Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

QUẢ HỒNG

Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi!

Tiếc đĩa hồng ngâm cho chuột vọc!

Quả gì tên gọi như hoa
Thu về chín đỏ như là sơn son?
  
   



Cách ngâm 20 9 1315554881 69 Cách ngâm Hồng Nhân hậu    quà của nắng gió Chi Lăng

Hồng nhân Hậu, Chi Lăng, Lạng Sơn

Cách ngâm 20 9 1315554887 08 Cách ngâm Hồng Nhân hậu    quà của nắng gió Chi Lăng

Hồng là một loại cây ăn trái thuộc chi Thị (Diospyros). Quả hồng sắc vàng cam đến đỏ cam tùy theo giống
Loài hồng phổ biến nhất cho trái là hồng Nhật Bản Trái chín thì ngọt, ít chua, thịt mềm, có khi bị xơ. Loài hồng này, nguyên thủy xuất phát từ Trung Hoa, là một loài cây thay lá, thường rụng lá khi ra quả (deciduous). Cây hồng sau được trồng khắp miền Đông Á, đến thế kỷ 19 thì du nhập vào California  châu Âu.
Giống (cultivar) hồng mòng (Hachiya) có dáng con cù với lượng tannin cao khi còn xanh nên vị chát. Phải đợi thật chín mềm mới ăn được.
Giống hồng giòn (Fuyu) có dáng hình bẹp. Lượng tannin tuy không kém giống hồng mòng nhưng trong quá trình chuyển từ xanh sang chín, giống hồng giòn mất tanin rất nhanh nên trái có thể ăn được sớm hơn khi còn giòn.
Để làm chóng chín, hồng mòng thường được đem rấm. Cách rấm có thể dùng ánh sáng, khí nóng, trấu, cồn, thán khí hay êtilen để ép chín. Một cách khác là đem ngâm nước tro để trái hồng biến chất, mất vị chát. Loại hồng này gọi là hồng ngâm.
Quả hồng có thể ăn tươi hay phơi khô. Hồng khô cần hai đến ba tuần phơi ngoài trời rồi sấy thêm trước khi thành phẩm.


       

    

   

   

    
    

    

    

   

   

   

       

    

   

    

    

    

    

   

   

    

    


Hồng Lạng Sơn
Nhiều người thích ăn Hồng không hạt Bảo Lâm (Lạng Sơn) vì đây là sản phẩm rất đặc biệt. Khi chín, quả có sắc vàng ánh hồng, thịt quả ăn giòn, thơm, ngọt đậm, mặt cắt ngang của quả có hình hoa thị 8 - 12 cánh đều nhau, màu vàng đỏ đậm, các cánh hoa thị này do các hạt lép tạo thành; mặt cắt dọc quả không có thớ, thịt quả mịn, hầu như không có đốm đen, không có hạt.



Hồng không hạt Bảo Lâm đặc sản Lạng Sơn





Hồng Chín vườn nhà Sương Lam - YouTube





www.youtube.com/watch?v=ge-IthJxDZs





Nhớ vị hồng ngâm của mẹ
Đi dạo dọc đường thành phố, chợt bắt gặp chị bán hoa quả rong đang chào bán những quả hồng ngâm mang màu xanh cốm pha chút vàng óng ánh. Cái hương vị ngọt thanh, giòn tan của những miếng hồng ngâm ấu thơ lại len lỏi trong tâm trí tôi.
Mùa thu là mùa của rất nhiều loại trái cây, những cây trái trong vườn đua nhau tỏa hương. Nhưng trong những thứ quả đó, tôi vẫn thấy ngon nhất là những chum hồng ngâm của mẹ.
Tôi còn nhớ ngày bé, hầu như nhà nào trong làng tôi cũng đều có một gốc hồng ngoài cổng. Những kỷ niệm ấu thơ trong đứa trẻ quê là tôi luôn có hình bóng những cây hồng. Và trong con mắt trẻ con lúc bấy giờ tôi nghĩ chắc cây hồng phải già lắm rồi bởi gốc hồng nào cũng xù xì.
Hằng năm, khi tháng 3 về cây hồng bắt đầu trổ hoa, những bông hoa màu trắng sữa trông như những hạt cườm. Khi đó, lũ con gái chúng tôi lại ngồi dưới những gốc hồng nhặt những bông hoa rơi xuống, dùng những sợi chỉ xiên thành những chiếc vòng tay, vòng cổ. Đứa nào cũng cắm cúi để rồi so xem vòng của đứa nào đẹp nhất, dài nhất.
Nhưng có lẽ háo hức nhất là khi cây bắt đầu cho quả. Vào tháng 8 những quả hồng bắt đầu có những lấm tấm vàng, khi đó quả hồng đã già, lũ trẻ chúng tôi lại giục mẹ hái xuống để làm món hồng ngâm.
Quả hồng quê tôi không to như những loại hồng không hạt hay những giống hồng lai bây giờ. Quả hình tim, chỉ to hơn cái chén uống rượu của bố tôi một chút nhưng hương vị của nó thì chẳng kém cạnh loại hồng nào. Mẹ tôi bảo loại hồng này khi ngâm sẽ cho những quả hồng ngâm ngon nhất. Sau này đi nhiều nơi, tôi cũng đã nếm thử nhiều loại hồng ngâm khác mới thấy điều mẹ nói là đúng.
Làm hồng ngâm cũng đơn giản, không cầu kỳ. Khi những quả hồng đã già mẹ mới hái xuống. Xếp nhẹ những quả hồng vẫn còn nguyên phấn vào chum rồi đổ ngập nước vôi đã pha loãng vào, lấy rá đậy kín tầm 3-5 ngày mang ra rửa sạch đem hong gió cho ráo nước.
Khi đó những quả hồng mang màu xanh cốm lẫn chút vàng ánh đẹp lạ lùng. Chỉ nhìn thôi đã thấy thòm thèm. Mẹ liền gọt ra đĩa để tôi mang ra mời lũ bạn cùng ăn. Những miếng hồng ngọt thanh nơi đầu lưỡi, giòn tan trong miệng, pha lẫn những tiếng cười trong trẻo của tuổi thơ.
Buổi chiều, ngồi thưởng thức với cô bạn cùng phòng những trái hồng ngâm mua của chị bán rong. Vẫn cái vị ngọt, giòn tan đấy, nhưng sao tôi không thấy ngon bằng hồng mẹ ngâm, có lẽ từng quả hồng ấy còn chứa cả những tình cảm bao la của mẹ dành cho chúng tôi.
Hoàng Hân



Quả hồng mùa thu


Ở Bắc, hễ cứ chớm gió heo may, là cây hồng sửa soạn thắp đỏ cành bằng “những chiếc đèn lồng” nhỏ xíu... báo hiệu cho trẻ con chuẩn bị đón tết trung thu, giục giã thanh niên nam nữ nao nức bước vào mùa sêu, mùa cưới... 
Hồng có hai cách ăn là “ngâm” và “rấm”.
Ăn ngâm thì hái lúc trái đã già nhưng hãy còn xanh. Người ta đánh nước vôi trong, đổ vào những chiếc chậu sành Phù Lãng sau đó đem những trái hồng đã được rửa sạch xếp vào chậu, ngâm từ ba đến năm ngày. Khi thấy da nó hơi ưng ửng vàng thì vớt ra để ráo nước rồi gọt vỏ. Trái nhỏ bổ ra làm bốn, trái lớn bổ ra làm sáu. Những miếng hồng đầy “cát” mưn mứt hình vành trăng muộn tận cuối trời nho nhỏ, vàng trong như màu hổ phách giòn và ngọt một cách thật thanh tao khó ví!



Ăn rấm thì đơn giản hơn. Khi thấy trái hưng hửng đỏ hái xuống, đem vùi vào trong chum thóc, cũng đợi chừng bốn đến năm ngày. Lúc nào thấy da của nó mọng căng, cả trái đỏ hồng lên như một hòn ngọc khổng lồ, ấy là lúc ta có thể khéo léo bóc cái vỏ mỏng hơn tờ giấy bóng kính kia đi, hoặc lấy con dao bài thật sắc bổ làm đôi Cái túi mật đó tan ra ngập trào trong miệng, thấm mát đến tận đáy lòng.
Ông bà ta quả thật đã tinh tế biết bao tạo cảm giác hài hòa, lấy cái sắc đỏ của hồng đem sánh duyên cùng màu ngọc xanh của cốm cũng là để dùng vị cốm thật thà dân dã chế ngự bớt đi cái độ ngọt sung mãn của hồng, cho nó hợp với tinh thần của mùa thu gió se se, nắng hiu hiu, sương thoang thoảng...

Hồng ở Bắc hình như tỉnh nào cũng có. Hồng Lạng Sơn ngọt sắc và ít hạt. Đặc biệt nổi tiếng là hồng Hạc Trì ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Hồng Hạc không có hạt trái lớn nhất so với hồng ở các địa phương khác sàn sàn bằng chiếc chén tống lớn, hình dáng lại hơi vuông cạnh nên không thể lẫn...
                                                                                                                                  Nguyễn Hà

6 nhận xét:

  1. "Mùa thu mùa cốm vào ngay mùa hồng" :-) Blog của CCK mấy hôm nay toàn đặc sản mùa thu.

    Trả lờiXóa
  2. " Làng mình khối đứa phải lòng mình đây !..."

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ^.^ Bài thơ ấy hay ơi là hay! phải nói anh chàng đã tính Đông-joăng mà lại hay suy diễn... dưng mà cụ NB viết là " Làng này khối đứa phải lòng mình đây!" cơ ạ! HG thắng hooh 1-0 !!!!!

      Xóa
  3. NB hay thích dùng từ lặp, làng mình nhiều hơn làng...này! Trọng tài không công nhận bàn thắng, dù bóng đã vào rung lưới :)
    https://www.google.com.vn/webhp?hl=vi&source=hp&btnG=T%C3%ACm+v%E1%BB%9Bi+Google&aq=f&aqi=&oq=&gs_rfai=#hl=vi&q=L%C3%A0ng+m%C3%ACnh+kh%E1%BB%91i+%C4%91%E1%BB%A9a+ph%E1%BA%A3i+l%C3%B2ng+m%C3%ACnh+%C4%91%C3%A2y+!..

    Trả lờiXóa
  4. Không được ạ! Cầu thủ không tâm phục khẩu phục đâu!!!
    http://vuhuu.edu.vn/null/Ebook/Phe_Binh/Bai3_11-1.htm
    :'-(( Trên mạng hay tam sao thất bản, rồi người này copy của người kia thành ra dị bản nhiều như sao. HG có hẳn một quyển thơ Nguyễn Bính. NB thích dùng từ lặp thật nhưng là tùy văn cảnh thôi! ^.^

    Trả lờiXóa
  5. Đôi khi muốn thốt lên: "Hg mình!", nhưng từ nay đành phải "Hg này!" vậy :)

    Trả lờiXóa