đang
rửa mặt, cũng thấy hiện trên mặt nước trong mặt hai đứa trẻ giống mặt mình như
đúc. Nước mắt của người đàn bà rỏ xuống dòng sông. Nước mắt của thằng Nhà, nước
mắt của con Gạo cũng rỏ xuống dòng sông. Dòng nước trôi, nước sông trong vắt,
ba khuôn mặt giống nhau như đúc, chụm vào nhau rồi lại tỏa ra, tỏa ra rồi lại
chụm vào nhau.
Con Gạo giơ manh áo rách vẫy . Nó nói:
– Mẹ ơi!
Thằng Nhà cũng nói:
– Mẹ ơi!
Người đàn bà giơ tay ra đón hai đứa
trẻ. Mặt người mẹ không buồn nữa, mắt người mẹ không mờ nữa. Tiếng nói êm như
ru cất lên:
– Lại đây con.
Thằng Nhà và con Gạo ôm chặt lấy người
mẹ, người mẹ ôm chặt lấy hai con. Người mẹ nói:
– Mẹ đi kiếm ăn, mong cho Nhà có nhà,
Gạo có gạo, không ngờ lạc đường, để đến nỗi hai con khổ sở.
Vừa nói vừa vuốt tóc rối bù của con
giai, lau nước mắt cho con gái. Tiếng người mẹ êm hơn tiếng sáo của đại bàng,
êm hơn tiếng người con gái trong hang hổ. Tay người mẹ êm hơn bông, ấm hơn
nắng. Thằng Nhà bắt đầu kể cho mẹ nghe những chuyện chúng nó gặp ở dọc đường.
Người mẹ nói:
– Chúa làng chết rồi, hổ cũng không
còn. Mẹ con ta gặp nhau, thế nào Nhà cũng có nhà, Gạo cũng có gạo.
Người mẹ cất tiếng hát ru cho hai con
ngủ, và nói:
– Các con ngủ đi cho đỡ mệt. Tội tình
các con vất vả. Chốc nữa mẹ sẽ mua quà cho các con ăn.
Trong tay người mẹ, hai anh em đánh
một giấc ngủ ngon. Người mẹ nhìn con, khi thì mỉm cười, khi lại ứa nước mắt.
Người mẹ hát:
– Trở về làng từ nay có nhà, có gạo,
có mẹ có con. Con ơi con ngủ cho ngoan…