1-Sự phức tạp của Trường sa: 7 nước tuyên bố có chủ quyền, 5 nước đã đóng quân
2-Hiệp định phân chia:
- Đường màu đen: Đường biên giới trên biển- Đường đỏ: đường cơ sở- Đường gạch xanh: đường lãnh hải 12 hải lý
- Đường xanh lá cây: đường tiếp giáp lãnh hải, 24 hải lý
-Trong vịnh Bắc bộ đã có hiệp định phân chia Việt-Trung năm 2000, đường biên giới trên biển màu đen, Việt nam được 53,27% diện tích. Bên trái đường biên giới là vùng nội thủy VN, tàu thuyền nước ngoài muôn đi lại phải xin VN cấp phép.
-Ngoài cửa vịnh, chưa có hiệp định Việt-Trung, được VN xác định chủ quyền theo Công ước quốc tế về luật biển 1982. Đường màu đỏ là đường cơ sở, trong đường cơ sở là vùng nội thủy, nước ngoài không được đi lại. Đường gạch màu xanh thẫm là đường lãnh hải 12 hải lý, tàu thuyền nước ngoaì được đi lại, máy bay nước ngoài phải xin phép mới được bay. Đường màu xanh nhạt là đường tiếp giáp lãnh hải, 24 hải lý từ đường cơ sở. Đường màu đen là giới hạn vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ đường cơ sở, là vùng tự do đi lại, chỉ Việt nam mới được khai thác kinh tế.
-Theo Công ước quốc tế về luật biển 1982, mọi tranh chấp ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải (24 hải lý) không được giải quyết bằng biện pháp quân sự. Biện pháp cuối cùng sau khi đàm phán thất bại là quyền tài phán, tức là biện pháp giải quyết bằng toà án quốc tế và trọng tài quốc tế. Nhưng tòa án quốc tế lại không có cơ quan thi hành án, thực thi phán quyết dựa trên sự tự nguyện của 2 chính phủ tranh chấp.
Tranh chấp
3-Ai đúng?
Nhiều người nghĩ rằng dàn khoan HD981 hiện nay nằm cách đảo Tri tôn 18 hải lý (Tri tôn là một đảo cực tây của Hoàng sa) bất hợp pháp là do quần đảo Hoàng sa là của Việt nam. Từ đó suy ra rằng quốc tế ủng hộ Việt Nam là công nhận Hoàng sa của Việt Nam. Thực ra không phải vậy, quốc tế phản đối không phải vì đã công nhận Hoàng sa là của Việt nam mà là nó không đúng với các quy định trong Công ước quốc tế về luật biển 1982. Lí do như sau:
Trung quốc là quốc gia ven biển (như Việt Nam), không phải quốc gia quần đảo, vì vậy các đảo không nằm trong thềm lục địa của mình chỉ có lãnh hải 12 hải lý, có quyền tài phán trong 12 hải lý đó (không có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý). Quần đảo Hoàng sa lại không nằm trên thềm lục địa và không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Trung quốc, cách đảo Hải nam 230 hải lý. Điểm đặt giàn khoan HD981 (nằm cách đảo Tri tôn 18 hải lý) vẫn là nằm ngoài lãnh hải mà Trung quốc đang quản lý và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét