Tác giả: Tchinguiz Aïtmatov
Hai hôm sau Đuysen đưa tôi ra ga.
Sau tất cả sự việc xảy ra, tôi không muốn ở lại
trong thôn nữa. Phải bắt đầu cuộc sống mới ở một chốn mới. Vả chăng mọi người
cũng đều thấy tôi nghĩ đúng. Hai vợ chồng bà cụ Xaikan theo tiễn tôi, cuống
quýt, khóc lóc như trẻ con, dúi vào tay tôi những gói giấy, những bọc vải đựng
thức ăn đường. Những người láng giềng khác đến từ biệt tôi, ngay cả ông cụ
Xatưmkun - hay cãi cũng tới.
- Thôi, Thượng đế phù hộ con, - ông ta nói, - cho đường đi của con sáng sủa.
- Thôi, Thượng đế phù hộ con, - ông ta nói, - cho đường đi của con sáng sủa.
on đừng sợ, con hãy sống theo lời dạy của thầy
Đuysen tất sẽ nên người. Thôi, chúng ta đây cũng bắt đầu hiểu biết ít nhiều
rồi.
Các học sinh trường chúng tôi chạy mãi theo chiếc
xe ngựa và vẫy tay từ biệt tôi.
Tôi ra đi cùng với mấy em nữa, cũng được đưa lên nhà nuôi trẻ ở Tasken. Ở sân ga có một người đàn bà Nga mặc áo va-rơi da đợi chúng tôi.
Tôi ra đi cùng với mấy em nữa, cũng được đưa lên nhà nuôi trẻ ở Tasken. Ở sân ga có một người đàn bà Nga mặc áo va-rơi da đợi chúng tôi.
Về sau đã bao lần tôi đi xe lửa qua ngôi nhà ga
vùng núi nấp dưới bóng phong dương này! Tôi thường có cảm giác như đã vĩnh viễn
để lại một nửa trái tim tôi ở nhà ga ấy.
Trong ánh sáng loang loáng màu tìm nhạt của buổi
chiều xuân hôm ấy có một cái gì buồn hiu hắt, tưởng chừng như ánh hoàng hôn
cũng hiểu thấu nỗi buồn chia li của chúng tôi. Đuysen cố gắng không để lộ cho
ai thấy thầy đau lòng đến nhường nào, tâm hồn thầy đang buồn khổ đến nhường
nào, nhưng tôi thì tôi biết cũng chính nỗi đau buồn ấy đang nghẹn ngào trong cổ
tôi. Đuysen nhìn chăm chăm vào mắt tôi, thầy lấy tôi vuốt tóc, vuốt má tôi, mân
mê cả những chiếc khuy trên áo tôi:
- Antưnai ạ, lẽ ra không bao giờ thầy để em xa
thầy một bước – Đuysen nói – Nhưng thầy không có quyền cản trở em. Em phải học.
Vì thật ra thầy cũng chẳng biết được bao nhiêu chữ nghĩa. Em đi đi, như vậy tốt
hơn… Có lẽ rồi em sẽ thành một người giáo viên thật sự và đến khi nhớ lại ngôi
trường của chúng ta, em sẽ cười cũng nên… Thầy chỉ mong thế… chỉ mong được thế.
Xa
xa có tiếng còi tàu hoả rúc lên, vang dội khắp thung lũng quanh ga. Đã trông
thấy những ánh đèn trên các toa xe. Mọi người nhốn nháo trên sân ga.
- Thôi thế là em sắp đi, – Đuysen siết tay tôi nói, giọng run run, – chúc em hạnh phúc, Antưnai nhé. Và cái chính là em phải học, phải học…
Tôi không đáp, nước mắt trào lên nghẹn ngào không sao nói được.
- Đừng khóc Antưnai ạ – Đuysen lau nước mắt cho tôi, rồi bỗng như sực nhớ ra, thầy nói:
- Thôi thế là em sắp đi, – Đuysen siết tay tôi nói, giọng run run, – chúc em hạnh phúc, Antưnai nhé. Và cái chính là em phải học, phải học…
Tôi không đáp, nước mắt trào lên nghẹn ngào không sao nói được.
- Đừng khóc Antưnai ạ – Đuysen lau nước mắt cho tôi, rồi bỗng như sực nhớ ra, thầy nói:
-
Còn hai cây phong mà thấy với em đã trồng, thầy sẽ tự chăm bón lấy. Và khi em
đã trưởng thành trở về đây, em sẽ thấy chúng đẹp nhường nào.
Giữa lúc ấy xe hoả đã vào ga. Bánh xe lăn ầm ầm, các toa xe xô vào nhau lịch kịch rồi dừng lại.
- Thôi, chúng ta hãy chia tay nhau đi! – Đuysen ôm chặt tôi và hôn lên trán. – Chúc em khoẻ. lên đường may mắn nhé, từ biệt em, Antưnai của thầy…Em đừng sợ, hãy mạnh dạn lên mà đi.
Tôi nhảy lên bậc toa và ngoái cổ lại nhìn. Không bao giờ tôi có thề quên hình ảnh Đuysen, tay treo băng, đứng nhìn tôi với đôi mắt nhoà lệ, rồi vươn người tới như muốn đến với tôi. Vừa lúc ấy đoàn tàu chuyển bánh.
- Từ biệt Antưnai! Từ biệt em, ngọn lửa nhỏ của thầy! – Đuysen kêu lên!
- Từ biệt thầy! Từ biệt thầy kính mến của em!
Đuysen chạy bên toa xe, dừng lại, rồi bỗng chồm lên gọi lớn:
- An-tư-ư-na-ai!
Đuysen gọi như thể vừa quên nói với tôi một điều gì vô cùng quan trọng bỗng sực nhớ ra, tuy biết rằng bây giờ đã muộn mất rồi… cho đến nay trong tai tôi vẫn còn văng vẳng tiếng gọi ấy, thốt lên tự đáy lòng, từ những nơi sâu kín nhất của tâm hồn Đuysen…
Xe hoả chạy qua đoạn đường hầm rồi đổ ra đường thẳng tăng tốc độ đưa tôi băng qua những cánh đồng thảo nguyên của miền Kazakh, tiến tới một cuộc sống mới, một cuộc đấu tranh mới, những lao động mới.
Từ biệt thầy, từ biệt ngôi trường đầu tiên của tôi, từ biệt thời thơ ấu, từ biệt mối tình đầu của tôi, mối tình không hề thổ lộ với ai…
Phải, tôi đã được học trong một thành phố lớn như Đuysen vẫn ước mơ, trong những nhà trường lớn, có những khung cửa sổ rộng như thầy vẫn tả. Rồi sau khi thi tốt nghiệp trường dự bị đại học công nhân, tôi được gửi đi Matxcơva, vào viện Mác-Lênin.
Tôi đã trải qua bao nhiêu khó khăn trong những năm học dài đằng đẵng, đã bao nhiêu lần tôi tuyệt vọng tưởng chừng không sao vươn đến đỉnh chóp cao siêu của khoa học và cứ mỗi lần như vậy, trong những phút gay go nhất tôi lại thầm giữ trách nhiệm đối với người thầy đầu tiên của tôi và không dám lùi bước. Những điều mà người khác học được ngay thì tôi phải chật vật lắm mới hấp thụ nổi. Bởi vì cái gì tôi cũng bắt đầu từ a, b, c.
Trong khi còn học ở trường dự bị đại học công nhân, tôi có viết cho Đuysen một bức thư thú nhận rằng tôi yêu Đuysen và chờ đợi. Đuysen không trả lời. Đến đấy chúng tôi không còn trao đổi thư từ gì với nhau nữa. Tôi nghĩ rằng Đuysen cưỡng lại tình cảm của tôi và của Đuysen là vì không muốn cản trở việc học tập của tôi. Có lẽ Đuysen nghĩ đúng… Hay cũng có thể vì những nguyên nhân nào khác chăng? Dạo ấy tôi đã đau khổ và băn khoăn biết mấy về việc này…
Tôi bảo vệ luận án đầu tiên của tôi ở Matxcơva. Đối với tôi đó là một thắng lợi lớn, một thắng lợi quan trọng. Suốt mấy năm ấy tôi không có dịp về thăm làng, rồi chiến tranh bùng nổ. Cuối mùa thu năm ấy, trong khi rời Matxcơva và tản cư điFrunze , tôi ghé xuống nhà ga mà thầy tôi đã
tiễn tôi lên đường. May sao gặp ngay được một chiếc xe ngựa đi về nông trường
quốc doanh qua thôn chúng tôi.
Ôi, quê hương tôi. Trong thời chiến tranh gian khổ tôi đã ghé về thăm Người. Tuy nhìn mảnh đất thân yêu đã đổi mới tôi vui mừng khôn xiết – những thôn ở mới đã mọc lên, nhiều cánh đồng được cày thêm, nhiều đường sá và cầu cống mới được xây, – nhưng chiến tranh đã gieo màu sắc thê lương vào chuyến gặp gỡ này.
Đi đến gần làng, tôi thấy lòng bồi hồi xúc động. Từ xa tôi đưa mắt ngắm những con đường làng trước kia không có, những ngôi nhà và những thửa vườn mới, rồi nhìn lên ngọn đồi trước đây có ngôi trường cũ của chúng tôi và hồi hộp nghẹn thở: trên đồi, hai cây phong lớn mọc sát vào cạnh nhau, đang đung đưa trước gió. Và lần đầu tiên tôi đã cất tiếng gọi tên người mà suốt đời tôi đã gọi bằng “thầy”, Đuysen.
- Đuysen! – Tôi thì thầm – Cảm ơn anh về tất cả những gì anh đã làm cho em, anh Đuysen! Anh không quên, tức là anh vẫn nghĩ đến… Em biết anh không thể khác được!…
Thấy mặt tôi ướt đầm nước mắt, người thanh niên đánh xe ngựa lo lắng hỏi:
- Chị làm sao thế?
- Không, có sao đâu. Anh có biết ai trong nông trường này không?
- Biết chứ. Ở đây toàn là người quen cả.
- Thế anh có biết Đuysen không, trước kia làm thầy học ấy mà?
- Đuysen? Anh đi bộ đội rồi. Chính tôi chở anh ấy từ nông trưởng lên uỷ ban tuyển binh, cũng trên chiếc xe này.
Sắp vào làng, tôi bảo anh thanh niên dừng lại, rồi xuống xe. Tôi xuống xe và ngẫm nghĩ một lát. Bây giờ mà đi nhà này nhà nọ, thời buổi chiến chinh này mà đi tìm người quen, hỏi người này người khác xem họ có nhớ mình không, tự xưng mình là người làng đây, tôi không sao làm được. Đuysen thì đã đi bộ đội rồi. Vả chăng tôi đã thề sẽ không bao giờ đến nơi chú thím tôi ở. Người ta có thề tha thứ nhiều điều cho người khác, nhưng một hành động tàn ác như vậy thì không ai có thể tha thứ cho nhau được. Thậm chí tôi cũng không muốn họ biết tôi về làng. Tôi rời đường cái đi lên phía hai cây phong trên ngọn đồi.
Ôi, hai cây phong, hai cây phong! Bao nhiêu nước suối đã trôi đi từ dạo chúng mày hãy còn là hai cây non còn bé, thân xanh biếc. Xin cúi chào hai cây phong, hai người bạn, hai giọt máu thân thuộc, hai chị em ruột thịt của tôi! Tất cả những gì mà người trồng cây lên và chăm bón cho cây lớn bằng mơ ước, bằng tiên đoán, nay đều đã thành sự thật. Thời ấy đã đến. Nhưng quân thù đã xâm lấn bờ cõi chúng ta, người ấy lại cầm vũ khí bảo vệ những mơ ước của mình.
Sao cây rì rào buồn bã như vậy, cây có điều gì sầu muộn mà nỉ non rầu rĩ như vậy? Hai cây than vãn về nỗi mùa đông sắp đến và những cơn gió lạnh sẽ tỉa trụi lá trên cành cây? Hay nỗi đau buồn của dân ta đang rên rỉ trong thân cây?
Phải, mùa đông sẽ lại đến với những cơn giá rét những trận bão tuyết hãi hùng, nhưng rồi xuân sẽ lại sang…
Tôi đứng hồi lâu nghe tiếng lá thu xào xạc. Máng nước ở chân hai cây phong được ai dọn sạch cách đây không lâu: trên mặt đất hãy còn thấy những vết thuổng sâu, trông còn mới. Làn nước trong trẻo đầy ắp trong máng chỉ thoáng gợn lên một chút và trên mặt nước rung rinh những chiếc lá phong vàng.
Thầy ơi, chắc phút cuối cùng thầy đã đến đây… Đây là vết thuổng của thầy… Thầy hãy sớm chiến thắng trở về, hãy về đây yên lành, khoẻ mạnh. Hai cây phong ơi, hãy cầu nguyện cho thầy.
Đứng trên gò tôi có thể trông thấy nóc mái đỏ của ngôi trường mới, còn trường chúng tôi thì chẳng còn bóng dáng đâu nữa.
Sau đó tôi xuống đường cái, đón một chiếc xe ngựa đi qua và lên ga.
*
* *
Giữa lúc ấy xe hoả đã vào ga. Bánh xe lăn ầm ầm, các toa xe xô vào nhau lịch kịch rồi dừng lại.
- Thôi, chúng ta hãy chia tay nhau đi! – Đuysen ôm chặt tôi và hôn lên trán. – Chúc em khoẻ. lên đường may mắn nhé, từ biệt em, Antưnai của thầy…Em đừng sợ, hãy mạnh dạn lên mà đi.
Tôi nhảy lên bậc toa và ngoái cổ lại nhìn. Không bao giờ tôi có thề quên hình ảnh Đuysen, tay treo băng, đứng nhìn tôi với đôi mắt nhoà lệ, rồi vươn người tới như muốn đến với tôi. Vừa lúc ấy đoàn tàu chuyển bánh.
- Từ biệt Antưnai! Từ biệt em, ngọn lửa nhỏ của thầy! – Đuysen kêu lên!
- Từ biệt thầy! Từ biệt thầy kính mến của em!
Đuysen chạy bên toa xe, dừng lại, rồi bỗng chồm lên gọi lớn:
- An-tư-ư-na-ai!
Đuysen gọi như thể vừa quên nói với tôi một điều gì vô cùng quan trọng bỗng sực nhớ ra, tuy biết rằng bây giờ đã muộn mất rồi… cho đến nay trong tai tôi vẫn còn văng vẳng tiếng gọi ấy, thốt lên tự đáy lòng, từ những nơi sâu kín nhất của tâm hồn Đuysen…
Xe hoả chạy qua đoạn đường hầm rồi đổ ra đường thẳng tăng tốc độ đưa tôi băng qua những cánh đồng thảo nguyên của miền Kazakh, tiến tới một cuộc sống mới, một cuộc đấu tranh mới, những lao động mới.
Từ biệt thầy, từ biệt ngôi trường đầu tiên của tôi, từ biệt thời thơ ấu, từ biệt mối tình đầu của tôi, mối tình không hề thổ lộ với ai…
Phải, tôi đã được học trong một thành phố lớn như Đuysen vẫn ước mơ, trong những nhà trường lớn, có những khung cửa sổ rộng như thầy vẫn tả. Rồi sau khi thi tốt nghiệp trường dự bị đại học công nhân, tôi được gửi đi Matxcơva, vào viện Mác-Lênin.
Tôi đã trải qua bao nhiêu khó khăn trong những năm học dài đằng đẵng, đã bao nhiêu lần tôi tuyệt vọng tưởng chừng không sao vươn đến đỉnh chóp cao siêu của khoa học và cứ mỗi lần như vậy, trong những phút gay go nhất tôi lại thầm giữ trách nhiệm đối với người thầy đầu tiên của tôi và không dám lùi bước. Những điều mà người khác học được ngay thì tôi phải chật vật lắm mới hấp thụ nổi. Bởi vì cái gì tôi cũng bắt đầu từ a, b, c.
Trong khi còn học ở trường dự bị đại học công nhân, tôi có viết cho Đuysen một bức thư thú nhận rằng tôi yêu Đuysen và chờ đợi. Đuysen không trả lời. Đến đấy chúng tôi không còn trao đổi thư từ gì với nhau nữa. Tôi nghĩ rằng Đuysen cưỡng lại tình cảm của tôi và của Đuysen là vì không muốn cản trở việc học tập của tôi. Có lẽ Đuysen nghĩ đúng… Hay cũng có thể vì những nguyên nhân nào khác chăng? Dạo ấy tôi đã đau khổ và băn khoăn biết mấy về việc này…
Tôi bảo vệ luận án đầu tiên của tôi ở Matxcơva. Đối với tôi đó là một thắng lợi lớn, một thắng lợi quan trọng. Suốt mấy năm ấy tôi không có dịp về thăm làng, rồi chiến tranh bùng nổ. Cuối mùa thu năm ấy, trong khi rời Matxcơva và tản cư đi
Ôi, quê hương tôi. Trong thời chiến tranh gian khổ tôi đã ghé về thăm Người. Tuy nhìn mảnh đất thân yêu đã đổi mới tôi vui mừng khôn xiết – những thôn ở mới đã mọc lên, nhiều cánh đồng được cày thêm, nhiều đường sá và cầu cống mới được xây, – nhưng chiến tranh đã gieo màu sắc thê lương vào chuyến gặp gỡ này.
Đi đến gần làng, tôi thấy lòng bồi hồi xúc động. Từ xa tôi đưa mắt ngắm những con đường làng trước kia không có, những ngôi nhà và những thửa vườn mới, rồi nhìn lên ngọn đồi trước đây có ngôi trường cũ của chúng tôi và hồi hộp nghẹn thở: trên đồi, hai cây phong lớn mọc sát vào cạnh nhau, đang đung đưa trước gió. Và lần đầu tiên tôi đã cất tiếng gọi tên người mà suốt đời tôi đã gọi bằng “thầy”, Đuysen.
- Đuysen! – Tôi thì thầm – Cảm ơn anh về tất cả những gì anh đã làm cho em, anh Đuysen! Anh không quên, tức là anh vẫn nghĩ đến… Em biết anh không thể khác được!…
Thấy mặt tôi ướt đầm nước mắt, người thanh niên đánh xe ngựa lo lắng hỏi:
- Chị làm sao thế?
- Không, có sao đâu. Anh có biết ai trong nông trường này không?
- Biết chứ. Ở đây toàn là người quen cả.
- Thế anh có biết Đuysen không, trước kia làm thầy học ấy mà?
- Đuysen? Anh đi bộ đội rồi. Chính tôi chở anh ấy từ nông trưởng lên uỷ ban tuyển binh, cũng trên chiếc xe này.
Sắp vào làng, tôi bảo anh thanh niên dừng lại, rồi xuống xe. Tôi xuống xe và ngẫm nghĩ một lát. Bây giờ mà đi nhà này nhà nọ, thời buổi chiến chinh này mà đi tìm người quen, hỏi người này người khác xem họ có nhớ mình không, tự xưng mình là người làng đây, tôi không sao làm được. Đuysen thì đã đi bộ đội rồi. Vả chăng tôi đã thề sẽ không bao giờ đến nơi chú thím tôi ở. Người ta có thề tha thứ nhiều điều cho người khác, nhưng một hành động tàn ác như vậy thì không ai có thể tha thứ cho nhau được. Thậm chí tôi cũng không muốn họ biết tôi về làng. Tôi rời đường cái đi lên phía hai cây phong trên ngọn đồi.
Ôi, hai cây phong, hai cây phong! Bao nhiêu nước suối đã trôi đi từ dạo chúng mày hãy còn là hai cây non còn bé, thân xanh biếc. Xin cúi chào hai cây phong, hai người bạn, hai giọt máu thân thuộc, hai chị em ruột thịt của tôi! Tất cả những gì mà người trồng cây lên và chăm bón cho cây lớn bằng mơ ước, bằng tiên đoán, nay đều đã thành sự thật. Thời ấy đã đến. Nhưng quân thù đã xâm lấn bờ cõi chúng ta, người ấy lại cầm vũ khí bảo vệ những mơ ước của mình.
Sao cây rì rào buồn bã như vậy, cây có điều gì sầu muộn mà nỉ non rầu rĩ như vậy? Hai cây than vãn về nỗi mùa đông sắp đến và những cơn gió lạnh sẽ tỉa trụi lá trên cành cây? Hay nỗi đau buồn của dân ta đang rên rỉ trong thân cây?
Phải, mùa đông sẽ lại đến với những cơn giá rét những trận bão tuyết hãi hùng, nhưng rồi xuân sẽ lại sang…
Tôi đứng hồi lâu nghe tiếng lá thu xào xạc. Máng nước ở chân hai cây phong được ai dọn sạch cách đây không lâu: trên mặt đất hãy còn thấy những vết thuổng sâu, trông còn mới. Làn nước trong trẻo đầy ắp trong máng chỉ thoáng gợn lên một chút và trên mặt nước rung rinh những chiếc lá phong vàng.
Thầy ơi, chắc phút cuối cùng thầy đã đến đây… Đây là vết thuổng của thầy… Thầy hãy sớm chiến thắng trở về, hãy về đây yên lành, khoẻ mạnh. Hai cây phong ơi, hãy cầu nguyện cho thầy.
Đứng trên gò tôi có thể trông thấy nóc mái đỏ của ngôi trường mới, còn trường chúng tôi thì chẳng còn bóng dáng đâu nữa.
Sau đó tôi xuống đường cái, đón một chiếc xe ngựa đi qua và lên ga.
*
* *
Chiến
tranh tiếp diễn, rồi kết thúc thắng lợi. Bao nhiêu hạnh phúc đượm mùi đắng cay
đã đến với mọi người: lũ trẻ chạy đến trường lưng đeo những chiếc xà-cột dã
chiến của cha chúng, những cánh tay đàn ông lại trở về với công việc đồng áng,
những người vợ khóc ráo hết nước mắt rồi lặng lẽ dằn lòng chịu đựng cuộc sống
goá bụa. Cũng có những người dai dẳng đợi chờ người thân. Vì không phải ai cũng
trở về ngay được.
Riêng tôi, tôi cũng không biết Đuysen ra sao. Những người làng tôi lên tỉnh nói rằng Đuysen bị mất tích, uỷ ban xã đã nhận được giấy báo tin như thế.
- Có lẽ anh ta chết rồi cũng nên – Họ phỏng đoán, – thời gian cứ trôi qua, mà anh ta vẫn biệt vô âm tín.
“Thế nghĩa là thầy tôi không còn về nữa rồi, – tôi thường nghĩ, – Thế là thầy và em không còn được gặp lại nhau kể từ cái ngày đáng ghi nhớ khi chúng ta từ biệt nhau trên sân ga…”
Đôi khi ngẫm nghĩ lại dĩ vãng, tôi cũng không ngờ rằng hoá ra bao nhiêu buồn tủi đã tích lại trong lòng tôi.
Năm bốn mươi sáu, vào cuối mùa thu tôi lên đường đi công tác khoa học ở trường đại học Tômxki. Lần đầu tiên tôi đi qua Xibêri. Vào tiết cuối thu năm ấy, miền Xibêri thật khắc khổ và ảm đảm. Những cánh rừng già hàng thế kỉ chạy vùn vụt ngoài cửa xe như một bức tường tối sẫm. Ở những khoảng rừng thưa thấp thoáng những mái nhà đen ngòm cửa các làng mạc với những cánh đồng lạnh lẽo, tuyết đầu mùa đã phủ xuống. Nhũng đàn quạ xơ xác bay vật vờ trên tuyết. Trời lúc nào cũng xám xịt.
Nhưng ngồi trong toa xe, tôi vui lắm. Người ngồi cạnh tôi trong ngăn toa là một cựu chiến binh, một anh thương binh đi nạng gỗ; anh ta kề những chuyện vui, những mẩu giai thoại ở bộ đội làm chúng tôi cười như nắc nẻ. Tôi không khỏi ngạc nhiên vì cái tài bịa chuyện không cùng cùa anh ta và ở sau tiếng cười chất phác không hề có ác ý ấy bao giờ cũng cảm thấy một sự thật sâu sắc. Trong toa ai cũng mến anh ấy lắm.
Qua Nôvôximbirxk, đoàn xe của chúng tôi phải dừng lại một chút ở ngã ba đường sắt nào đấy. Tôi đứng nhìn ra cửa sổ và đang cười vì một câu đùa mới của anh bạn đường.
Đoàn xe chuyển bánh, tăng tốc độ; một ngôi nhà ga nhỏ cô đơn lướt qua cửa sổ và đến khi xe đi qua chỗ bẻ ghi tôi bỗng vụt né người lại rồi ghé sát mặt vào tấm kính. Đuysen đang đứng đấy: Anh ấy đứng cạnh chiếc chòi canh, tay cầm cờ tín hiệu. Tôi không biết trong lòng tôi đã diễn ra những gì.
- Đứng lại! – Tôi thét vang cả toa xe và lao ra cửa toa, tự mình cũng không biết làm gì, nhưng tôi chợt trông thấy cái dây khoá ống hơi hãm xe, liền lấy sức giật ra khỏi dấu niêm phong bằng chì.
Các toa xô mạnh vào nhau, đoàn tàu đột ngột bị hãm lại và đột ngột lùi về phía sau. Hành lí để trên giá đổ ầm ầm, cốc chén rơi loảng xoảng, đàn bà và trẻ con kêu ơi ới. Có tiếng ai hét thất thanh:
- Tàu nghiến phải người rồi!
Tôi chạy ra bậc toa, nhảy xuống đất mà không trông thấy mặt đất ở dưới chân, như nhảy xuống vượt thảm, rồi vẫn thế, không trông thấy gì ở trước mặt, không hay biết gì nữa, tôi lao người chạy về phía chòi canh của người bẻ ghi, về phía Đuysen. Sau lưng tôi có những tiếng còi tới tấp của các nhân viên coi toa. Nhiều hành khách cũng nhảy xuống xe và chạy theo tôi.
Tôi chạy một hơi dọc đoàn tàu, Đuysen cũng đã chạy ngược về phía tôi.
- Đuysen, thầy! – tôi vừa gọi vừa lao về phía Đuysen.
Người bẻ ghi đứng lại, ngỡ ngàng nhìn tôi. Đó chính là Đuysen, chính khuôn mặt ấy, chính đôi mắt ấy, chỉ có điều là bây giờ Đuysen để ria và trông hơi già đi.
- Chị làm sao thế, chị! – người bẻ ghi ân cần hỏi bằng tiếng Kadakh. – Chắc chị nhầm, tôi là người bẻ ghi Giagazin, tên tôi là Bâynêu.
- Bâynêu?
Tôi không biết làm sao tôi lại có thể kịp nghiến răng lại để đừng kêu lên vì buổn khổ, vì đau đớn và hổ thẹn. Tôi đã làm gì thế này? Tôi giơ hai tay bưng mặt và cúi đầu. Tại sao đất ở dưới chân tôi không sụt xuống? Lí ra tôi phải xin lỗi người bẻ ghi, xin lỗi hành khách, nhưng tôi cứ đứng im lặng như một tảng đá. Đám hành khách vây quanh, không hiểu tại sao, cũng im lặng. Tôi biết như thế họ cũng sắp quát mắng, chửi bới tôi. Nhưng mọi người đều im lặng. Và trong cõi im lặng ghê rợn ấy chợt có tiếng nấc của người đàn bà nào không rõ.
- Khổ thân, cô ấy tưởng tìm được chồng hay anh gì đấy, hoá ra không phải.
Đám người xôn xao lên.
- Sao lại thế nhỉ, - có ai nói giọng trầm trầm.
- Lạ gì, trong chiến tranh chúng ta đã phải chịu đựng bao nhiêu và cũng còn lại bao nhiêu cảnh éo le cay đắng… – một giọng đàn bà nghẹn ngào đáp.
Người bẻ ghi gỡ hai tay tôi đang bưng mặt và nói:
- Ta đi đi, tôi đưa chị về toa nhé, ở đây lạnh lắm.
Anh ấy khoác lấy tay tôi. Ở phía bên kia, một người sĩ quan nào đó cũng khoác tay tôi dắt đi.
- Ta đi thôi chị ạ, chúng tôi hiểu hết, – người sĩ quan nói.
Hành khách giãn ra và họ dìu tôi đi như đi đưa đám ma. Chúng tôi chậm rãi đi ở phía trước và mọi người bước theo sau. Những hành khách từ phía tàu đi lại cũng lặng lẽ nhập vào đám đông. Có ai khoác lên vai tôi một chiếc khăn choàng lông. Anh bạn cùng toa của tôi khập khễnh trên đôi nạng gỗ, đi vượt lên phía trước một chút và nhìn vào mặt tôi. Con người vui tính, hay đùa bỡn, tốt bụng và can đảm ấy không hiểu sao bùi ngùi để đầu trần đi bên cạnh tôi. Hình như anh đang khóc. Tôi cũng khóc. Và trong tiếng chân bước chậm rãi của đoàn tàu đi dọc các toa xe, trong tiếng gió rít qua các hàng dây thép tôi ngỡ chừng nghe thấy những âm thanh của một khúc điếu ca “Không, mình sẽ không bao giờ còn gặp lại anh ấy nữa”.
Bên toa xe của chúng tôi, viên xa trưởng chặn chúng tôi lại. Ông ta quát tháo, giơ ngón tay lên doạ tôi nói những gì: nào là vi phạm luật pháp nào đó là phạt vi cảnh, nhưng tôi lặng thinh không đáp. Tôi còn thiết gì nữa. Ông ta dúi vào tay tôi một tờ biên bản, bảo tôi phải kí vào, nhưng tôi không còn hơi sức cầm lấy cây bút chì nữa.
Lúc bấy giờ anh bạn cùng toa giật lấy tờ giấy trong tay viên xa trưởng, chống nạng tiến đến sát và quát vào mặt ông ta:
- Ông để cho cô ấy yên! Tôi sẽ kí. Chính tôi đã giật cái khoá hơi, tôi sẽ chịu trách nhiệm…
Trên đất Xibêri, mảnh đất cổ truyền của dân Nga, đoàn tàu vội vã cướp lại thời gian đã mất. Tiếng đàn ghi-ta của anh bạn cùng toa nỉ non buồn bã trong đêm. Tôi cứ mang theo trong lòng dư âm bi thảm sau lần đụng mặt với cuộc chiến tranh đã kết thúc từ lâu ấy như một khúc ca lời rên rỉ của những người phụ nữ Nga goá bụa.
Năm qua tháng lại, dĩ vãng đã xa xăm, mà hiện tại thì luôn cất tiếng gọi trở về với cuộc sống, với những nỗi lo âu bận rộn lớn nhỏ hàng ngày. Tôi lấy chồng muộn. Nhưng tôi đã gặp được một người tốt. Chúng tôi có mấy đứa con, gia đình chúng tôi sống rất hoà thuận. Bây giờ tôi đã là tiến sĩ triết học. Tôi thường phải đi công tác luôn. Tôi đã qua nhiều nước. Thế nhưng chưa bao giờ tôi về làng. Dĩ nhiên có nhiều lí do, nhưng tôi không có ý định thanh minh. Dù sao tôi cũng đã cắt đứt liên hệ với người làng – đó là một điều không tốt, không thể tha thứ được. Nhưng số phận tôi nó thế. Không phải tôi quên đi dĩ vãng, không, tôi không thể quên được – tôi chỉ xa lánh dĩ vãng mà thôi.
Trên núi có những dòng suối như vậy: một con đường mới được đắp lên, người ta quên bẵng con đường mòn dẫn đến suối và ngọn suối kia dần dần phủ kín dưới lau lách, bụi bờ. Đứng xa mà nhìn chẳng còn thấy suối đâu nữa. Và ít khi có ai nhớ đến dòng suối củ mà từ đường cái rẽ về bên suối vào một ngày nóng nực để uống cho đỡ khát. Nhưng rồi một hôm có người tìm thấy nơi vắng vẻ ấy, rẽ đám lau lách ra và khi thốt lên: dòng nước mát mẻ, trong trẻo lạ lùng đã từ lâu không ai đến khuấy động làm vẩn đục, đang chảy lặng lờ, sâu thẳm, khiến cho khách phải ngạc nhiên. Khách nhìn xuống nước và trông thấy mình, thấy ánh thái dương, bầu trời, những rặng núi. Và khách nghĩ rằng không biết đến những nơi như thế này thật là có tội, phải kể lại cho các bạn bè cùng biết. Khách nghĩ thế rồi quên bẵng đi cho đến ngày thấy lại dòng suối lần nữa.
Trong cuộc sống đôi khi cũng phải như vậy. Nhưng có lẽ chính như thế nó mới là cuộc sống.
Tôi sực nhớ đến những ngọn suối ấy cách đây không lâu sau khi ghé về thăm làng.
Chắc anh ngạc nhiên không hiểu sao dạo ấy tôi bỏ Kurkurêu ra đi một cách đột ngột như vậy. Phải chăng không thể kể cho mọi người ở đây nghe tất cả những điều mà tôi đang kể cho anh nghe? Không phải. Lúc bấy giờ tôi bối rối quá, tôi xấu hổ, tôi thẹn cho mình quá, nên phải bỏ đi ngay. Tôi đã hiểu ra rằng tôi sẽ không tài nào gặp lại Đuysen, không thể nào dám nhìn thẳng vào mắt Đuysen được. Tôi cần phải bình tâm lại, sắp xếp lại những ý nghĩ đang rối tung, dọc đường suy nghĩ lại tất cả những điều tôi muốn nói không những với các bạn cùng quê mà còn nói nhiều người khác nữa.
Tôi còn thấy mình có tội nữa vì tôi không phải là người có quyền được trọng vọng đủ điều như vậy, được ngồi ở chỗ danh dự trong buổi khánh thành trường mới. Đó trước hết là quyền của Người thầy đầu tiên của chúng ta, người cộng sản đầu tiên trong làng của chúng ta - thầy Đuysen già cả. Thế nhưng sự việc đã diễn ra trái hẳn. Chúng ta ngồi quanh bản tiệc, còn con người vàng ngọc ấy thì đang hối hả chạy đi đưa thư, vội vã chuyển những bức điện chúc mừng của học trò cũ mình về kịp lễ khánh thành.
Mà đây không phải là một trường hợp duy nhất. Tôi đã nhiều lần thấy như vậy. Cho nên tôi thường tự hỏi: chúng ta đã bỏ mất cách biết trân trọng con người bình thường như Lênin từng trân trọng tự bao giờ?… May thay, giờ đây chúng ta nói lên những điều như thế một cách thẳng thắn không kèm theo chút đạo đức giả nào. Cũng rất hay là ngay cả trong việc này chúng ta đã cùng đến sát với Lênin hơn.
Lớp thanh niên không biết rõ Đuysen trước kia là một người thầy như thế nào. Còn thế hệ cũ thì đã nhiều người không còn nữa. Không ít học trò cũ của Đuysen đã hi sinh trong chiến tranh, họ đã là những chiến sĩ Xô-viết chân chính. Lẽ ra tôi phải nói cho thanh niên hiểu rõ thầy Đuysen. Ai ở địa vị tôi đều có nhiệm vụ làm vậy. Nhưng tôi lại không về làng, tôi không hề biết gì về Đuysen và với thời gian, hỉnh ảnh của thầy tôi đối với tôi đã dường như biến thành một thành tích vô giá, được giữ gìn trân trọng trong cõi tĩnh mịch của một viện bảo tàng.
Tôi sẽ trở về gặp thầy tôi và sẽ chịu tôi trước thầy. Tôi sẽ xin người tha thứ.
Tôi định khi nào đi Matxcơva về, sẽ đến Kurkurêu và đề nghị với dân làng đặt tên cho nhà trường kí túc mới là “Trường Đuysen”. Phải, trường phải mang tên người nhân viên nông trường giản dị ngày nay làm nghề đưa thư ấy. Tôi hi vọng rằng với tư cách là một người cùng quê, anh sẽ ủng hộ đề nghị của tôi. Tôi xin anh làm như vậy.
Ở Matxcơva bây giờ đã hơn một giờ đêm. Tôi đứng trên bao lơn toà khách sạn, nhìn những ánh đèn lấp lánh toả rộng trên thủ đô và nghĩ đến lúc tôi sẽ trở về làng, tìm gặp Đuysen và hôn lên chòm râu bạc của thầy…
*
* *
Tôi
mở tung các cửa sổ. Một luồng gió mát lùa vào phòng. Trong ánh lê minh xanh
nhạt đang sáng dần tôi nhìn kĩ những bản nghiên cứu phác thảo của bức tranh tôi
vừa khởi công làm. Những bức vẽ ấy nhiều lắm. Tôi đã nhiều lần vẽ đi vẽ lại từ
đầu. Nhưng bây giờ mà nói về toàn bộ bức tranh thì hãy còn sớm. Tôi vẫn chưa
tìm ra cái chính… Tôi đi đi lại lại trong cảnh tĩnh mịch của buổi lê minh và cứ
suy nghĩ suy nghĩ mãi. Và lần nào cũng đều như thế. Lần nào tôi cũng lại thấy
rõ ràng bức tranh của tôi chỉ mới là một ý đồ. Riêng tôi, tôi cũng không biết Đuysen ra sao. Những người làng tôi lên tỉnh nói rằng Đuysen bị mất tích, uỷ ban xã đã nhận được giấy báo tin như thế.
- Có lẽ anh ta chết rồi cũng nên – Họ phỏng đoán, – thời gian cứ trôi qua, mà anh ta vẫn biệt vô âm tín.
“Thế nghĩa là thầy tôi không còn về nữa rồi, – tôi thường nghĩ, – Thế là thầy và em không còn được gặp lại nhau kể từ cái ngày đáng ghi nhớ khi chúng ta từ biệt nhau trên sân ga…”
Đôi khi ngẫm nghĩ lại dĩ vãng, tôi cũng không ngờ rằng hoá ra bao nhiêu buồn tủi đã tích lại trong lòng tôi.
Năm bốn mươi sáu, vào cuối mùa thu tôi lên đường đi công tác khoa học ở trường đại học Tômxki. Lần đầu tiên tôi đi qua Xibêri. Vào tiết cuối thu năm ấy, miền Xibêri thật khắc khổ và ảm đảm. Những cánh rừng già hàng thế kỉ chạy vùn vụt ngoài cửa xe như một bức tường tối sẫm. Ở những khoảng rừng thưa thấp thoáng những mái nhà đen ngòm cửa các làng mạc với những cánh đồng lạnh lẽo, tuyết đầu mùa đã phủ xuống. Nhũng đàn quạ xơ xác bay vật vờ trên tuyết. Trời lúc nào cũng xám xịt.
Nhưng ngồi trong toa xe, tôi vui lắm. Người ngồi cạnh tôi trong ngăn toa là một cựu chiến binh, một anh thương binh đi nạng gỗ; anh ta kề những chuyện vui, những mẩu giai thoại ở bộ đội làm chúng tôi cười như nắc nẻ. Tôi không khỏi ngạc nhiên vì cái tài bịa chuyện không cùng cùa anh ta và ở sau tiếng cười chất phác không hề có ác ý ấy bao giờ cũng cảm thấy một sự thật sâu sắc. Trong toa ai cũng mến anh ấy lắm.
Qua Nôvôximbirxk, đoàn xe của chúng tôi phải dừng lại một chút ở ngã ba đường sắt nào đấy. Tôi đứng nhìn ra cửa sổ và đang cười vì một câu đùa mới của anh bạn đường.
Đoàn xe chuyển bánh, tăng tốc độ; một ngôi nhà ga nhỏ cô đơn lướt qua cửa sổ và đến khi xe đi qua chỗ bẻ ghi tôi bỗng vụt né người lại rồi ghé sát mặt vào tấm kính. Đuysen đang đứng đấy: Anh ấy đứng cạnh chiếc chòi canh, tay cầm cờ tín hiệu. Tôi không biết trong lòng tôi đã diễn ra những gì.
- Đứng lại! – Tôi thét vang cả toa xe và lao ra cửa toa, tự mình cũng không biết làm gì, nhưng tôi chợt trông thấy cái dây khoá ống hơi hãm xe, liền lấy sức giật ra khỏi dấu niêm phong bằng chì.
Các toa xô mạnh vào nhau, đoàn tàu đột ngột bị hãm lại và đột ngột lùi về phía sau. Hành lí để trên giá đổ ầm ầm, cốc chén rơi loảng xoảng, đàn bà và trẻ con kêu ơi ới. Có tiếng ai hét thất thanh:
- Tàu nghiến phải người rồi!
Tôi chạy ra bậc toa, nhảy xuống đất mà không trông thấy mặt đất ở dưới chân, như nhảy xuống vượt thảm, rồi vẫn thế, không trông thấy gì ở trước mặt, không hay biết gì nữa, tôi lao người chạy về phía chòi canh của người bẻ ghi, về phía Đuysen. Sau lưng tôi có những tiếng còi tới tấp của các nhân viên coi toa. Nhiều hành khách cũng nhảy xuống xe và chạy theo tôi.
Tôi chạy một hơi dọc đoàn tàu, Đuysen cũng đã chạy ngược về phía tôi.
- Đuysen, thầy! – tôi vừa gọi vừa lao về phía Đuysen.
Người bẻ ghi đứng lại, ngỡ ngàng nhìn tôi. Đó chính là Đuysen, chính khuôn mặt ấy, chính đôi mắt ấy, chỉ có điều là bây giờ Đuysen để ria và trông hơi già đi.
- Chị làm sao thế, chị! – người bẻ ghi ân cần hỏi bằng tiếng Kadakh. – Chắc chị nhầm, tôi là người bẻ ghi Giagazin, tên tôi là Bâynêu.
- Bâynêu?
Tôi không biết làm sao tôi lại có thể kịp nghiến răng lại để đừng kêu lên vì buổn khổ, vì đau đớn và hổ thẹn. Tôi đã làm gì thế này? Tôi giơ hai tay bưng mặt và cúi đầu. Tại sao đất ở dưới chân tôi không sụt xuống? Lí ra tôi phải xin lỗi người bẻ ghi, xin lỗi hành khách, nhưng tôi cứ đứng im lặng như một tảng đá. Đám hành khách vây quanh, không hiểu tại sao, cũng im lặng. Tôi biết như thế họ cũng sắp quát mắng, chửi bới tôi. Nhưng mọi người đều im lặng. Và trong cõi im lặng ghê rợn ấy chợt có tiếng nấc của người đàn bà nào không rõ.
- Khổ thân, cô ấy tưởng tìm được chồng hay anh gì đấy, hoá ra không phải.
Đám người xôn xao lên.
- Sao lại thế nhỉ, - có ai nói giọng trầm trầm.
- Lạ gì, trong chiến tranh chúng ta đã phải chịu đựng bao nhiêu và cũng còn lại bao nhiêu cảnh éo le cay đắng… – một giọng đàn bà nghẹn ngào đáp.
Người bẻ ghi gỡ hai tay tôi đang bưng mặt và nói:
- Ta đi đi, tôi đưa chị về toa nhé, ở đây lạnh lắm.
Anh ấy khoác lấy tay tôi. Ở phía bên kia, một người sĩ quan nào đó cũng khoác tay tôi dắt đi.
- Ta đi thôi chị ạ, chúng tôi hiểu hết, – người sĩ quan nói.
Hành khách giãn ra và họ dìu tôi đi như đi đưa đám ma. Chúng tôi chậm rãi đi ở phía trước và mọi người bước theo sau. Những hành khách từ phía tàu đi lại cũng lặng lẽ nhập vào đám đông. Có ai khoác lên vai tôi một chiếc khăn choàng lông. Anh bạn cùng toa của tôi khập khễnh trên đôi nạng gỗ, đi vượt lên phía trước một chút và nhìn vào mặt tôi. Con người vui tính, hay đùa bỡn, tốt bụng và can đảm ấy không hiểu sao bùi ngùi để đầu trần đi bên cạnh tôi. Hình như anh đang khóc. Tôi cũng khóc. Và trong tiếng chân bước chậm rãi của đoàn tàu đi dọc các toa xe, trong tiếng gió rít qua các hàng dây thép tôi ngỡ chừng nghe thấy những âm thanh của một khúc điếu ca “Không, mình sẽ không bao giờ còn gặp lại anh ấy nữa”.
Bên toa xe của chúng tôi, viên xa trưởng chặn chúng tôi lại. Ông ta quát tháo, giơ ngón tay lên doạ tôi nói những gì: nào là vi phạm luật pháp nào đó là phạt vi cảnh, nhưng tôi lặng thinh không đáp. Tôi còn thiết gì nữa. Ông ta dúi vào tay tôi một tờ biên bản, bảo tôi phải kí vào, nhưng tôi không còn hơi sức cầm lấy cây bút chì nữa.
Lúc bấy giờ anh bạn cùng toa giật lấy tờ giấy trong tay viên xa trưởng, chống nạng tiến đến sát và quát vào mặt ông ta:
- Ông để cho cô ấy yên! Tôi sẽ kí. Chính tôi đã giật cái khoá hơi, tôi sẽ chịu trách nhiệm…
Trên đất Xibêri, mảnh đất cổ truyền của dân Nga, đoàn tàu vội vã cướp lại thời gian đã mất. Tiếng đàn ghi-ta của anh bạn cùng toa nỉ non buồn bã trong đêm. Tôi cứ mang theo trong lòng dư âm bi thảm sau lần đụng mặt với cuộc chiến tranh đã kết thúc từ lâu ấy như một khúc ca lời rên rỉ của những người phụ nữ Nga goá bụa.
Năm qua tháng lại, dĩ vãng đã xa xăm, mà hiện tại thì luôn cất tiếng gọi trở về với cuộc sống, với những nỗi lo âu bận rộn lớn nhỏ hàng ngày. Tôi lấy chồng muộn. Nhưng tôi đã gặp được một người tốt. Chúng tôi có mấy đứa con, gia đình chúng tôi sống rất hoà thuận. Bây giờ tôi đã là tiến sĩ triết học. Tôi thường phải đi công tác luôn. Tôi đã qua nhiều nước. Thế nhưng chưa bao giờ tôi về làng. Dĩ nhiên có nhiều lí do, nhưng tôi không có ý định thanh minh. Dù sao tôi cũng đã cắt đứt liên hệ với người làng – đó là một điều không tốt, không thể tha thứ được. Nhưng số phận tôi nó thế. Không phải tôi quên đi dĩ vãng, không, tôi không thể quên được – tôi chỉ xa lánh dĩ vãng mà thôi.
Trên núi có những dòng suối như vậy: một con đường mới được đắp lên, người ta quên bẵng con đường mòn dẫn đến suối và ngọn suối kia dần dần phủ kín dưới lau lách, bụi bờ. Đứng xa mà nhìn chẳng còn thấy suối đâu nữa. Và ít khi có ai nhớ đến dòng suối củ mà từ đường cái rẽ về bên suối vào một ngày nóng nực để uống cho đỡ khát. Nhưng rồi một hôm có người tìm thấy nơi vắng vẻ ấy, rẽ đám lau lách ra và khi thốt lên: dòng nước mát mẻ, trong trẻo lạ lùng đã từ lâu không ai đến khuấy động làm vẩn đục, đang chảy lặng lờ, sâu thẳm, khiến cho khách phải ngạc nhiên. Khách nhìn xuống nước và trông thấy mình, thấy ánh thái dương, bầu trời, những rặng núi. Và khách nghĩ rằng không biết đến những nơi như thế này thật là có tội, phải kể lại cho các bạn bè cùng biết. Khách nghĩ thế rồi quên bẵng đi cho đến ngày thấy lại dòng suối lần nữa.
Trong cuộc sống đôi khi cũng phải như vậy. Nhưng có lẽ chính như thế nó mới là cuộc sống.
Tôi sực nhớ đến những ngọn suối ấy cách đây không lâu sau khi ghé về thăm làng.
Chắc anh ngạc nhiên không hiểu sao dạo ấy tôi bỏ Kurkurêu ra đi một cách đột ngột như vậy. Phải chăng không thể kể cho mọi người ở đây nghe tất cả những điều mà tôi đang kể cho anh nghe? Không phải. Lúc bấy giờ tôi bối rối quá, tôi xấu hổ, tôi thẹn cho mình quá, nên phải bỏ đi ngay. Tôi đã hiểu ra rằng tôi sẽ không tài nào gặp lại Đuysen, không thể nào dám nhìn thẳng vào mắt Đuysen được. Tôi cần phải bình tâm lại, sắp xếp lại những ý nghĩ đang rối tung, dọc đường suy nghĩ lại tất cả những điều tôi muốn nói không những với các bạn cùng quê mà còn nói nhiều người khác nữa.
Tôi còn thấy mình có tội nữa vì tôi không phải là người có quyền được trọng vọng đủ điều như vậy, được ngồi ở chỗ danh dự trong buổi khánh thành trường mới. Đó trước hết là quyền của Người thầy đầu tiên của chúng ta, người cộng sản đầu tiên trong làng của chúng ta - thầy Đuysen già cả. Thế nhưng sự việc đã diễn ra trái hẳn. Chúng ta ngồi quanh bản tiệc, còn con người vàng ngọc ấy thì đang hối hả chạy đi đưa thư, vội vã chuyển những bức điện chúc mừng của học trò cũ mình về kịp lễ khánh thành.
Mà đây không phải là một trường hợp duy nhất. Tôi đã nhiều lần thấy như vậy. Cho nên tôi thường tự hỏi: chúng ta đã bỏ mất cách biết trân trọng con người bình thường như Lênin từng trân trọng tự bao giờ?… May thay, giờ đây chúng ta nói lên những điều như thế một cách thẳng thắn không kèm theo chút đạo đức giả nào. Cũng rất hay là ngay cả trong việc này chúng ta đã cùng đến sát với Lênin hơn.
Lớp thanh niên không biết rõ Đuysen trước kia là một người thầy như thế nào. Còn thế hệ cũ thì đã nhiều người không còn nữa. Không ít học trò cũ của Đuysen đã hi sinh trong chiến tranh, họ đã là những chiến sĩ Xô-viết chân chính. Lẽ ra tôi phải nói cho thanh niên hiểu rõ thầy Đuysen. Ai ở địa vị tôi đều có nhiệm vụ làm vậy. Nhưng tôi lại không về làng, tôi không hề biết gì về Đuysen và với thời gian, hỉnh ảnh của thầy tôi đối với tôi đã dường như biến thành một thành tích vô giá, được giữ gìn trân trọng trong cõi tĩnh mịch của một viện bảo tàng.
Tôi sẽ trở về gặp thầy tôi và sẽ chịu tôi trước thầy. Tôi sẽ xin người tha thứ.
Tôi định khi nào đi Matxcơva về, sẽ đến Kurkurêu và đề nghị với dân làng đặt tên cho nhà trường kí túc mới là “Trường Đuysen”. Phải, trường phải mang tên người nhân viên nông trường giản dị ngày nay làm nghề đưa thư ấy. Tôi hi vọng rằng với tư cách là một người cùng quê, anh sẽ ủng hộ đề nghị của tôi. Tôi xin anh làm như vậy.
Ở Matxcơva bây giờ đã hơn một giờ đêm. Tôi đứng trên bao lơn toà khách sạn, nhìn những ánh đèn lấp lánh toả rộng trên thủ đô và nghĩ đến lúc tôi sẽ trở về làng, tìm gặp Đuysen và hôn lên chòm râu bạc của thầy…
*
* *
Tuy vậy tôi vẫn
muốn nói với các bạn về tác phẩm dở dang của tôi. Tôi muốn hỏi ý kiến các bạn.
Chắc các bạn cũng đã đoán ra rằng bức tranh của tôi dành cho người thầy đầu
tiên của làng chúng tôi, người cộng sản đầu tiên – ông già Đuysen.
Nhưng tôi chưa hình dung được rõ liệu tôi có thể dùng thuốc vẽ mà thể hiện được cuộc sống phức tạp, đầy đấu tranh ấy, những nẻo đường đời và những tình cảm muôn màu muôn vẻ của con người ấy không. Làm sao cho khỏi sánh mất bát nước đầy: làm sao trao được đến tận tay các bạn, những người cùng thời đại với tôi? Làm thế nào cho ý đồ của tôi không phải chỉ thấu đến các bạn, mà còn trở thành một công trình sáng tạo chung của chúng ta? Tôi không thể không vẽ bức tranh này, nhưng sao tôi thấy băn khoăn, lo lắng quá! Có khi tôi tưởng chừng rồi sẽ chẳng ra gì hết. Và những lúc ấy tôi lại nghĩ: tại sao số phận lại trớ trêu đặt cây bút vẽ vào tay tôi làm gì? Thật là một cuộc sống khổ ải! Lại có khi tôi cảm thấy mình dũng mãnh đến nỗi dù có phải chuyển núi dời sông tôi cũng sẵn sàng. Và những khi ấy tôi nghĩ: hãy nhìn đi, hãy nghiên cứu, chọn lọc. Hãy vẽ hai cây phong của Đuysen và Antưnai, chính hai cây phong đã cho tuổi thơ của mày bấy nhiêu giây phút sướng vui, mặc dù mày không biết rõ sự tích của chúng. Hãy vẽ một đứa bé đi chân không, da rám nắng. Nó trèo lên cao, thật là cao và ngồi lên một cành phong, đôi mắt hân hoan nhìn vào cõi xa xăm kì ảo.
Hay là vẽ bức tranh đề là “Người thầy đầu tiên”. Đó có thể là lúc Đuysen bế trẻ con qua con suối và cạnh đấy, trên những con ngựa no nê hung dữ, những con người đận độn, mũ da cáo đỏ đi qua đang chế giễu ông…
Nếu không, thì hãy vẽ người thầy giáo tiễn Antưnai lên tỉnh. Mày còn nhớ khi ông cất tiếng gọi Antưnai lần cuối cùng! Hãy vẽ một bức tranh như thế, sao cho bức tranh ấy giống như tiếng gọi của Đusyen mà đến nay Antưnai vẫn còn nghe vẳng lại, sẽ vang dội mãi trong lòng mỗi người.
Tôi tự nhủ như vậy. Tôi tự nhủ điều này điều nọ khá nhiều, nhưng tôi không phải bao giờ cũng làm được… ngay giờ đây tôi cũng chưa biết bức tranh tôi vẽ sẽ ra sao. Nhưng có một điều tôi biết chắc: tôi sẽ tìm tòi./.
Nhưng tôi chưa hình dung được rõ liệu tôi có thể dùng thuốc vẽ mà thể hiện được cuộc sống phức tạp, đầy đấu tranh ấy, những nẻo đường đời và những tình cảm muôn màu muôn vẻ của con người ấy không. Làm sao cho khỏi sánh mất bát nước đầy: làm sao trao được đến tận tay các bạn, những người cùng thời đại với tôi? Làm thế nào cho ý đồ của tôi không phải chỉ thấu đến các bạn, mà còn trở thành một công trình sáng tạo chung của chúng ta? Tôi không thể không vẽ bức tranh này, nhưng sao tôi thấy băn khoăn, lo lắng quá! Có khi tôi tưởng chừng rồi sẽ chẳng ra gì hết. Và những lúc ấy tôi lại nghĩ: tại sao số phận lại trớ trêu đặt cây bút vẽ vào tay tôi làm gì? Thật là một cuộc sống khổ ải! Lại có khi tôi cảm thấy mình dũng mãnh đến nỗi dù có phải chuyển núi dời sông tôi cũng sẵn sàng. Và những khi ấy tôi nghĩ: hãy nhìn đi, hãy nghiên cứu, chọn lọc. Hãy vẽ hai cây phong của Đuysen và Antưnai, chính hai cây phong đã cho tuổi thơ của mày bấy nhiêu giây phút sướng vui, mặc dù mày không biết rõ sự tích của chúng. Hãy vẽ một đứa bé đi chân không, da rám nắng. Nó trèo lên cao, thật là cao và ngồi lên một cành phong, đôi mắt hân hoan nhìn vào cõi xa xăm kì ảo.
Hay là vẽ bức tranh đề là “Người thầy đầu tiên”. Đó có thể là lúc Đuysen bế trẻ con qua con suối và cạnh đấy, trên những con ngựa no nê hung dữ, những con người đận độn, mũ da cáo đỏ đi qua đang chế giễu ông…
Nếu không, thì hãy vẽ người thầy giáo tiễn Antưnai lên tỉnh. Mày còn nhớ khi ông cất tiếng gọi Antưnai lần cuối cùng! Hãy vẽ một bức tranh như thế, sao cho bức tranh ấy giống như tiếng gọi của Đusyen mà đến nay Antưnai vẫn còn nghe vẳng lại, sẽ vang dội mãi trong lòng mỗi người.
Tôi tự nhủ như vậy. Tôi tự nhủ điều này điều nọ khá nhiều, nhưng tôi không phải bao giờ cũng làm được… ngay giờ đây tôi cũng chưa biết bức tranh tôi vẽ sẽ ra sao. Nhưng có một điều tôi biết chắc: tôi sẽ tìm tòi./.
Truyện ngắn: Người thầy đầu tiên
HG đọc tập truyện "Giamilia- Truyện núi đồi và thảo nguyên" này chả biết bao nhiêu lần rồi! Có một hồi như... nghiện ấy: Cuốn ở nhà đọc vài lần rồi, sau chị nào mang đi "mất tích"tiếc quá, thế là có lần HG tìm mua được một cuốn ở hàng sách cũ- cũ nhưng còn lành lặn. Về sau nữa, thấy tái bản bìa cứng đẹp, lại mua tiếp... Nghĩ lại cũng tự thấy mình buồn cười thật! :)))
Trả lờiXóa