Xem đầy đủ truyện Kiều của Nguyễn Du: Bấm vào đây
1- “Truyện Kiều là thi phẩm duy nhất chắp
nhặt những câu thơ thành nhiều bài thơ mới”, gọi là hiện tượng Tập Kiều, đã thu hút thi sĩ văn nhân
nhiều thế hệ tham gia từ thời vua Tự Đức (1847)
đến Phan Mạnh Danh, Tản Đà, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Bính, Hoàng Trung Thông…
với hàng trăm thi phẩm đủ loại từ lục bát, ngũ ngôn, tứ tự, thất ngôn, đến văn
tế, hoặc Tập Kiều để dịch Hán thi…
Quyển Tập Kiều - một thú chơi tao nhã (1994) đã được tái bản tới 5 lần và về
sau với nhan đề Thú chơi Tập Kiều.
2-“Truyện Kiều là thi phẩm dài có nhiều bản
dịch nhất ra cùng một ngoại ngữ”. Có tới 10 bản dịch khác nhau ra tiếng Pháp thành thơ tự do, thể
Alexandrins (thơ 12 chân) hoặc văn
xuôi, từ Abel des Michels (2 tập) in
tại Paris 1884 - 1885 đến bản Thu Giang (Paris
1915), René Crayssac và Léon Masse (Hà
Nội 1926), hoặc bản của Nguyễn Văn Vĩnh thực hiện trong 28 năm (Hà Nội 1942) và của Nguyễn Khắc Viện,
Xuân Phúc - Xuân Việt, Lê Cao Phan, Lưu Hoài…
3-“Truyện Kiều là thi phẩm có nhiều người
viết về phần tiếp theo nhất”, đặc điểm là tất cả đều viết bằng thơ, trong đó xưa nhất có Đào
Hoa Mộng ký của
Mộng Liên Đình với khoảng 3.000 câu lục bát, Đào Hoa Mộng ký diễn ca của Hà Đạm Hiên với 1.190 câu lục bát (Hà Nội 1917), Đoạn
trường vô thanh của
Phạm Thiên Thư với 3.296 câu (Sài Gòn
1972)…. Để minh chứng xin xem quyển Lục bát hậu Truyện Kiều, giới thiệu khá kỹ cả 7 quyển Hậu
Kiều này.
4-"Truyện Kiều là thi phẩm dài duy
nhất mà người ta có thể đọc ngược từ cuối lên đến đầu" để câu chuyện về nàng Kiều (đúng như nội dung trong tác phẩm của Nguyễn
Du) diễn ra theo chiều của thời gian ngược lại như ta được xem một cuốn
phim “tua” ngược chiều.
Nhà nghiên cứu Phạm Đan Quế đã làm một
việc khá kỳ công là gỡ ra và sắp xếp lại toàn bộ các câu thơ trong truyện mà
“Tập Kiều” với cả 3.254 câu Kiều để có cuốn Truyện Kiều đọc ngược và Truyện Kiều như
được đọc ngược từ cuối lên đến đầu sao cho câu thơ lục bát của Nguyễn Du vẫn
hợp vần mà người đọc vẫn thấy thú vị.
5-“Truyện Kiều là thi phẩm duy nhất tạo ra quanh nó cả
một loạt những loại hình văn hóa” - gọi làVăn
hóa Kiều, với các
hình thức thật phong phú như: bình Kiều, vịnh Kiều, bói Kiều, tập Kiều, đố
Kiều, câu đối Kiều, hát nói tập Kiều, phú - văn tế Kiều, án Kim Vân Kiều, giai
thoại quanh Truyện Kiều…
Từ năm 2005 đến nay, Trung tâm sách Kỷ lục
Việt Nam đã xác lập nhiều kỷ
lục Việt Nam
liên quan đến Truyện Kiều. Đó là các kỷ lục: Tác giả có nhiều sách viết về Truyện Kiều nhất, Người
sở hữu cuốn sách dài nhất - “Kim Vân Kiều”, Vở
cải lương đầu tiên có giá trị đầu tư cao nhất, Người vẽ tranh lụa về Truyện
Kiều đầy đủ và nhiều tranh nhất...
Kỷ lục truyện Kiều:
Tranh lụa:
cung đàn bạc mệnh
đáng giá ngàn vàng
khúc đâu đầm ấm...
Phím đàn dìu dặt...
tuy dầm hơi nước...
trong vòng tên đá...
Kỷ lục truyện Kiều:
- Người sở hữu cuốn
sách dài nhất "Kim Vân Kiều” : Ngô Trần Hải An (Xác lập kỷ lục (XLKL) ngày
2.2.205);
-Quyển Truyện Kiều thư
pháp nặng nhất : của Nguyệt Đình (XLKL ngày 14.8.2005);
-Vở cải lương đầu
tiên có giá trị đầu tư cao nhất và Vở cải lương tập trung nghệ
sĩ diễn xuất nhiều nhất : “Kim Vân Kiều” của Nhà hát
Cải lương Trần Hữu Trang;
-Đạo diễn lần đầu
tiên sáng tạo kết hợp nhiều loại hình nghệ thuật vào trong một vở cải lương có
đội ngũ diễn viên tham gia đông nhất : Đạo diễn Hoa Hạ;
-Vở cải lương có số
lượng phục trang nhiều nhất thiết kế cho từng nhân vật "Kim
Vân Kiều” của Nhà thiết kế Sĩ Hoàng;
- Vở cải lương có kết
cấu sân khấu lớn nhất "Kim Vân Kiều”: của Kiến trúc sư Nguyễn Minh
Tuấn;
-Dàn nhạc trong vở
cải lương có nhiều nhạc công nổi tiếng nhất : Nhạc sĩ Trần Vương Thạch
và Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Hải (XLKL ngày 22.2.2007);
-Người viết Truyện
Kiều trên đá cuội đầu tiên ở VN : của Nguyễn Văn Tân (XLKL ngày 11.6.2008);
-Bản hợp xướng viết
dựa theo Truyện Kiều dài nhất: của
Nhạc sĩ Vũ Đình Ân (XLKL ngày 8.9.2008);
-Người vẽ tranh lụa
về Truyện Kiều đầy đủ và nhiều tranh nhất : của Họa sĩ Ngọc Mai (XLKL ngày
30.10.2011)….
Tranh lụa:
cung đàn bạc mệnh
đáng giá ngàn vàng
khúc đâu đầm ấm...
Phím đàn dìu dặt...
tuy dầm hơi nước...
trong vòng tên đá...
Chọn câu Kiều hay nhất:
"Rõ ràng trong ngọc trắng ngà,Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên"Đặng Thai Mai chọn- tại Sầm sơn"Dưới câu nước chảy trong veoBên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.""Cỏ non xanh tận chân trờiCành lê trắng điểm một vài bông hoa"."Long lanh đáy nước in trờiThành xây khói biếc non phơi bóng vàng".
50 câu Kiều hay nhất: bấm vào đây để xem
Bói Kiều
Bạn điền họ tên của mình và thỉnh điều muốn tham vấn, sau đó bốc quẻ.
- Các quẻ bói Kiều: 1 Bói Kiều là tham khảo ý kiến cụ Nguyễn Du, ni sư Giác Duyên và đạo cô Tam Hợp về tình trạng hiện tại của mình và để biết tu tập tiếp xử cách nào cho có hạnh phúc và thành công trong năm tới.
Trong hai câu lục bát, có thể một câu là nhân và một câu là quả.
+ Quả có thể là đã phát sinh trong hiện tại hay là điều mong ước trong tương lai.
+ Nhân là lời khuyên của cụ Nguyễn Du về cách hành xử và tu tập để chuyển hóa hay thực hiện.
Sau đây là các quẻ:
1- Thông minh vốn sẵn tính trời (29)
Nhẹ nhàng nghiệp trước, đền bồi duyên sau (2690)
Nghiệp: nghiệp chướng, tức là khó khăn, hậu quả do hành động ta gây ra.
Duyên: điều kiện.2- Tan sương vừa rạng ngày mai (1083)
Trụ trì nghe tiếng vội mời vào trong (2038)
Rạng: rựng sáng, đêm vừa hết và ngày mới đến.
3- Nâu sồng từ trở màu thiền (1933)
Mặn khen nét bút càng nhìn càng tươi (400)
Nâu sồng: quần áo người tu, nhuộm bằng củ nâu và củ sồng.
Bấm vào đây để Xem các quẻ khác.
- Bói Kiều trên máy tính
Tóm tắt truyện Kiều: bấm vào đây.
Học sinh Chuyên toán tóm tắt Kiều trong 38 câu lục bát
Đọc Kiều biết thêm:
- Thời Nguyễn Du đã có sinh viên:
Chưa từng được họ được tên,
Sự này hỏi Thúc sinh viên mới tường. (2911)
- Thời Nguyễn Du đã có xe lửa:
Đùng dùng gió giục mây vần,
Một xe trong cõi hồng trần như bay. (907)
- Thời Nguyễn Du đã có công nghệ đúc tượng thạch cao:
Rõ màu trong ngọc trắng ngà !
Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên. (1311)
-...
Bìa truyện Kiều:
Minh họa truyện Kiều:
CCK tìm tòi ghê quá!!! :)
Trả lờiXóaTranh Kiều- HG thích quãng 50%, bìa- thích 30%; Bỏ qua bói Kiều không đọc (vì HG không hay để ý bói toán nên lười đọc nội dung này thôi). Thích nhất là phần 50 câu Kiều mà nhà thơ Vương Trọng chọn- nhất trí quãng 80%. Cảm ơn CCK, hôm nào HG sẽ "ring" bài 50 câu Kiều đó về "nhà". ^^