Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

VẢI THANH HÀ




Vải thiều hay còn có  tên Lệ Chi là loại quả vải nổi tiếng ở Thanh HàChí Linh (Hải Dươngvà Lục Ngạn (Bắc Giang).
Vải thiều có nguồn gốc Trung Quốc do ông Hoàng Văn Cơm thôn Thuý Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương trồng. Cây vải tổ của ông, hiện có độ tuổi khoảng 150 năm. Dân địa phương đã nhân giống từ cây này. Ngày nay, vải thiều được nhân giống sang một số nơi khác trên cả nước như Lục Ngạn - Bắc Giang, Chí Linh - Hải Dương và nhiều địa phương khác...

Giống vải được ưa chuộng nhất ở Việt Nam là vải thiều trồng tại khu vực huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Quả thu hoạch từ các cây vải trồng trong khu vực này thông thường có hương vị thơm và ngọt hơn vải được trồng ở các khu vực khác (mặc dù cũng lấy giống từ đây). Một giống vải khác, chín sớm hơn, có tên gọi dân gian là (vải) tu hú có hạt to hơn và vị chua hơn so với vải thiều. Nó có tên gọi như vậy có lẽ là do gắn liền với sự trở lại của một loài chim di cư là chim tu hú.
Hiện tại, ở Việt Nam thì chỉ có 2 huyện trồng nhiều vải nhất đó là Huyện Thanh Hà - Hải Dương, và Huyện Lục Ngạn - Bắc Giang. Tuy sản lượng ở Lục Ngạn Bắc Giang nhiều hơn, nhưng vải ở Thanh Hà quả vẫn to, ngọt, và giá bán cao hơn. Ấn Độ, và Trung Quốc cũng có loại vải Thiều này.
Hàng năm, ở Thanh Hà thu hoạch khoảng 30.000 tấn đến 50.000 tấn vải mỗi năm. và khoảng 30% là để sấy khô còn lại là bán tươi. Ở Lục Ngạn, Bắc Giang lượng vải còn lớn hơn so với ở Thanh Hà rất nhiều, ước tính là 500.000 tấn/năm, vì chất lượng vải thiều ở đây ngon hơn ở các nơi khác nên chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc.
Quả nhỏ, vỏ sần, chín màu đỏ, hạt rất màu đen tuyền hoặc không hạt, cùi trắng dày ăn rất ngọt, hương vị thơm đặc biệt. Vải ra hoa vào tháng 3 dương lịch và chín vào tháng 6. Vải thiều Thanh Hà thường được vận chuyển vào tiêu thụ tại các vùng miền khác như Sài Gòn, Hà Nội. Khoảng thời gian thu hoạch vải thiều thường ngắn, khoảng 2 tuần. Do vậy công nghệ bảo quản vải rất quan trọng.
Vải được bảo quản bằng cách sấy khô hoặc giữ tươi đông lạnh. Giữ tươi bằng cách:  bó vải thành từng chùm nhúng vào nước thùng nước đá cây ngâm khoảng 5 phút cho lạnh, mỗi thùng xốp khoảng 15-30 kg vải, cho đá lạnh bọc trong túi ni long ở giữa, xếp vải xung quanh, tránh để vải tiếp xúc trực tiếp với đá lạnh dễ bị thâm. Cách này có thể giữ vải thiều tươi ngon trong khoảng 10 ngày.


    


   

   

Hình ảnh: Dấu hiệu đặc trưng của Vải Thiều Thanh Hà làm nên thương hiệu vải thiều    Hình ảnh

Hình ảnh: Năm nay vụ mùa bội thu.. :-> <3

Kết bạn cùng ad : Đàm Trì Khải


Hình ảnh: Những ai thích chùm vải này nào



Hình ảnh: Tượng Cụ Hoàng Văn Cơm một tấm trướng thêu dòng chữ: “Nhân dân các dân tộc huyện Lục Ngạn biết ơn cụ Hoàng Văn Cơm (ông tổ vải thiều)”.
  Tượng thờ cụ Hoàng Văn Cơm

Cây vải tổ- Thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn, Huyện Thanh Hà, Hải Dương
một thời 1 cây vải là 1 cây vàng!
Xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà có thôn Thuý Lâm, 130 năm trước, cụ Hoàng Văn Cơm đã trồng vải ở Thuý Lâm, đến nay còn sống một cây được Hội Trồng vườn Trung ương phong tặng là cây vải tổ. Lạ lùng, cứ ra khỏi làng Thuý Lâm là cây vải cho quả kém. Cho nên gọi vải Thanh Hà, song thực chất chỉ có vải Thuý Lâm là giống cây quý. Sách cũ viết về quả vải Thuý Lâm thế này: “Mã ngoài như lụa hồng tơ tía, thịt vải như giáng tuyết, như thủy tinh. Vị ngọt đậm, ăn vào thơm như thứ rượu tiên trên đời”. Năm 1958, ông Lê Vi Vận - người làng Thuý Lâm - đã mang 30kg vải lên Hà Nội biếu Bác Hồ.
Những năm 70-80 của thế kỷ trước, cả nước chỉ độc Thanh Hà có vải. Một cây vải chín bán quả có tiền mua một cây vàng. Nhờ có quả vải, người Thuý Lâm sống phong lưu. Tiền bạc rủng rỉnh trên các cây vải. Người dân quanh năm chẳng phải làm gì, ngồi dưới gốc cây chờ quả vải chín. Có người bỏ cả thành phố về quê để sống với vải. Thế nên, con gái vừa lớn nứt mắt là đi lấy chồng, con trai chẳng cần đỗ đạt học hành, nhưng các món chơi đều giỏi.
Cây vải quý thế, nên người Thuý Lâm ghét bỏ các loài cây khác. Cả làng biến ruộng thành vườn để trồng cây vải. Vải tràn ra đê, ra bãi tha ma. Trung bình mỗi người dân có 15 cây vải. Hồi đó ở làng Lâm có ông Sạn, ông Khần... là những nông dân năng động, có máu làm giàu và... rất chủ quan! Họ chiết hàng vạn cành vải đi khắp miền Bắc rao bán, rồi lại đem hết kinh nghiệm trồng vải của tổ tiên ra truyền bá, vì cứ ngây thơ nghĩ rằng: Chẳng ở đâu có đất cho cây vải ra quả ngọt như Thuý Lâm.
Thế rồi, cây vải đã đặt được chân lên vùng đồi trọc Lục Ngạn, Bắc Giang. Cả một rừng vải gốc gác Thanh Hà trẻ trung, khoẻ mạnh mọc lên trên đất Lục Ngạn đã đánh bạt những vườn vải già cỗi của Thuý Lâm trên thương trường. Quả vải Lục Ngạn dẫu không ngọt bằng, thơm bằng, nhưng quả to hơn và nhiều thì như “quân Nguyên”! Điều rất quan trọng là nó lại tiện đường sang Trung Quốc. Người Thuý Lâm không ngờ rằng, Lục Ngạn đánh dấu chấm hết cho thương hiệu vải Thuý Lâm, Thanh Hà. Họ chỉ còn điều an ủi trong miếu thờ cây vải tổ. Đó là một tấm trướng thêu dòng chữ: “Nhân dân các dân tộc huyện Lục Ngạn biết ơn cụ Hoàng Văn Cơm (ông tổ vải thiều)”.

Hình ảnh: Đọc và cảm nhận nhé:

CÂY VẢI TỔ - THÔN THÚY LÂM - XÃ THANH SƠN - HUYỆN THANH HÀ - HẢI DƯƠNG:
MỘT THỜI 1 CÂY VẢI LÀ CÂY VÀNG:

Xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà có hai thôn: Thuý Lâm, Tráng Liệt. 130 năm trước, cụ Hoàng Văn Cơm đã trồng vải ở Thuý Lâm, đến nay còn sống một cây được Hội Trồng vườn Trung ương phong tặng là cây vải tổ. Lạ lùng, cứ ra khỏi làng Thuý Lâm là cây vải cho quả kém. Cho nên gọi vải Thanh Hà, song thực chất chỉ có vải Thuý Lâm là giống cây quý. Sách cũ viết về quả vải Thuý Lâm thế này: “Mã ngoài như lụa hồng tơ tía, thịt vải như giáng tuyết, như thủy tinh. Vị ngọt đậm, ăn vào thơm như thứ rượu tiên trên đời”. Năm 1958, ông Lê Vi Vận - người làng Thuý Lâm - đã mang 30kg vải lên Hà Nội biếu Bác Hồ.

Những năm 70-80 của thế kỷ trước, cả nước chỉ độc Thanh Hà có vải. Một cây vải chín bán quả có tiền mua một cây vàng. Nhờ có quả vải, người Thuý Lâm sống phong lưu. Tiền bạc rủng rỉnh trên các cây vải. Người dân quanh năm chẳng phải làm gì, ngồi dưới gốc cây chờ quả vải chín. Có người bỏ cả thành phố về quê để sống với vải. Thế nên, con gái vừa lớn nứt mắt là đi lấy chồng, con trai chẳng cần đỗ đạt học hành, nhưng các món chơi đều giỏi.

Buổi chiều, mỗi xóm một đội bóng chuyền thi đấu tưng bừng. Buổi tối, người Thuý Lâm mời thầy nhạc trên huyện về thôn, tiếng đàn hát bay khắp làng. Một du khách về Thuý Lâm thốt lên: “Nơi này nhiều nghệ sĩ thật!”. Hồi Mỹ ném bom miền Bắc, dân thành phố chỉ dám ước một chiếc xe đạp Phượng hoàng Trung Quốc, thì anh Hoá người Thuý Lâm đã đi xe đạp Peugeot của Pháp, trong nhà có cái “kèn hát” (máy quay đĩa) quay tay, hát được nhiều bài từ cải lương tới tân nhạc.

Cây vải quý thế, nên người Thuý Lâm ghét bỏ các loài cây khác. Cả làng biến ruộng thành vườn để trồng cây vải. Vải tràn ra đê, ra bãi tha ma. Trung bình mỗi người dân có 15 cây vải. Hồi đó ở làng Lâm có ông Sạn, ông Khần... là những nông dân năng động, có máu làm giàu và... rất chủ quan! Họ chiết hàng vạn cành vải đi khắp miền Bắc rao bán, rồi lại đem hết kinh nghiệm trồng vải của tổ tiên ra truyền bá, vì cứ ngây thơ nghĩ rằng: Chẳng ở đâu có đất cho cây vải ra quả ngọt như Thuý Lâm.

Thế rồi, cây vải đã đặt được chân lên vùng đồi trọc Lục Ngạn, Bắc Giang. Cả một rừng vải gốc gác Thanh Hà trẻ trung, khoẻ mạnh mọc lên trên đất Lục Ngạn đã đánh bạt những vườn vải già cỗi của Thuý Lâm trên thương trường. Quả vải Lục Ngạn dẫu không ngọt bằng, thơm bằng, nhưng quả to hơn và nhiều thì như “quân Nguyên”! Điều rất quan trọng là nó lại tiện đường sang Trung Quốc. Người Thuý Lâm không ngờ rằng, Lục Ngạn đánh dấu chấm hết cho thương hiệu vải Thuý Lâm, Thanh Hà. Họ chỉ còn điều an ủi trong miếu thờ cây vải tổ. Đó là một tấm trướng thêu dòng chữ: “Nhân dân các dân tộc huyện Lục Ngạn biết ơn cụ Hoàng Văn Cơm (ông tổ vải thiều)”.

Truyền thuyết Mai Thúc Loan (năm 713) cống vải tươi từ Châu Hoan sang Tràng An có thể là không đúng (cách 6000km).


Tiếng chim tu hú
Tác giả: AnhThơ


Bỗng tiếng chim tu hú
Đưa từ vườn vải xa 
Ngọt như nỗi nhớ nhà. 
Quả bắt đầu chín lự


Cha già thêm tóc bạc 
Chống gậy bước lên đồi.
Thương một mùa vải đỏ
Má hồng con đang tươi...
                             (Trích)


Vải Thiều
Tác giả: Nguyễn Duy
Ai nhân ra giống vải thiều
vòm xanh lấp ló bao nhiêu má hồng 
Ai làm ra lúng liếng sông
để đưa tu hú sổ chồng sang ngang 
Ai sinh ra thói tình tang
để ai hoá gió lang thang quên nhà 
Một mùa vải chín đi qua 
nghe tu hú động lòng ta bốn mùa
                                            1992 





Vải Thiều
Tác giả: Nguyễn Duy

Ai nhân ra giống vải thiều
vòm xanh lấp ló bao nhiêu má hồng
Ai làm ra lúng liếng sông
để đưa tu hú sổ chồng sang ngang
Ai sinh ra thói tình tang
để ai hoá gió lang thang quên nhà
Một mùa vải chín đi qua
nghe tu hú động lòng ta bốn mùa


Viết thêm về vải thiều Thanh Hà:





Mặc dù vải thiều là loại thực vật kỳ lạ có nguồn gốc rõ ràng (minh chứng bởi cái tên rất thực vật của nó và là một cây trồng nhiệt đới ở Ấn Độ) nhưng nó không thể được đặt ngang hàng với các loại trái cây nhiệt đới như xoài, dừa, dứa và các loại tương tự. Đó là hương vị ngọt ngào, nhưng tinh tế, tao nhã và ôn hòa với một chút của vanillin trong nền hương và có sự tươi mát rất lớn.Xem tiếp...


Vải thiều được biết đến như một loại trái cây rất ngon và đó là loại trái cây mà tôi rất yêu thích.... thực sự ..... bất cứ khi nào nghĩ đến vải thiều ... miệng tôi bắt đầu ứa nước. Trái cây có lớp vỏ màu đỏ có chứa một hạt giống duy nhất, bao quanh lớp vỏ ngoài của hạt là phần cơm thịt thơm ngọt.

Xem tiếp...

Cây vải có thể nói là một trong những loại cây có tuổi thọ dài nhất trên thế giới, ở tỉnh Phúc Kiến có rất nhiều cây vải cổ. Tại một khu vườn ở Thành Nguyên, huyện Bồ Điền đời Tống, có một cây vải tên là "Tống gia hương", tương truyền nó được lưu lại từ thời nhà Đường, cho đến nay đã hơn 1200 tuổi.

Xem tiếp...

Theo Đông y, quả vải đặc tính đại nhiệt (hạt vải còn nhiệt hơn cả cùi vải nên cần thận trọng khi làm thuốc). Cùi vải vị rất ngọt không độc (có tài liệu viết có độc có lẽ do tính quá ngọt nóng của quả vải). Vải có tác dụng ích tâm, ôn tỳ, tư thận, bổ huyết, dướng can, trừ phiền khát, làm tỉnh táo tinh thần, minh mẫn trí óc, tăng sức lực, tăng thân nhiệt, trừ hàn, tráng dương, tiêu thũng, làm đẹp nhan sắc.

Xem tiếp...

Vải thiều là cây trồng phổ biến ở vùng khí hậu nhiệt đới, đặc biệt là các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam , In-đô-nê-xi-a và Phi-li-pin. Vải thiều có hương vị đậm đà, không chỉ là loại hoa quả ngon mà có tác dụng chữa bệnh.

Xem tiếp...

Mướp đắng giúp giải nhiệt chống rôm sảy, nhưng nếu thêm ít quả vải thiều nấu cùng mướp đắng, bạn sẽ có món canh rất lạ miệng, có đủ các vị ngọt, đắng thêm chút béo từ thịt gà.

Xem tiếp...

Vải thiều chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe và có thể ngừa được một số bệnh, theo báo The Times of India dẫn nguồn từ các chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ.

Xem tiếp...

Dùng cùi vải dầm rượu và xào với rượu, đặc biệt là chút rượu vang nho của Ý là một cách chế biến quả vải để giảm mỡ thừa hiệu quả.

Xem tiếp...

Ngọt, thơm, hạt nhỏ và vỏ mỏng là những ưu điểm tạo sức hút lớn nhất để thương hiệu vải Thanh Hà chinh phục người thưởng thức.

Xem tiếp...

Vải thiều chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe và có thể ngừa được một số bệnh, theo báo The Times of India dẫn nguồn từ các chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ.

Xem tiếp...

Ngày 7 - 8, tại TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam đã công bố 10 loại trái cây có giá trị kinh tế cao nhất (kể cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu) trong tổng số 50 đặc sản trái cây nổi tiếng ở Việt Nam như: táo mèo (Sơn La), bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), mơ Hương Sơn (TP. Hà Nội), vải thiều (Hải Dương), nhãn lồng (Hưng Yên), dừa (Bến Tre), vú sữa Lò rèn (Tiền Giang), cam mật (Cần Thơ)....

Xem tiếp...

Nguyên liệu:
1 hộp trái vải hoặc trái vải tươi tách hạt (khoảng 500g)
50g bột rau câu
5g bột hạnh nhân

300ml nước dừa tươi, 200g  đường cát
Xem tiếp...

Món ăn có hương vị rất lạ miệng. Vừa có vị ngọt thanh của trái vải nhân tôm, dùng nóng với cơm rất ngon.

Xem tiếp...

Lâu nay, vải thiều được xếp vào hạng trái cây cao cấp. Trái vải có hình thức đẹp, ăn tươi rất ngon với mùi thơm đặc trưng nên thường được dùng làm quà biếu. Vào bếp cuối tuần kỳ này xin hướng dẫn bạn đọc cách làm vải thiều ngâm, món ăn tráng miệng rất dễ làm nhưng thơm ngon lại để lâu được (trong tủ lạnh).

Xem tiếp...

Giá quả Vải năm nay bị 'rớt' khiến người trồng có bao lo lắng.Tuy nhiên, thực tế ấy không làm lu mờ được giá trị của cây Vải nói chung và đặt ra thêm những vấn đề để suy nghĩ.

Xem tiếp...

Những quả vải đặc sản đang đem đến sự thay da đổi thịt cho mảnh đất Thanh Hà (Hải Dương).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét