Dương Soái vừa tự hào lại vừa chạnh lòng với cái việc lúc nào người ta cũng chỉ biết tới anh như là tác giả có duy nhất một bài thơ hay Gửi em ở cuối sông Hồng.
Dẫu cái tên Dương Soái rất… tướng soái, lại thêm việc anh làm thơ với
hình ảnh anh lính trận mạc nhớ người yêu ở đầu ngọn sông Hồng, thế cho nên ai
cũng tưởng Dương Soái một đời là lính chiến.
Thật ra thì
Dương Soái - hiện là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Yên Bái - vốn là công nhân
địa chất, 11 năm mưa đi tìm quặng ở Hoàng Liên Sơn (cũ). 11 năm ấy, anh “cũng
kiếm được khoảng 30 bài thơ”.
Sau 11 năm
trò chuyện với từng vỉa tầng quả đất vừa già nua vừa tươi mới, Dương Soái làm
phóng viên chiến trường trên mặt trận biên giới Lào Cai, hồi tháng 2/1979. Anh
đi gần như trọn vẹn cuộc chiến tranh biên giới vùng Lào Cai, tận mắt nhìn thấy
sự khốc liệt của chiến tranh. Bài thơ Gửi em ở cuối sông Hồng đã bật ra từ hoàn
cảnh đó.
Giữa hai
trận đánh, anh ngồi trong căn nhà lá ở Phố Lu (là nhà khách của huyện) và làm…
thơ. Anh viết trong tâm trạng của một người mong manh sinh tử ngoài mặt trận,
muốn gửi tình yêu thương tha thiết ấy về với người hậu phương.
Trong tâm
trạng của một người yêu gửi một người yêu (thực tế, lúc bấy giờ, người vợ trẻ
và gia đình Dương Soái cũng đang ở Duy Tiên, Hà Nam - cuối sông Hồng). Anh
viết, khi anh nhớ tới những lá thư viết vội, viết dở, hoặc không kịp viết gì
của những người lính trẻ ngoài mặt trận bỏng rát kia.
Dương Soái
trăn trở nhiều với thơ. Cho nên, cái buổi sáng nghe cô bạn bên trường Sư phạm
nói: “Bài thơ Gửi em ở cuối
sông Hồng của anh được nhạc
sỹ Thuận Yến phổ nhạc, Đài Tiếng nói Việt Nam vừa phát hay lắm”, Dương Soái rất
phấn chấn. Đó là vào năm 1980.
Từ đó, tên
Dương Soái đã thêm một lần đóng đinh với Gửi
em ở cuối sông Hồng, nhất là trong cái góc làng văn nghệ vốn vẫn lặng lặng
với mây núi Hoàng Liên Sơn, nơi anh sống và công tác. Độ ấy, liên tục thính giả
yêu cầu nhà đài phát lại bài Gửi em ở cuối sông Hồng.
Không ngờ
khoảng một năm sau, anh Sum - Người Mường, Giám đốc Nhà máy Thủy điện Thác Bà
(Yên Bái) gọi điện mời Dương Soái tới nhà uống rượu. Dương Soái đến, mới ngã
ngửa ra, khách là vợ chồng nhạc sỹ Thuận Yến.
Vừa lên nghỉ
mát ở hồ Thác Bà, nhạc sỹ Thuận Yến nóng lòng hỏi ngay địa chỉ thi sĩ Dương
Soái để cảm ơn và nói lời tri kỷ. Lần đầu tiên hai tác giả Gửi em ở cuối sông
Hồng gặp nhau và uống rượu. Nhạc sỹ trân trọng và chu đáo vô cùng với tác giả
bài thơ Gửi em ở cuối sông
Hồng.
Bây giờ ngồi
bàn lại câu chuyện Gửi em ở
cuối sông Hồng, Dương Soái thầm cảm ơn nhạc sỹ Thuận Yến, người đã nhuận
sắc cho bài thơ được đi vào lòng người yêu thơ, yêu nhạc.
Rằng, thơ
Dương Soái viết “Anh ở Lào Cai, nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”,đấy
là cái tình rất cụ thể của người chiến sỹ ở mặt trận Lào Cai bỏng lửa năm 1979,
nhưng khi ông Thuận Yến phổ nhạc: “Anh ở biên cương, nơi con sông Hồng chảy
vào đất Việt”, tự dưng bài thơ phổ quát hơn, thơ bay rộng hơn trên khắp
dải biên cương từ địa đầu Lũng Cú tới cực mũi Cà Mau.
Hình như có
những nhiều “hạt sạn” vui vui, và tính cục bộ trong một cuộc chiến ở một vùng
phên giậu trong bài thơ đã được Thuận Yến “sửa sang” rất kỹ.
Đến những
đoạn như sau trong bài hát thì hoàn toàn không phải là của Dương Soái: “Em
ở phương xa/ nơi con sông Hồng chảy về với biển/ ở trên anh đầu nguồn biên
giới/ Cuối dòng sông nơi ấy em chờ./ Em ở phương xa/ cách mười sông ba núi bốn
đèo”.
Nhưng, cũng
có những câu thơ hay nguyên bản của Dương Soái mà những người chỉ nghe nhạc
thôi sẽ chưa có dịp được thưởng thức, khi người lính từ trên chốt chiến đấu
xuống mặt nước nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt, chàng ước ao: “Giá
chúng mình còn cái thuở dung dăng…/ Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy/ Em ra
sông chắc là em sẽ thấy/ Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông”.
Những câu
thơ ấy đẹp và da diết đến day dứt lòng.
Đỗ Doãn Hoàng –
Tiền Phong 27/4/2006
Bài thơ: Gửi em ở cuối sông Hồng
Tác giả: Dương Soái
Tác giả: Dương Soái
Anh ở Lào CaiNơi con sông Hồng chảy vào đất ViệtTháng Hai, mùa này con nướcLắng phù sa in bóng đôi bờBiết em năm ngóng, tháng chờCứ chiều chiều ra sông gánh nướcNên ngày ngày cùng bạn bè lên chốtAnh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mongĐài báo gió mùa, em thương ở đầu sôngĐỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rétBiết mùa màng đồng quê chưa cấy hếtTay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng...Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấyEm ra sông chắc em sẽ thấyChỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa Đông.Nhưng thơ ngây đâu còn ở chúng mìnhKhi Tổ quốc trao anh lên tuyến đầu chặn giặcKhi biên cương trong anh đã trở thành máu thịtĐạn lên nòng anh giữ trọn nguồn sôngNỗi nhớ cho em chưa viết được đôi dòngĐạn quân thù bỗng cuồng điên vào thị xãXe tăng thù nghiến mặt sông êm ảNhịp cầu thù chặt đứt chờ mongBão lửa này mang sức mạnh hờn cămPhá cầu thù, xé vụn xe tăng giặcGiữa dòng sông nghìn xác thù ngã gụcMáu giặc loang ố cả một vùngThì hỡi em yêu ở cuối sông HồngNếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏLà niềm thương anh gửi về em đóQua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh.
Bài hát: Gửi em ở cuối sông Hồng
Nhạc sĩ: Thuận Yến
Phỏng thơ: Dương Soái
Lời bài hát:1. Anh ở biên cương nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Ở nơi ấy mùa này con nước lắng phù sa in bóng đôi bờ
Anh ở biên
cương biết rằng em năm ngóng tháng chờ
Cứ chiều chiều ra sông mà gánh nước
Nên bạn bè ngày ngày cùng trên chốt
Anh lại xuống sông Hồng cho thoả lòng em mong.
Em ở phương xa, nghe đài báo gió mùa đông bắc
Em thương anh nơi chiến hào gặp rét
Mà em thương anh chiều nay đang đứng gác
Lo canh giữ đất trời, áo ấm có lành không
Hỡi anh yêu, người chiến sĩ biên thuỳ?
Cứ chiều chiều ra sông mà gánh nước
Nên bạn bè ngày ngày cùng trên chốt
Anh lại xuống sông Hồng cho thoả lòng em mong.
Em ở phương xa, nghe đài báo gió mùa đông bắc
Em thương anh nơi chiến hào gặp rét
Mà em thương anh chiều nay đang đứng gác
Lo canh giữ đất trời, áo ấm có lành không
Hỡi anh yêu, người chiến sĩ biên thuỳ?
[ĐK1:]
Có gì đâu tấm lòng người chiến sĩ
Có tình yêu bốn mùa vẫn ấm
Dù gió mưa, dù mùa đông
Vì rằng em luôn ở bên anh.
Có gì đâu tấm lòng người chiến sĩ
Có tình yêu bốn mùa vẫn ấm
Dù gió mưa, dù mùa đông
Vì rằng em luôn ở bên anh.
2. Em ở phương xa nơi con sông Hồng chảy về với biển
Ở trên anh đầu nguồn biên giới
Cuối dòng sông nơi ấy quê nhà.
Em ở phương xa, cách mười sông ba núi bốn đèo
Đem lòng mình gửi về miền biên giới
Sao chẳng nói nên lời nhưng nặng tình yêu thương.
Gửi Em Ở Cuối Sông Hồng
Anh ở biên cương, sương lạnh giá biết mùa đông tới
Nơi quê hương em bước vào vụ mới
Rằng anh thương em đồng quê chưa cấy hết
Chân em ngập dưới bùn, lúa cấy thẳng hàng không
Hỡi em yêu ở cuối sông Hồng?
Ở trên anh đầu nguồn biên giới
Cuối dòng sông nơi ấy quê nhà.
Em ở phương xa, cách mười sông ba núi bốn đèo
Đem lòng mình gửi về miền biên giới
Sao chẳng nói nên lời nhưng nặng tình yêu thương.
Gửi Em Ở Cuối Sông Hồng
Anh ở biên cương, sương lạnh giá biết mùa đông tới
Nơi quê hương em bước vào vụ mới
Rằng anh thương em đồng quê chưa cấy hết
Chân em ngập dưới bùn, lúa cấy thẳng hàng không
Hỡi em yêu ở cuối sông Hồng?
[ĐK2:]
Thấy dòng sông sóng ngầu lên sắc đỏ
Biết là anh nhớ về em đó
Nhớ về anh đó
Là chiến công, là niềm tin
Là tình yêu ta gửi cho nhau.
Anh gửi cho em
Em gửi cho anh
Anh gửi cho em
Ta gửi cho nhau.
Thấy dòng sông sóng ngầu lên sắc đỏ
Biết là anh nhớ về em đó
Nhớ về anh đó
Là chiến công, là niềm tin
Là tình yêu ta gửi cho nhau.
Anh gửi cho em
Em gửi cho anh
Anh gửi cho em
Ta gửi cho nhau.
Ồ hay quá ạ! HG biết thêm xuất xứ một bài hát yêu thích.
Trả lờiXóaTrong phóng sự này có nhiều chuyện đau thương quá CCK ạ:
Trả lờiXóahttp://xuandienhannom.blogspot.com/2014/02/chien-tranh-trong-mat-ai-chum-phong-su.html