
5 giống gà tiến vua:
1- Gà chín cựa:
Gà 9 cựa từng xuất hiện trong truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh là một trong những lễ vật thách cưới của Công chúa Mỵ Nương. Ít ai biết rằng, đây là một giống gà đặc sản có thật, được nuôi tại nhiều thôn bản thuộc xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn của vùng đất tổ Phú Thọ.
Giống gà này có kích cỡ nhỏ, thường không quá 1,5kg, mào đỏ tươi như máu, đuôi cong vút tựa cầu vồng và rất mảnh. Chúng có đặc điểm chân to, chắc và mọc đều 3, 4 cựa mỗi bên. Mỗi cựa dài, ngắn khác nhau, mọc nối theo hàng. Đặc biệt, cựa trên cùng hoàn toàn chỉ là sừng, cong vút như lưỡi câu liêm hay nanh lợn độc.
Gà có đầy đủ chín cựa thì hiếm vô cùng. Từ xưa đến nay, số gà có đủ chín cựa chỉ đếm được trên đầu ngón tay và nhà nào sở hữu gà chín cựa thì chả khác nào có được con gà bằng vàng ròng. Với con gà đủ chín cựa, gia chủ có thể phát giá thoải mái, đại gia nào có thú sưu tầm của lạ, sẽ sẵn sàng mua với bất kỳ giá nào.
Thịt gà 9 cựa có mùi vị rất đặc biệt mà khó diễn tả bằng lời. Thịt
thường được đặt trên mẹt tre hấp cách thủy, ăn cùng bánh dầy như một
món ăn đặc trưng của miền đất Tổ.
2-Gà Đông Tảo:
Gà Đông Cảo (hay Đông Tảo) là loại gà quý hiếm của Việt Nam, do dân làng Đông Tảo (huyện Khoái Châu, Hưng Yên) tuyển chọn, thuần dưỡng từ lâu đời. Tương truyền đây là của ngon vật lạ cúng tiến vua chúa thời xưa.
Gà Đông Cảo lớn thường nặng từ 5-7 kg/con, đầu hình gộc tre, thân
giống con cóc, cánh như hai con trai úp, đuôi như nơm úp cá, mào mâm
xôi, da đỏ chót, cơ bắp cuồn cuộn, đặc biệt là có chân to sần sùi như
chân voi.
Giống gà này đòi hỏi kỳ công chăm sóc và khó nuôi. Gà càng già
càng quý, thịt ăn thường có mùi vị thơm ngon đặc trưng không lẫn với bất
kỳ loại gà nào. Một con gà Đông Cảo to thường được chế biến 7- 10 món
như luộc, nấu đông, xáo măng, quay chảo, nướng lá chanh…
Nhưng có lẽ, thơm ngon nhất, độc đáo nhất là món ngon từ cặp chân
voi mà người sành ăn ví von là món “vảy rồng hầm thuốc bắc”: Lớp vảy dày
khi hầm vẫn giữ được độ sần sật, không bị mềm nhũn. Khi hầm thuốc bắc,
đầu bếp thường ninh luôn hai hòn “ngọc kê” của chú gà trống để nước hầm
được thơm ngọt.

Đột biến gen màu trắng



3-Gà Hồ:
Thôn Lạc Thổ thuộc thị trấn Hồ của tỉnh Bắc Ninh là nơi bảo tồn
một loại gà khổng lồ quý hiếm, đó là gà Hồ, giống gà nổi tiếng được dùng
để tiến vua một thời. Là một giống gà có thể trọng to lớn, gà Hồ có thể
nặng tới 10kg/con khi trưởng thành.
Các điểm đặc trưng khác của gà Hồ là có ức đỏ tươi trụi lông, phao câu rất ngắn và chĩa thẳng lên trời nhìn thay vì mọc ngang như các giống gà khác.
Dù to lớn nhưng thịt gà Hồ không nhạt nhẽo giống như gà công nghiệp mà ngược lại có mùi thơm kỳ lạ và vị ngọt dịu khó quên, vừa mềm, vừa dai, ăn mãi không chán.
Người thôn Lạc Thổ coi gà Hồ là một báu vật nên không kinh doanh
giống gà này. Họ nuôi gà Hồ như nuôi linh vật trong nhà và đem làm quà
trong những dịp hiếu hỷ hay lễ, Tết. Tuy vậy, gà Hồ đã được nhân nuôi
tại một số cơ sở ngoài thôn, dù nhiều người cho rằng chất lượng không
thể bằng gà Hồ trên đất Lạc Thổ.
4-Gà Mía:
Gắn liền với vùng đất cổ Đường Lâm (Hà Nội), gà Mía là giống gà
được dùng làm lễ vật dâng thần thánh, cung tiến vua chúa ngày xưa, và
sau này là nét văn hóa ẩm thực độc đáo của địa phương.
Giống gà này có đầu nhỏ, mình vuông; lúc còn nhỏ, da có màu đỏ au như trái gấc chín nhưng khi nuôi đạt trọng lượng khoảng 2 kg trở lên, da chuyển sang màu vàng. Gà trống trưởng thành nặng từ 5 - 6 kg, gà mái nặng từ 2,7 - 3,2 kg.
Khi trưởng thành ở má ngoài chân gà trống có một vệt màu đỏ từ trên xuống đến ngón chân trông giống như sợi chỉ.
Thịt gà Mía thơm ngon, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Nếu lần đầu tiên được thưởng thức gà Mía, sẽ khó ai có thể quên được vị ngọt, đậm đà dai thịt chứ không mềm, nhũn như gà công nghiệp và cũng không dai quá như gà ta, mà dai mềm, thơm thịt, chỉ ăn một lần là nhớ mãi.
5-Gà Tò:
Từ xa xưa, gà Tò từng được biết đến như một loại gà "tiến vua" nổi
tiếng của vùng quê Quỳnh Phụ (Thái Bình). Trải qua hai cuộc chiến
tranh, giống gà quý hiếm này đã gần như bị tuyệt chủng. Trong vài năm
năm trở lại đây, nhờ những nỗ lực của Viện Chăn nuôi quốc gia mà giống
gà này đã được nhân giống trở lại.
Đặc điểm ngoại hình gà Tò có thân hình chắc, khoẻ, chân cao. Gà mái trưởng thành có lông màu đỏ pha lẫn màu vàng đen, nặng 2,2 - 3kg/con. Gà trống trưởng thành cao to, lông màu đỏ tía, chân cao, nặng 4 - 5kg.
Đặc trưng của gà Tò thuần chủng là có lông suốt từ khuỷu chân xuống, gọi là "lông quần". Phía sau gối gà trống có thêm một chòm lông như đuôi quạ, gọi là "lông gối". Không có lông chân thì không phải là gà Tò.
Vì gà Tò có thịt ngon và rất quý hiếm nên chúng luôn được các nhà hàng sang trọng ở các thành phố lớn hoặc các khách hàng khá giả săn tìm mua hoặc đặt hàng định kỳ. Ngoài ra nhiều người cũng săn lùng chúng để nuôi làm cảnh hoặc gà chọi...
7 giống gà quý hiếm: là gà Lạc Thủy (Hòa bình), gà Lạc Sơn (Quảng Bình), gà Kiến (Bình Định), gà Quý Phi, gà nhiều cựa, gà Lôi lam đuôi trắng, gà Xước Hà Giang.
Gà Lạc Thủy
Gà Lạc Sơn
Gà Kiến

Gà Lôi Lam đuôi trắng
Gà Xước Hà Giang
Các giống, loại gà khác:
Gà không phao câu (Cao Bằng)
Gà Chân lùn
Gà trụi

Gà chọi
Gà tre
Gà ri

Gà mơ
Gà cảnh
Gà ác
http://www.24h.com.vn/phi-thuong-ky-quac/giong-ga-den-quy-hiem-gia-khung-nhat-the-gioi-c159a655693.html
http://www.24h.com.vn/phi-thuong-ky-quac/giong-ga-den-quy-hiem-gia-khung-nhat-the-gioi-c159a655693.html
Gà rừng
Gà chín cựa

Gà Lôi
Gà Tây
Tranh, tượng gà:

Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét