VẢI THANH HÀ
Vải thiều hay còn có tên Lệ Chi là loại quả vải nổi
tiếng ở Thanh Hà, Chí Linh (Hải Dương) và Lục Ngạn (Bắc Giang).
Vải
thiều có nguồn gốc Trung Quốc do ông Hoàng Văn Cơm thôn Thuý Lâm, xã
Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương trồng. Cây vải tổ của ông, hiện có độ
tuổi khoảng 150 năm. Dân địa phương đã nhân giống từ cây này. Ngày nay, vải
thiều được nhân giống sang một số nơi khác trên cả nước như Lục Ngạn - Bắc
Giang, Chí Linh - Hải Dương và nhiều địa phương khác...
Giống vải được ưa chuộng nhất ở Việt Nam là vải thiều trồng tại khu vực huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Quả thu hoạch từ các cây vải trồng trong khu vực này thông thường có hương vị thơm và ngọt hơn vải được trồng ở các khu vực khác (mặc dù cũng lấy giống từ đây). Một giống vải khác, chín sớm hơn, có tên gọi dân gian là (vải) tu hú có hạt to hơn và vị chua hơn so với vải thiều. Nó có tên gọi như vậy có lẽ là do gắn liền với sự trở lại của một loài chim di cư là chim tu hú.
Vải được bảo quản bằng
cách sấy khô hoặc giữ tươi đông lạnh. Giữ tươi bằng cách: bó vải
thành từng chùm nhúng vào nước thùng nước đá cây ngâm khoảng 5 phút cho lạnh,
mỗi thùng xốp khoảng 15-30 kg vải, cho đá lạnh bọc trong túi ni long ở
giữa, xếp vải xung quanh, tránh để vải tiếp xúc trực tiếp với đá lạnh dễ bị
thâm. Cách này có thể giữ vải thiều tươi ngon trong khoảng 10 ngày.
Tượng thờ cụ Hoàng Văn Cơm
Cây vải tổ- Thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn, Huyện Thanh Hà, Hải Dương
một thời 1 cây vải là 1 cây vàng!
Xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà có thôn Thuý Lâm, 130 năm trước, cụ Hoàng Văn Cơm
đã trồng vải ở Thuý Lâm, đến nay còn sống một cây được Hội Trồng vườn Trung
ương phong tặng là cây vải tổ. Lạ lùng, cứ ra khỏi làng Thuý Lâm là cây vải cho
quả kém. Cho nên gọi vải Thanh Hà, song thực chất chỉ có vải Thuý Lâm là giống
cây quý. Sách cũ viết về quả vải Thuý Lâm thế này: “Mã ngoài như lụa hồng tơ
tía, thịt vải như giáng tuyết, như thủy tinh. Vị ngọt đậm, ăn vào thơm như thứ
rượu tiên trên đời”. Năm 1958, ông Lê Vi Vận - người làng Thuý Lâm - đã mang
30kg vải lên Hà Nội biếu Bác Hồ.
Những năm
70-80 của thế kỷ trước, cả nước chỉ độc Thanh Hà có vải. Một cây vải chín bán
quả có tiền mua một cây vàng. Nhờ có quả vải, người Thuý Lâm sống phong lưu.
Tiền bạc rủng rỉnh trên các cây vải. Người dân quanh năm chẳng phải làm gì,
ngồi dưới gốc cây chờ quả vải chín. Có người bỏ cả thành phố về quê để sống với
vải. Thế nên, con gái vừa lớn nứt mắt là đi lấy chồng, con trai chẳng cần đỗ
đạt học hành, nhưng các món chơi đều giỏi.
Cây vải quý thế, nên người Thuý Lâm ghét bỏ các loài cây khác. Cả làng biến ruộng thành vườn để trồng cây vải. Vải tràn ra đê, ra bãi tha ma. Trung bình mỗi người dân có 15 cây vải. Hồi đó ở làng Lâm có ông Sạn, ông Khần... là những nông dân năng động, có máu làm giàu và... rất chủ quan! Họ chiết hàng vạn cành vải đi khắp miền Bắc rao bán, rồi lại đem hết kinh nghiệm trồng vải của tổ tiên ra truyền bá, vì cứ ngây thơ nghĩ rằng: Chẳng ở đâu có đất cho cây vải ra quả ngọt như Thuý Lâm.
Cây vải quý thế, nên người Thuý Lâm ghét bỏ các loài cây khác. Cả làng biến ruộng thành vườn để trồng cây vải. Vải tràn ra đê, ra bãi tha ma. Trung bình mỗi người dân có 15 cây vải. Hồi đó ở làng Lâm có ông Sạn, ông Khần... là những nông dân năng động, có máu làm giàu và... rất chủ quan! Họ chiết hàng vạn cành vải đi khắp miền Bắc rao bán, rồi lại đem hết kinh nghiệm trồng vải của tổ tiên ra truyền bá, vì cứ ngây thơ nghĩ rằng: Chẳng ở đâu có đất cho cây vải ra quả ngọt như Thuý Lâm.
Thế rồi, cây
vải đã đặt được chân lên vùng đồi trọc Lục Ngạn, Bắc Giang. Cả một rừng vải gốc
gác Thanh Hà trẻ trung, khoẻ mạnh mọc lên trên đất Lục Ngạn đã đánh bạt những
vườn vải già cỗi của Thuý Lâm trên thương trường. Quả vải Lục Ngạn dẫu không
ngọt bằng, thơm bằng, nhưng quả to hơn và nhiều thì như “quân Nguyên”! Điều rất
quan trọng là nó lại tiện đường sang Trung Quốc. Người Thuý Lâm không ngờ rằng,
Lục Ngạn đánh dấu chấm hết cho thương hiệu vải Thuý Lâm, Thanh Hà. Họ chỉ còn
điều an ủi trong miếu thờ cây vải tổ. Đó là một tấm trướng thêu dòng chữ: “Nhân
dân các dân tộc huyện Lục Ngạn biết ơn cụ Hoàng Văn Cơm (ông tổ vải thiều)”.
Truyền thuyết Mai Thúc Loan (năm 713) cống vải tươi từ Châu Hoan sang Tràng An có thể là không đúng (cách 6000km).
Tiếng chim tu hú
Tác giả: AnhThơ
Quả bắt đầu chín lự
Cha già thêm tóc bạc
(Trích)
Vải Thiều
Tác giả: Nguyễn Duy
Ai nhân ra giống vải thiều
vòm xanh lấp ló bao nhiêu má hồng
Ai làm ra lúng liếng sông
để đưa tu hú sổ chồng sang ngang
Ai sinh ra thói tình tang
để ai hoá gió lang thang quên nhà
Một mùa vải chín đi qua
nghe tu hú động lòng ta bốn mùa
1992
Vải ThiềuTác giả: Nguyễn Duy
Ai nhân ra giống vải thiều
vòm xanh lấp ló bao nhiêu má hồng
Ai làm ra lúng liếng sông
để đưa tu hú sổ chồng sang ngang
Ai sinh ra thói tình tang
để ai hoá gió lang thang quên nhà
Một mùa vải chín đi qua
nghe tu hú động lòng ta bốn mùa
1992
Tác giả: Nguyễn Duy
Ai nhân ra giống vải thiều
vòm xanh lấp ló bao nhiêu má hồng
vòm xanh lấp ló bao nhiêu má hồng
Ai làm ra lúng liếng sông
để đưa tu hú sổ chồng sang ngang
để đưa tu hú sổ chồng sang ngang
Ai sinh ra thói tình tang
để ai hoá gió lang thang quên nhà
để ai hoá gió lang thang quên nhà
Một mùa vải chín đi qua
nghe tu hú động lòng ta bốn mùa
nghe tu hú động lòng ta bốn mùa
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét