CHƯƠNG 1
Nơi đây khi đang mùa thu hãy còn là một cánh rừng già im lìm như ngủ. Lúc bấy giờ những người chiến sĩ bộ binh và cả những người chiến sĩ trinh sát dày dạn và ưa hoạt động nhất của cấp trung đoàn hoặc sư đoàn hãy còn ở tuyến hậu phương. Suốt cả một dải rừng núi âm u rậm rạp, thỉnh thoảng mới thấy sáng bừng lên vài bông hoa chuối rừng đỏ nở trên những thân cây gầy khẳng. Tiếp giáp với bìa rừng là bãi lau hoang vu rồi lại một cánh rừng khác, một bãi lau khác ăn thẳng ra con đường số 9 rải sỏi dẫn tới một thị trấn và ngoại vi khu đồn địch. Suốt cả mùa thu, ở đây còn hết sức yên tĩnh. Trên mặt đất khô ráo đang đón đợi mùa mưa ngàn tới, chỉ có bước chân những đàn voi đi thủng thỉnh xéo nát từng bãi tranh, và báo trước cho chiến dịch sắp mở là bước chân không để lại chút dấu tích của những người lính trinh sát Bộ Tư lệnh chiến dịch và bọn thám báo Mỹ giậm đè lên nhau.
Khuê, chiến sĩ cần vụ của chính ủy trung đoàn 5 đã từng sống trên mảnh đất này suốt từ trận đánh mở màn chiến dịch. Nhưng anh không khỏi bỡ ngỡ mỗi khi có dịp rời khỏi hầm sở chỉ huy, đi trở lại khu rừng trú quân hồi trung đoàn mới từ giã trạm giao liên cuối cùng tận ngoài bờ sông Xê Pôn. Thế là sau một loạt trận đánh, địch đã dự đoán được đôi chút hướng xuất kích của những đơn vị chiến đấu lớn của chúng ta. Chúng rải thuốc độc hóa học và dùng máy bay B.52 rải bom theo lối "rải thảm". Chỉ có trong vòng nửa tháng, từ khi tiếng súng đầu tiên của ta nổ vào giữa thị trấn, các cánh rừng chung quanh đã quang đi từng vạt, từng vạt cỏ tranh bị thiêu cháy, ở các chân lèn đá và dọc khe suối đã bị phát quang, máy bay trinh sát các loại lượn đi lượn lại thăm dò suốt ngày đêm. Ban đêm tùng chùm pháo sáng liên tiếp treo lơ lửng trong bầu sương thăm thẳm trắng rừng trắng núi. Mặc cho máy bay địch trinh sát và bắn phá, dưới mặt đất bộ đội vẫn chen chân nhau đi đông nghìn nghịt. Họ tranh thủ đi nhanh hơn, nhận mặt nhau, chào hỏi nhau. Con đường cứ hình thành dần những khu vực tọa độ của địch (1). Trên chặng đường đầy cây cối đổ nghiêng, khói bom khét lẹt và đất đỏ lật lên lấp hết cây cối, tùng đơn vị cứ đi qua, hết đơn vị này đến đơn vị khác, hết binh chủng này đến binh chủng khác. Ban ngày có những khi máy bay trinh sát không làm nhiệm vụ chỉ điểm cho máy bay phóng pháo, với đôi cánh bằng gỗ dán, nó liệng từng vòng tròn rất hẹp trên từng chỏm cây một. Từ bên thành cửa sổ trống hoác như con mắt mù thò ra một chiếc loa phóng thanh và một giọng nói õng ẹo: Các anh bộ đôi Việt Cộng dũng cảm! Đây là tiếng nói của người em gái mến thương của các anh. Các anh hãy suy nghĩ mau mau trở về với người em gái mến thương và Chính phủ quốc gia. Các anh sẽ được trọng dụng và chiều chuộng. Em đang trông thấy các anh...
Dưới từng gốc cây, lính nhà ta vẫn thản nhiên ôm nhau ngủ, thảng hoặc mới có anh chàng đang ngáy như sấm bỗng trở mình, không thèm mở mắt cáu tiết văng tục: "Trông thấy cái... mẹ mày !" Không phải bây giờ mà từ đầu mùa xuân năm ngoái, Khuê đã quá quen thuộc với khung cảnh này. Khuê đã quen với khu rừng suốt ngày đêm dội vang những trận bom hất tung từng đám rễ cây và đất đá, những cuộc chuyển quân trong tầm súng của địch, những con đường tiềm nhập ở vị trí tập kết quân bị địch phát quang. Anh đã quen với những trận bom B.52 như dựng lửa, với khung cảnh bề bộn tạm bợ của chiến rường, với cả mùa mưa dai dẳng xô rừng ngập suối của rùng miền Tây vốn từ bao đời còn âm u và hoang dại. Chính khung cảnh của chiến trường như thế, trước đây vài tháng, khi anh còn mài gót giày trên những chặng đường đi dài dằng dặc của núi Trường Sơn, anh như đã trông thấy, hình như nó đang vẫy gọi, đang giục giã anh và đồng đội của anh bằng tất cả sức mạnh quyến rũ không thể nào lường được.
Ngày trung đoàn mới xuất quân từ hậu phương, Khuê là một tiểu đội tưởng xuất sắc của đại đội trinh sát. Trên đường giao liên, ở một chặng nào đó, đại đội trinh sát gặp u bộ (2) giữa lòng dốc, đang ngồi nghỉ. Một đám người lố nhố bên rìa cỏ, anh nào anh nấy mặt mũi trắng trẻo, mồ hôi ướt đầm đìa suốt dọc lưng áo thấm sang cả ba lô cóc, túi tài liệu lớn, túi tài liệu bé xếp dọc lối đi. Một anh phụ trách quân lực mặc quần đùi áo lót, khuôn mặt còn trẻ mà đã hói lên tận đỉnh đầu, anh ta ngồi doạng chân trước chiếc ba lô cóc to kềnh càng để quấy sữa bột, chợt trông thấy cái dáng nhỏ bé và nhanh như sóc của Khuê vác súng tiểu liên đi vụt qua liền cất tiếng gọi ầm ĩ cả rừng:
- Khuê ơi , về u bộ đi chứ!
Hai đồng chí cấp dưỡng vây quanh bởi đống nồi niêu xoong chảo cũng góp vào một câu:
- Chúng tớ cũng thổi cơm rồi, vắt cơm có thịt rang hẳn hoi. Chúng tớ phải mang đi theo cho cậu đây này!
- Các cậu vắt thì các cậu cứ việc ăn! Khuê vốn là con người vui vẻ nhưng lúc đó anh lại đã gắt với hai đồng chí cấp dưỡng trung đoàn bộ lành như đất.
Ở bãi khách kề trạm giao liên trung đoàn vừa qua, Khuê đã khoác ba lô tới trung đoàn bộ một lần, sau khi anh nhận được một tờ giấy đánh máy từ quân lực trung đoàn gửi xuống, điều động anh rời đại đội trinh sát về giúp việc cho chính ủy Kinh. Hôm đó, Khuê đến vào sau giờ ăn cơm, bãi khách trung đoàn bộ đóng im lặng như không có một đoàn quân nào đang trú. Những chiếc võng bạt mắc đan nhau từ gốc cây này sang gốc cây khác, trên mỗi đầu võng treo lủng củng nào là xắc cốt, bi đông nước, dao rừng, súng đạn. Loáng thoáng sau hàng cây một vài mái đầu đang cúi xuống hí hoáy viết, và ngoài xa không biết từ một bãi khách nào khác vang tới tiếng dao chặt trên thớt lách cách, tiếng động vang dội vào tận lèn đá. Khuê đi quanh quẩn, anh tới bên một cái võng mắc thõng sát đất và vặn vẹo như một cái vỏ đỗ, bên trong một người nằm đó và vẫn còn thức, cặp mắt đang ngước lên nhìn cái kẽ xanh giữa vòm lá, một vết sẹo dài như một nhát dao chém ngang đuôi lông mày.
- Cậu ơi thủ trưởng Kinh ở đâu nhỉ?
- Mình đây, mình là Kinh đây!
- Báo cáo thủ trưởng...
Chính ủy Kinh cất tập giấy đánh máy dày gần bằng quyển sách vào trong một chiếc túi vải hoa, khoác túi lên vai rồi kéo Khuê đến bên một cái túp sàn ken bằng thân những cây sậy giập vỡ, đó là chiếc lán cỏ tranh duy nhất của cả khu vực bãi khách.
- Ô…ông lên có việc chi mà khoác ba lô nặng đến thế vậy?
Câu nói của Kinh đầy tiếng địa phương, rất nặng. Ông mặc bộ quần áo vải nâu, vóc cao lớn, tóc húi ngắn và đã bạc ít nhiều, con mắt bên trái bị thương hơi trắng đục luôn luôn như có một ánh giễu cợt người đang đứng trước mặt mình. Khuê ngắm ông, chợt nhớ ngày anh mới về đại đội trinh sát, còn đóng quân ở một làng mạn trung du, Khuê dẫn một đàn bò gần chục con của đại đội đi chăn ở mé đồi hoang. Thả cho bò đi ăn rong vừa xong là Khuê gục vào đọc "Ruồi trâu” không còn biết ngẩng đầu lên nữa, cho đến lúc nghe tiếng la khản giọng từ một xóm ở bên kia cánh đồng, anh mới ngừng đọc. Lúc bấy giờ, Khuê mới biết bò của mình đang gặm lúa của dân, từ dưới chân đồi một người nông dân mặc chiếc áo quân phục đã bạc trắng đang lùa bò lên. Khuê vất sách vội vàng chạy đến xin lỗi. Anh tưởng người đó là một người nông dân trong làng nên đề nghị được đền số lúa những con bò đã ăn mất. Người đó cười với anh bằng con mắt chế giễu, và liền bỏ đi sau khi nói: "Lần sau đồng chí nhớ đừng để cho bò gặm lúa của dân, nhớ nhé!". Về sau Khuê mới biết người nông dân đó chính là chính ủy của trung đoàn mình.
Khuê xốc chiếc ba lô và trang bị quân dụng nặng gần bốn chục cân trên lưng. Anh giập gót đứng thẳng rồi móc túi lấy tờ giấy đánh máy "Quyết định thuyên chuyển":
- Báo cáo thủ trưởng, tôi là Khuê ở đại đội trinh sát.
Kinh khoát tay rất rộng vỗ vai Khuê:
- A... ông đặt ba lô xuống, ngồi đây chúng mình nói chuyện. Biết hút thuốc lá không nào?
- Có ạ ! –
Ông hút thuốc lá, mình hút thuốc lào. Chúng ta nói chuyện làm quen với nhau đi nào, lên đây ở với mình có thắc mắc gì không?
Khuê nhận ngay thấy nếu mình nói thật với con người này cũng chẳng có tội vạ gì cả.
- Báo cáo thủ trưởng...
- Thế nào, có gì cứ nói...
- Tính tôi hay nghịch lắm, sợ nhận công tác phục vụ thủ trưởng không chu đáo.
- Thì tôi cũng nghịch! - Kinh đáp một cách hăng hái.
- Và thưa thủ trưởng, thú thật tôi đi chiến đấu chỉ muốn được ra ngoài chiến hào.
- Thì tôi cũng ra chiến hào!
Tuy đã nổi tiếng là "cây nói" ở đại đội trinh sát, Khuê cũng không còn biết làm thế nào trước cái cách đối đáp của Kinh. Anh đành đứng im lặng.
Lát sau, Kinh nói tiếp với Khuê như nói với một người ngang hàng:
- Nếu ông ở gần, ông sẽ hiểu tôi hơn. Nhưng tôi cũng không nài ép ông.
Chính ủy cho phép Khuê được trở về vừa hành quân vừa suy nghĩ, hẹn sau hai chặng đường giao liên sẽ lên trả lời.
Khuê lại trở về hành quân cùng đại đội trinh sát. Nhưng ngay hai hôm sau, anh đã khoác ba lô tới chính thức nhận nhiệm vụ ở trung đoàn bộ. Trong những ngày trung đoàn sắp bước vào chiến đấu, Khuê không muốn về cơ quan một chút nào nhưng anh biết mình không thể từ chối nhiệm vụ mới. Vì anh biết đó là quyết định của cấp trên.
Đã sang những ngày mưa dầm và rét. Mùa xuân sắp đến. Bầu trời trên các chỏm rừng suốt ngày mù mịt mưa sương. Các con đường mòn chạy xuyên qua Trường Sơn bao giờ cũng lõng bõng một lớp bùn nhão đầy vết giày in chi chít ngang dọc. Các ngả đường ngập những lính, đâu đâu trong rừng cũng sực lên hơi người, đâu đâu cũng gặp những bếp than cháy dở, những cái túp cỏn con kề bên suối bên trong ba hòn đá vực dưới suối lên đã cháy đen thui. Bất cứ một người nào đi trên con đường này cũng phải tự hỏi: Ai là người đầu tiên tới đây dựng lên cái bếp lửa sơ sài bên con đường rừng? Bàn tay người lính nào đã dùng mìn bẫy đã cầm dao phát cây? Và người cán bộ tham mưu nào đã từng mang một chiếc địa bàn và một bản đồ, đứng chon von trên đỉnh núi để ngắm hướng cho việc mở đường? Con đường nào sẽ là con đường thẳng nhất, ít gặp núi cao vực sâu nhất? Con đường giao liên bắt đầu chỉ hẹp như lối đi của người địa phương mở lên rẫy, đầy những mối vỡ tổ hăng mùi nhựa cây và thỉnh thoảng còn thấy in những vết chân hổ giống như những con dấu của rừng hoang, những con hổ đêm đêm vượt qua đường để tìm mồi. Chính ủy Kinh là một trong những người đã từng đặt bàn chân lên con đường này từ những ngày mới khai phá đó. Ngày đó Kinh là một cán bộ tuyên huấn thuộc Tổng cục Chính trị. Ông có nhiệm vụ vào thấu một vùng chiến trường nằm khá sâu để truyền đạt nhiệm vụ và chủ trương vũ trang của Đảng. Ngày đó ở quê, vợ Kinh chưa đẻ đứa con thứ năm và ở đây, lối đi vừa mở chưa có nhiều bàn chân giậm lên để in thành một con đường mòn hẳn hoi như bây giờ. Kinh còn nhớ ngày đó đường rất vắng, thỉnh thoảng mới gặp một đoàn đi. Các con suối còn mọc đầy rêu, chưa có những cái bếp dựng lên rải rác. Và trong các khu rừng, những căn của trạm giao liên cũng chưa thật là chật chội phải chen chúc, nhân viên của trạm chưa phải bận tíu tít lên vì công việc đón tiếp. Ngày đó cũng chưa phát quang mặt đất từng khu vực rộng để thiết lập các bãi khách đủ chỗ cho hàng tiểu đoàn mắc võng.
Đoàn đi của Kinh có chưa đầy một chục người, do Kinh làm tiểu đội trưởng kiêm tổ trưởng Đảng. Lượng, đại đội trưởng đại đội trinh sát của trung đoàn 5 bây giờ cũng có mặt trong số những người cùng đi với Kinh năm đó. Năm đó Lượng mới hăm ba tuổi nhưng vào bộ đội đã lâu. Lượng là một chiến sĩ hết sức tháo vát vì trong cuộc đời Lượng phải lo tự lập thân từ hồi còn nhỏ. Chuyến đi cũng vào một mùa đông. Đêm nào Lượng cũng nhóm lửa cho cả đoàn. Một ngọn lửa cháy sáng, những chiếc võng mắc chung đầu với nhau trên những thân cây xung quanh bếp. Từng người nằm nghiêng trên võng, tay bóp chân để ngày mai đi chặng tiếp, mặt hướng về phía ngọn lửa ở giữa mà nói chuyện hoặc nghe đài. Cứ tầm nửa đêm khi mọi người đều ngủ cả, thỉnh thoảng Lượng lại trở dậy, thò chân vào dép đi lẹp kẹp tới quẳng thêm củi vào cho ngọn lửa luôn luôn cháy sáng để xua hổ. Lượng rất ham được nghe Kinh kể những trận đánh hồi kháng chiến chống Pháp, những cuộc hành quân, những trận Kinh một mình chiến đấu giữa vòng vây giặc. Lượng hiền và ít nói, hơi khó tính, cách sống như một người đã đứng tuổi. Kinh coi Lượng như một đứa con hay em. Ngược lại Lượng rất kính trọng và yêu mến Kinh, mặc dầu cái tính chểnh mảng và hay quên của Kinh dọc đường cũng khiến cho Lượng đôi lúc phải khó chịu.
Đoàn đi gần tới đích vào những ngày mưa dai dẳng đến nỗi ba bốn ngày không sao đặt ba lô xuống chỗ nào mà thổi cơm được. Đến chặng nghỉ, tùng người cứ khoác chiếc ba lô như một cái bướu mọc sau lưng mà nhai gạo rang rồi lại tiếp tục đi. Gạo rang trộn đường đựng trong túi ny lông của từng người cũng sắp cạn, đó là khẩu phần "sẵn sàng chiến đấu” đáng lý không được đụng tới. Nhưng tìm cái gì để ăn thay?
Lượng bàn:
- Anh Kinh ạ, ta sẽ khắc phục để thổi cơm.
Kinh vuốt nước mưa chảy ròng ròng trên mặt:
- Ông thổi được cơm giữa lúc này thì chả thua gì cái cô nào đó vừa chăn cóc, vừa ăn mía, vừa ngồi trên thuyền thổi cơm thi ngày xưa!
- Được! Tôi sẽ khắc phục thổi cơm. Anh cho anh em tìm chỗ mắc võng ngủ đi, và đồng chí nào vác mấy bao gạo ướt ra đây cho tôi.
Lượng cởi ba lô. Anh rút dao đi men bờ suối, lát sau đã đội về những bó lá và hai ba tấm phên kết bằng lá mây và lá dong rừng. Một cái túp mái uốn cong chỉ cao đến bụng được dựng lên bên bờ suối. Anh nhảy xuống giữa lòng suối khuân ba hòn đá bằng nhau rồi dùng xẻng xén đi một lượt cỏ ướt, lại hớt đi một lớp đất dày bên trên. Đất rừng giữa mùa mưa nhưng trong lòng vẫn khô ráo. Chỉ trong một tiếng đồng hồ sau, một ngọn lửa đã bùng lên bên trong cái túp bằng lá hãy còn xanh biếc, một cuộn khói ấm áp lách qua kẽ lá bay thoát ra ngoài. Lượng đánh đường thoát nước chung quanh cái túp rồi ngẩng lên, cất tiếng gọi vui vẻ:
- Anh Kinh và các anh ơi, nửa tiếng nữa sẽ có cơm nóng nhé, cứ ngủ đi!
Trong những ngày mùa đông, cái khó của tất cả mọi người là làm sao gây cho được ngọn lửa. Rừng mưa ướt đầm đìa hằng tháng trời. Ai đã tùng sống qua một mùa mưa trên Trường Sơn hẳn biết. Lá cây bao giờ cũng cụp xuống và ướt loáng. Thân cây đầy rêu. Đá trơn tuột. Mái lán không bao giờ ngớt cái âm điệu lộp độp của mưa rơi nghe váng óc như có người cầm gậy xăm trên đầu. Ngọn lửa nhen mãi vẫn không bén, chỉ khói mù. Lại chổng mông thổi. Ba hòn đá con con nước đã ngập đến lưng. Ngọn khói lan trên nóc lán rồi bám chặt lấy các vòm cây ướt át, đọng lại ở đó mãi. Tiếng máy bay ỳ ầm. Tiếng ve. Tiếng suối lũ. Con chim gì đó kêu tút tút không hề biết mỏi. Giữa những ngày mưa dầm dề như thế, rừng Trường Sơn ban đêm càng lạnh lẽo. Bao nhiêu người bốn phương quen biết nhau và chưa hề quen biết nhau cùng đến ngồi bên nhau trong bóng tối. Bên ngoài căn nhà trạm giao liên dành cho khách đi đường, tiếng mưa đổ ào ào và tiếng ve mùa đông kêu như có ai đem cạo tinh nứa ở đầu giường. Chiếc đài nói oang oang từ trong lòng một người nào đó tố cáo Mỹ vừa đưa hàng vạn quân vào miền Nam. Những người khách đi đường tìm củi để nhen lửa sưởi với nhau. Nhưng lần mò hì hục hằng tiếng đồng hồ lửa vẫn không cháy. Mọi người đã nản. Thì vào giữa lúc mọi người sắp đi nằm, ngọn lửa nhen từ một bàn tay cần mẫn nào đó cháy lan dần, ban đầu còn le lói, chẳng mấy chốc đã bùng dậy rắc ánh sáng lên khắp gian nhà. Lửa cháy phần phật như một lá cờ vừa mở, bắt hơi nóng lên bằng chừng ấy khuôn mặt và bàn tay. Giữa nhiều bàn tay mở xòe chìa về phía ngọn lửa, bàn tay của người vừa nhen lửa cũng chìa ra lẫn trong những bàn tay người khác. Câu chuyện vui bắt đầu nở. Tiếng cười phá lên. Rồi những người đi đường tới muộn lọc cọc chống gậy đến. Những người đang ngủ choàng thức giấc cũng tung chăn tới ngồi lẫn giữa vòng người chung quanh bếp.
Liên khu X..., sau ngày đoàn Kinh đi công tác tới đó đã nhất loạt trỗi lên một phong trào tự võ trang và đồng khởi hết sức mạnh mẽ. Đế quốc Mỹ và tay sai tưởng có thể dập tắt được ngọn lửa cách mạng nhưng từ trong bóng tối, ngọn lửa đã được Đảng nhen nhóm dậy. Những người đảng viên và những quần chúng của Đảng ở các cơ sở làng xã đã đứng dậy tổ chức cuộc chiến đấu của họ. Từ trong vũng máu, ngọn lửa mở đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ đã được nhen dậy bởi bàn tay những con người bình thường và trung kiên nhất.
Đoàn đi của Kinh có chưa đầy một chục người, do Kinh làm tiểu đội trưởng kiêm tổ trưởng Đảng. Lượng, đại đội trưởng đại đội trinh sát của trung đoàn 5 bây giờ cũng có mặt trong số những người cùng đi với Kinh năm đó. Năm đó Lượng mới hăm ba tuổi nhưng vào bộ đội đã lâu. Lượng là một chiến sĩ hết sức tháo vát vì trong cuộc đời Lượng phải lo tự lập thân từ hồi còn nhỏ. Chuyến đi cũng vào một mùa đông. Đêm nào Lượng cũng nhóm lửa cho cả đoàn. Một ngọn lửa cháy sáng, những chiếc võng mắc chung đầu với nhau trên những thân cây xung quanh bếp. Từng người nằm nghiêng trên võng, tay bóp chân để ngày mai đi chặng tiếp, mặt hướng về phía ngọn lửa ở giữa mà nói chuyện hoặc nghe đài. Cứ tầm nửa đêm khi mọi người đều ngủ cả, thỉnh thoảng Lượng lại trở dậy, thò chân vào dép đi lẹp kẹp tới quẳng thêm củi vào cho ngọn lửa luôn luôn cháy sáng để xua hổ. Lượng rất ham được nghe Kinh kể những trận đánh hồi kháng chiến chống Pháp, những cuộc hành quân, những trận Kinh một mình chiến đấu giữa vòng vây giặc. Lượng hiền và ít nói, hơi khó tính, cách sống như một người đã đứng tuổi. Kinh coi Lượng như một đứa con hay em. Ngược lại Lượng rất kính trọng và yêu mến Kinh, mặc dầu cái tính chểnh mảng và hay quên của Kinh dọc đường cũng khiến cho Lượng đôi lúc phải khó chịu.
Đoàn đi gần tới đích vào những ngày mưa dai dẳng đến nỗi ba bốn ngày không sao đặt ba lô xuống chỗ nào mà thổi cơm được. Đến chặng nghỉ, tùng người cứ khoác chiếc ba lô như một cái bướu mọc sau lưng mà nhai gạo rang rồi lại tiếp tục đi. Gạo rang trộn đường đựng trong túi ny lông của từng người cũng sắp cạn, đó là khẩu phần "sẵn sàng chiến đấu” đáng lý không được đụng tới. Nhưng tìm cái gì để ăn thay?
Lượng bàn:
- Anh Kinh ạ, ta sẽ khắc phục để thổi cơm.
Kinh vuốt nước mưa chảy ròng ròng trên mặt:
- Ông thổi được cơm giữa lúc này thì chả thua gì cái cô nào đó vừa chăn cóc, vừa ăn mía, vừa ngồi trên thuyền thổi cơm thi ngày xưa!
- Được! Tôi sẽ khắc phục thổi cơm. Anh cho anh em tìm chỗ mắc võng ngủ đi, và đồng chí nào vác mấy bao gạo ướt ra đây cho tôi.
Lượng cởi ba lô. Anh rút dao đi men bờ suối, lát sau đã đội về những bó lá và hai ba tấm phên kết bằng lá mây và lá dong rừng. Một cái túp mái uốn cong chỉ cao đến bụng được dựng lên bên bờ suối. Anh nhảy xuống giữa lòng suối khuân ba hòn đá bằng nhau rồi dùng xẻng xén đi một lượt cỏ ướt, lại hớt đi một lớp đất dày bên trên. Đất rừng giữa mùa mưa nhưng trong lòng vẫn khô ráo. Chỉ trong một tiếng đồng hồ sau, một ngọn lửa đã bùng lên bên trong cái túp bằng lá hãy còn xanh biếc, một cuộn khói ấm áp lách qua kẽ lá bay thoát ra ngoài. Lượng đánh đường thoát nước chung quanh cái túp rồi ngẩng lên, cất tiếng gọi vui vẻ:
- Anh Kinh và các anh ơi, nửa tiếng nữa sẽ có cơm nóng nhé, cứ ngủ đi!
Trong những ngày mùa đông, cái khó của tất cả mọi người là làm sao gây cho được ngọn lửa. Rừng mưa ướt đầm đìa hằng tháng trời. Ai đã tùng sống qua một mùa mưa trên Trường Sơn hẳn biết. Lá cây bao giờ cũng cụp xuống và ướt loáng. Thân cây đầy rêu. Đá trơn tuột. Mái lán không bao giờ ngớt cái âm điệu lộp độp của mưa rơi nghe váng óc như có người cầm gậy xăm trên đầu. Ngọn lửa nhen mãi vẫn không bén, chỉ khói mù. Lại chổng mông thổi. Ba hòn đá con con nước đã ngập đến lưng. Ngọn khói lan trên nóc lán rồi bám chặt lấy các vòm cây ướt át, đọng lại ở đó mãi. Tiếng máy bay ỳ ầm. Tiếng ve. Tiếng suối lũ. Con chim gì đó kêu tút tút không hề biết mỏi. Giữa những ngày mưa dầm dề như thế, rừng Trường Sơn ban đêm càng lạnh lẽo. Bao nhiêu người bốn phương quen biết nhau và chưa hề quen biết nhau cùng đến ngồi bên nhau trong bóng tối. Bên ngoài căn nhà trạm giao liên dành cho khách đi đường, tiếng mưa đổ ào ào và tiếng ve mùa đông kêu như có ai đem cạo tinh nứa ở đầu giường. Chiếc đài nói oang oang từ trong lòng một người nào đó tố cáo Mỹ vừa đưa hàng vạn quân vào miền Nam. Những người khách đi đường tìm củi để nhen lửa sưởi với nhau. Nhưng lần mò hì hục hằng tiếng đồng hồ lửa vẫn không cháy. Mọi người đã nản. Thì vào giữa lúc mọi người sắp đi nằm, ngọn lửa nhen từ một bàn tay cần mẫn nào đó cháy lan dần, ban đầu còn le lói, chẳng mấy chốc đã bùng dậy rắc ánh sáng lên khắp gian nhà. Lửa cháy phần phật như một lá cờ vừa mở, bắt hơi nóng lên bằng chừng ấy khuôn mặt và bàn tay. Giữa nhiều bàn tay mở xòe chìa về phía ngọn lửa, bàn tay của người vừa nhen lửa cũng chìa ra lẫn trong những bàn tay người khác. Câu chuyện vui bắt đầu nở. Tiếng cười phá lên. Rồi những người đi đường tới muộn lọc cọc chống gậy đến. Những người đang ngủ choàng thức giấc cũng tung chăn tới ngồi lẫn giữa vòng người chung quanh bếp.
Liên khu X..., sau ngày đoàn Kinh đi công tác tới đó đã nhất loạt trỗi lên một phong trào tự võ trang và đồng khởi hết sức mạnh mẽ. Đế quốc Mỹ và tay sai tưởng có thể dập tắt được ngọn lửa cách mạng nhưng từ trong bóng tối, ngọn lửa đã được Đảng nhen nhóm dậy. Những người đảng viên và những quần chúng của Đảng ở các cơ sở làng xã đã đứng dậy tổ chức cuộc chiến đấu của họ. Từ trong vũng máu, ngọn lửa mở đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ đã được nhen dậy bởi bàn tay những con người bình thường và trung kiên nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét