(VTC News) - Đôi khi để thích nghi những con cá phải thoát ly khỏi môi
trường nước để đi lại, kiếm ăn trên cạn. Những loài cá dưới đây đều là
một bước đột phá trong sự sáng tạo của tự nhiên.
1. Cá phổi
Cá
phổi có tên khoa học là Dipnoi và có khả năng hít thở không khí như
sinh vật trên cạn. Hiện nay các loài cá phổi chỉ còn sống trong các ao
hồ nước ngọt ở Châu Phi, Nam Mỹ và Úc.
Đây
là các khu vực có khí hậu khắc nghiệt nhất hành tinh, với lượng mưa
hằng năm ít và nhiệt độ mùa hè rất nóng. Điều đó làm cho các ao hồ sẽ
trở nên khô cạn vào mùa hè. Các loài cá và các sinh vật khác trong ao hồ
một là di cư hoặc là chết khô. Tuy nhiên loài cá phổi này vẫn có thể
sống sót qua mùa hè khô hạn bằng cách giấu mình trong bùn và ngủ hè. Lúc
này chúng sẽ hít thở không khí, và hạn chế trao đổi chất để sống sót
2. Cá Lon mây Thái Bình Dương
Loài
cá này có tên khoa học là Alticus arnoldorum - là loài cá sống trên đất
liền và có thể nhảy rất xa dù không có chân. Đây là một loài cá biển
nhưng rất kỳ lạ khi chúng dành phần lớn thời gian để leo trên các bờ
đá.
Chúng
di chuyển rất nhanh trên các bề mặt lởm chởm đá bằng cách sử dụng hành
động xoắn đuôi độc đáo kết hợp với các vây ngực và vây đuôi mở rộng để
bám vào gần như bất cứ bề mặt nào. Để nhanh chóng lên được bề mặt cao
hơn, chúng cũng có thể xoắn cơ thể mình và búng đuôi để nhảy xa gấp
nhiều lần chiều dài cơ thể.
3. Cá Nheo
Cá
nheo đi bộ có tên khoa học là Clarias batrachus, có nguồn gốc từ Thái
Lan. Loài cá này sử dụng khả năng hít thở để trong thời gian ngắn có thể
“đi”. Những đoạn đường ẩm ướt hay con phố ngập nước là địa hình lý
tưởng của loài cá này.
4. Cá Thòi lòi
Cá
Thòi Loi thuộc họ cá Bống Trắng phân bố rộng tại nhiều lãnh thổ trên
thế giới trong đó có Việt Nam. Chúng thường sống ở các bãi lầy gần cửa
sông, và sống trong các hang ốc vét ở bãi lầy.
Cá
có khả năng di chuyển trên mặt bùn khá nhanh, gần như là chạy nhảy trên
bùn. Với hệ thống hô hấp bằng phổi cá thòi lòi có thể thở trên cạn,
khi ở dưới nước thì chúng vẫn thở bằng mang như các loài cá khác.Cá
Thòi Loi trưởng thành có chiều dài cơ thể đến 27cm.
5. Chim cánh cụt
Chim
cánh cụt là một loài chim không cánh sinh sống chủ yếu ở Nam Cực. Chúng
là loài chim duy nhất trên trái đất không bay được và dành phần lớn
thời gian ở dưới nước để bắt cá.
Sở
dĩ chúng có thể bơi lội được ở dưới nước là do đôi cánh của chúng đã
phát triển thành chân chèo. Chúng rất thích ăn nhuyễn thể, cá và mực.
Chúng có thể lặn sâu dưới biển trong thời gian rất dài.
6. Cá Dơi mũi dài
Sinh
vật lạ có thân hình giống cá nhưng lại có đôi chân ếch này có thể là
loài cá dơi mũi dài được biết đến với khả năng bật nhảy và đi lại trên
cạn. Chúng có tên khoa học là Ogcocephalus Corniger có cấu tạo mang kết
hợp hai phần: một phần để hô hấp dưới nước còn phần kia dùng để thở
không khí trên cạn.
Cá
dơi mũi dài có khả năng bơi rất kém nhưng lại có cơ ngực và xương chậu
phát triển, đó chính là ưu điểm giúp cho loài cá này có thể đi lại được.
Ngoài ra, chúng còn có khả năng nhảy và lê người trên cạn.
7. Kỳ giông Axolotl
Đây là loài kỳ giông axolotl có nguồn gốc Mexico là một trong những loài động vật thủy sinh kỳ dị nhất thế giới.
Chúng
vừa sống dưới nước, hô hấp bằng mang nhưng cũng vừa đi lại và thở trên
cạn mặc dù nó không phát triển phổi. Mang của chúng mọc từ ngoài cổ trên
mỗi bên đầu. Mỗi bên có ba tua, bao phủ bởi các sợi lông làm tăng diện
tích bề mặt trao đổi khí.
Minh Hiếu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét