Từ bao đời nay, mỗi người Việt đều coi mái đình,
cây đa như một biểu tượng của làng quê truyền thống. Y' nghĩa biểu tượng đầu
tiên của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻo dai. Không phải ngẫu nhiên mà
những bậc cao niên, những người đã có nhiều thành tựu ở một lĩnh vực nào đó
thường được đồng nghiệp và xã hội coi là "cây đa, cây đề", biểu tượng
cho sức làm việc quên mình, dẻo dai, cho sự tích lũy kiến thức phong phú.
Cũng với ý nghĩa trường
tồn ấy, cây đa xuất hiện trong ca dao như một nhân chứng của thời gian, chứng
kiến những sự đổi thay của con người, của đất trời, đôi khi là cả một vòng đời
người.
Trǎm nǎm dầu lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ con đò khác
đưa.
Cây đa cũ, bến đò xưa
Bộ hành có nghĩa nắng mưa
cũng chờ
Trăm năm vì lỗi hẹn hò
Cây đa bến cộ con đò khác đưa
Cây đa bến cộ còn lưa
Con đò đã thác năm xưa tê rồi.
Trăm năm vì lỗi hẹn hò
Cây đa bến cộ con đò khác đưa
Cây đa bến cộ còn lưa
Con đò đã thác năm xưa tê rồi.
Hầu như làng quê truyền
thống ở Bắc Bộ nào cũng có những cây đa cổ thụ thường ở đầu làng, cuối làng,
giữa làng và ở bên cạnh các di tích. Cuộc sống sinh hoạt của làng diễn ra sôi
động xung quanh gốc đa. Với người dân quê, gốc đa là nơi bình đẳng nhất, không
có sự phân biệt ngôi thứ.
Không tiền ngồi gốc cây
đa
Có tiền thì hãy lân la
vào hàng
Gốc đa là nơi trẻ nhỏ nô
đùa, thỏa thích nhặt búp, hái lá, chơi những trò chơi dân gian. Gốc đa cũng là
nơi dân làng ngồi nghỉ chân sau những giờ lao động mệt nhọc, trước khi về làng
hoặc đi khỏi làng. Gốc đa còn là nơi hẹn hò của trai gái:
Em đang dệt vải quay tơ
Bỗng đâu có khách đưa thơ
tới nhà
Hẹn giờ ra gốc cây đa
Phượng hoàng chả thấy
thấy gà buồn sao.
Không chỉ có vậy, cây đa
làng Việt còn là biểu tượng tâm linh của con người. Trong làng, cây đa có mặt ở
nhiều vị trí khác nhau nhưng hầu như nó không vắng bóng ở các di tích, đặc biệt
là đình chùa. Tục ngữ có câu:
"Thần cây đa, ma cây
gạo, cú cáo cây đề"
Hay:
"Cây thị có ma, cây
đa có thần"
Cây đa xanh tốt tỏa bóng
làm cho các di tích trở nên linh thiêng hơn, con người khi bước đến di tích
cũng cảm thấy được thư thái hòa đồng hơn với thiên nhiên. Cây đa được coi là
nơi ngự trị của các thần linh dân dã và các linh hồn bơ vơ. Cây đa nào càng già
cỗi, càng xù xì, rậm rạp thì càng gắn bó với thần linh. Gốc đa ở các di tích
thường được dân chúng thắp hương chung để tỏ lòng tôn kính các vị thần linh dân
dã hoặc cầu cho những linh hồn bơ vơ về nương nhờ lộc Phật không đi lang thang
quấy nhiễu dân làng.
Như vậy, cây đa luôn là
biểu tượng đẹp với hầu hết các ý nghĩa chuẩn mực của biểu tượng: vừa hiện hữu,
vừa tiềm ẩn, huyền bí, vừa mang hơi thở cuộc sống, vừa mang đậm yếu tố tâm
linh. Phải chǎng chính sự kết hợp này đã tạo nên biểu tượng cây đa có sức sống
bền lâu trong vǎn học dân gian, vǎn thơ bác học và trong tâm hồn mỗi con người
Việt Nam .
Làng tôi cũng có một cây đa.
Xù xì, rậm rạp nhưng lừng lững, uy nghiêm và vô cùng thân thuộc là những tính
từ mà người dân làng tôi vẫn tự hào khi nói về cây đa đã có hàng trăm năm tuổi
này. Tôi ra đời, lớn lên đã thấy có cây đa đứng đó. Tuổi trẻ của chúng tôi đầy
ắp những kỷ niệm khó phai gắn với gốc đa làng. Đó là những trưa hè oi ả cùng
nhau tung tăng vui đùa dưới gốc đa với những trò chơi của thời thơ ấu. Đám trẻ
lành hiền thì trèo cây hái quả, bẻ lá làm trâu. Mấy thằng “nhất quỷ, nhì ma...”
tụi tôi thường đu cành nhảy xuống dòng sông tắm mát hay leo chót vót lên ngọn
đa, bắt bọ nẹt bỏ vào áo mấy đứa con gái. Bóng mát của cây đa vô hình
trung đã trở thành một trong những tụ điểm văn hoá của làng. Đó là nơi tụ họp
của bà con không chỉ mỗi khi làng vào đám mà cả những ngày mùa hối hả. Người
làng tôi về đây nghỉ ngơi, mời nhau bát nước chè xanh, miếng trầu cánh phượng,
vừa hưởng chút gió hiu hiu từ cánh đồng thổi lại, vừa trao đổi kinh nghiệm
trồng trọt, chăn nuôi, làm quên đi nỗi vất vả và cái nóng như thiêu của buổi
chiều hè. Những đêm trăng vằng vặc sáng, gốc đa làng lại là nơi chứng kiến bao
nhiêu lứa đôi thuộc nhiều thế hệ của làng tôi tình tự và đằm thắm trao nhau
những lời thệ hải minh sơn... Mỗi đợt tuyển quân đầu năm, làng tôi cũng chọn
bóng đa cổ kính ấy làm nơi tiễn anh em tân binh lên đường nhập ngũ. Những cô
gái chàng trai ngày nào trao duyên, thề ước dưới gốc đa thì giờ đây cũng tại
nơi này, họ lại bịn rịn chia tay, hò hẹn ngày về trong ấm nồng nước mắt và dào
dạt yêu thương.
Rễ đa lòa xòa rủ xuống gần
chấm đất như cô gái xõa tóc hong gió khi vừa gội đầu xong. Gốc đa là thiên
đường để bọn trẻ chăn trâu chúng tôi vui chơi. Trò chơi thích nhất của lũ con
trai là đu vào chùm rễ rồi tót lên cây, hát nghêu ngao những bài đồng dao quen
thuộc, con gái thích chơi chuyền hay ô ăn quan dưới gốc cây đa.
Thú nhất là được
ăn những quả đa chín vàng. Giờ nghĩ lại, tôi vẫn nhớ cái vị bùi bùi ấy. Ăn
xong, chúng tôi hái lá đa to, xé theo đường gân chéo của lá, buộc cuống làm “
trâu”.
Những ngày nắng chói
chang, cây đa như chiếc ô khổng lồ che bóng mát cho mọi người đi làm đồng về
ngồi nghỉ. Tiếng lá xào xạc như lời tâm tình của cha ông từ ngàn xưa vọng về.
Mấy lão nông vê vê điếu thuốc lào nhét vào lõ điếu rít lấy rít để rồi ngửa mặt
nhả khói, đôi mắt lim dim, sảng khoái với vẻ mỹ mãn. Tiếng điếu cày kêu giòn
nghe đến vui tai. Mấy chị tựa lưng vào thân cây, lấy nón quạt, gò má ai cũng
ửng hồng. Mấy bà bàn chuyện công điểm, chuyện phiên trâu. Nước vối nâu sẫm sóng
sánh trong chiếc bát đàn mộc mạc như những mối tình quê càng làm câu chuyện
thêm rôm rả. Cái vị vối ngòn ngọt, đăng đắng cứ đượm mãi nơi đầu lưỡi. Tình
làng nghĩa xóm mặn nồng, ấm áp quá! Dưới gốc đa, những đêm trăng vằng vặc, bao
trai làng, gái xã tâm tình để nên vợ, nên chồng. Đây còn là nơi hẹn ước trở về
sau ngày chiến thắng của chàng trai lên đường chống Mỹ cứu nước; nơi thủy chung
đợi chờ của người con gái làng tôi. Những mối tình được dệt nên từ gốc đa thật
cao đep ! Càng cảm động về câu thơ của Chính Hữu: “Giếng nước, gốc đa nhớ người
ra lính”. Dưới gốc đa, những ước mơ của tuổi thơ chúng tôi được chắp cánh bay
xa. Cây đa làng thật thiêng liêng. Nó là một phần của tuổi thơ tôi!
Chúng tôi khôn lớn từng ngày, cây đa làng tôi hôm nay vẫn còn đó, xanh tốt, thân xù xì. Mỗi khi đi xa về, đến đầu làng, nhìn thấy cây đa, tôi và những người dân quê như quên hết mệt nhọc, lo toan và cả những bụi bặm thường ngày. Và mỗi khi nhớ về quê hương, cây đa làng lại chập chờn ẩn hiện trong kí ức, gọi tôi về trong hành trang tuổi thơ.
Bài hát
Thơ:
Nhớ cây đa chùa viên giác
Tôi chưa kịp trở về thăm Viên GiácMười hai năm bèo dạt bến sông đờiCây đa cũ chắc đã già hơn trướcBiết có còn rụng lá xuống sân tôiÐời lưu lạc tôi đi hoài không nghỉÐể niềm đau chảy suốt những mùa thuThời thơ ấu cây đa già tri kỷ
Tôi khổ cực từ khi cha mất sớm
Nên bà con, thân thuộc cũng xa dần
Khi tôi khóc, đa đau từng cuống lá
Khi tôi cười, xào xạc tiếng quen thân
Ða làm mẹ vỗ về tôi giấc ngủ
Ða làm cha che mát những trưa hè
Ða làm bạn quây quần khi rảnh rỗi
Ða làm người chơn thật chẳng khen chê
Mỗi buổi sáng tôi một mình ôm chổi
Quét lá vàng như quét nỗi cô đơn
Lá vẫn rụng khi mỗi mùa thu tới
Như đời tôi tiếp nối chuyện đau buồn
Chùa thanh tịnh chẳng dung hồn lữ thứ
Một chiều thu tôi lạy Phật ra đi
Bỏ lại tiếng chuông chùa vang khuya sớm
Cây đa già đứng lặng khóc chia ly
Ðường tôi qua đã không còn bóng mát
Ngày nhọc nhằn mưa lũ xuống đêm khuya
Ða ở lại âm thầm ru khúc hát
Ngậm ngùi buông theo mỗi tiếng chuông chiều
Ða thân mến dẫu có vàng thương nhớ
Cũng xin đừng gục xuống dưới sân tôi
Xin cố đứng để chờ nghe tôi kể
Chuyện trầm luân của một kiếp con người
Tôi sẽ đến ngôi chùa xưa Viên Giác
Nhặt mảnh đời rơi rớt ở đâu đây
Ôi thằng bé nghèo nàn xưa đã lớn
Ði làm người du thực ở phương tây
Tôi viết nốt những bài thơ dang dở
Vá tình người rách nát thuở hoa niên
Ða sẽ hát bài đồng dao muôn thuở
Nhạc thu buồn nước mắt chảy trong đêm.
Trần
Trung Ðạo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét