Đại gia đình của cựu Tổng thống chính quyền Sài Gòn cũ
Ngô Đình Diệm.
Nghi vấn về
giới tính của cựu Tổng thống chính quyền Sài Gòn cũ Ngô Đình Diệm là một câu
chuyện hấp dẫn được báo chí và dư luận đề cập rất nhiều. Đến nỗi, một số nhân
vật “tai to mặt lớn” của chính quyền Sài Gòn cũ và thậm chí cả trùm CIA ở Sài
Gòn trước năm 1975 đều dành một phần trong hồi ký để nói về chuyện này.
Tuy nhiên,
tất cả cũng chỉ mới dừng lại ở mức phỏng đoán hoặc nghe gián tiếp chứ chưa một
ai có đủ tư liệu để khẳng định. Người viết bài này đã may mắn gặp được một nhân
chứng đặc biệt: Ông Nguyễn Hữu Thùy (nay đã hơn 90 tuổi, định cư tại Mỹ), người
hầu thân tín của Ngô Đình Diệm và được ông lần đầu tiết lộ những điều mắt thấy
tai nghe để hé mở những nghi vấn này.
Bí
mật thế kỷ
Cuộc đời của nhân vật Ngô Đình Diệm, tổng
thống độc tài, độc thân của chính quyền Sài Gòn cũ có nhiều góc khuất về chuyện
tình yêu và tính dục mà dư luận quần chúng, đặc biệt là giới truyền thông đã
bàn luận suốt một thời gian dài. Trong những câu chuyện tình yêu của Ngô Đình
Diệm, giới truyền thông khi đó đưa ra hai nghi vấn lớn: Ông Diệm là người đàn
ông bất bình thường về tính dục? Hay ông Diệm bị “xuôi cò”, trên bảo dưới không
nghe? Ngược lại, có những nhân chứng quả quyết ông Diệm từng có tình nhân và đã
có một con trai với một phụ nữ Nam Bộ không hôn thú...
Cựu Tổng thống chính quyền Sài Gòn cũ Ngô Đình Diệm
Trong hồi ký của tướng Trần
Văn Đôn kể rằng: Những buổi tối rảnh rỗi Ngô Đình Diệm thường gọi một số người
thân cận vào dinh để ngồi nói chuyện chính trị, chuyện riêng tư của ông cho họ
nghe. Tướng Lê Văn Tỵ, Trần Văn Đôn và Văn Thành Cao là những người hay được
ông Diệm đột ngột triệu tập vào dinh, có khi sau 10 giờ đêm. Qua những câu
chuyện đó, họ lờ mờ đoán rằng ông Tổng thống đầy quyền lực một thuở không lập
gia đình, có lẽ do thời niên thiếu và cả lúc trưởng thành đã được chứng kiến
cảnh vợ chồng bất hòa, cảnh bà vợ hỗn láo với các ông chồng. Nguyên nhân nữa là
do Ngô Đình Diệm không thể nào quên được mối tình đầu với tiểu thư Trang Đài
(con gái út của quan tuần triều Nguyễn) đã đi tu trong một dòng tu kín ở Sài
Gòn, nên sau này ông Diệm tự dưng cảm thấy ngán lấy vợ nên chỉ sống độc thân
cho đến lúc về với thế giới bên kia.
Nhân chứng đặc biệt
lên tiếng
Nghi vấn mối quan hệ bí
mật với em dâu Trần Lệ Xuân
Khi được hỏi về vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Thùy không nói cụ thể vì “làm người
hầu cho Tổng thống tốt nhất không nên tò mò những chuyện như thế kẻo hại vào
thân”. Tuy nhiên, theo ông Thuỳ “Nếu có chuyện vụng trộm thì không thể trách
ông Diệm vì ông Diệm là người đàn ông bình thường, lại cô đơn chiếc bóng, thì
có ngã gục trước người đẹp là không tránh khỏi”. Dạo Trần Lệ Xuân chế ra mẫu áo
cổ thuyền, tức áo để hở cổ đến vai, thì ông Thuỳ có nghe mẩu đối thoại giữa
tổng thống và bà cố vấn như sau: “Thím không nên mặc áo để hở cổ ra như vậy!”.
“Trời Sài Gòn nóng quá, em mặc vậy cho mát. Anh đừng lo”.
Thi sĩ Vũ Hoàng Chương có một câu thơ đại ý: Đời
người chỉ được phán xét khi “tiếng gỗ chạm săng”, tức tiếng gõ đóng nắp quan
tài. Câu này quả đúng với trường hợp của ông Diệm. Lúc ông Diệm còn sống và
đương chức, người ta còn bàn tán dè dặt chuyện thâm cung bí sử vì ngán đám mật
vụ tay sai nhà Ngô. Nhưng khi ông ta bị nhóm tướng lãnh thân cận đảo chánh và
giết chết thì tha hồ người ta, nhất là báo giới Sài Gòn, bàn tán sôi nổi về đủ
thứ chuyện thâm cung bí sử của gia đình họ Ngô. Trong đó chuyện về tình yêu,
tính dục của Ngô Đình Diệm được khai thác tối đa. Có một bài báo trên tờ Thẳng
Tiến (của giới Công giáo khi đó) do tác giả có bút
danh Tú Gàn (Thẩm phán Nguyễn Cần) quả quyết: Sau khi hạ sát anh em Diệm-Nhu, tướng
Dương Văn Minh (người cầm đầu cuộc đảo chính) cũng tò mò và ra lệnh… vạch quần
Diệm ra xem có “cái đó” không. Nhưng khi mục kích tận mắt, thấy Diệm cũng là
đàn ông bình thường, thì quay mặt bỏ đi, để lại đám sĩ quan đứng nhìn nhau, tủm
tỉm cười”.
Mặc dù không có mặt vào điểm kể trên nhưng ông Nguyễn Hữu Thùy, người hầu cận
tin cẩn suốt thời gian Ngô Đình Diệm làm tổng thống chính quyền Sài Gòn cũ cũng
xác nhận ông Diệm là người đàn ông bình thường về mặt cơ thể. Ông Nguyễn Hữu
Thuỳ năm nay đã đã ngoài 90 tuổi, hiện định cư tại Mỹ và có chuyến về thăm quê
ở Đốc Sơ, Hương Trà, Thừa Thiên- Huế gần đây. Do có quan hệ gia đình (thông
gia), nên người viết bài này đã có dịp theo chân ông vào thăm lại dinh Độc Lập,
ra Bạch Dinh-Vũng Tầu vừa đi vừa chuyện trò. Khi nhắc đến chuyện “tế nhị” kia,
thì ông Thùy dừng bước, xúc động nói rằng: “Họ đồn đoán không đúng”.
Ông Nguyễn Hữu Thuỳ kể: “Lúc máy bay ném bom dinh Độc Lập (do phi công Nguyễn
Văn Cử ném năm 1962), chính tui là người dìu đỡ ông xuống gầm giường. Thường
ngày ông uy nghi bao nhiêu thì khi có tiếng bom nổ ông rét run rồi đúng như câu
“sợ són đái”, đứng lên không vững, ông phải dựa vào tui để thay quần, nên tôi
thấy rõ…”. Là người hầu nhưng do Ngô Đình Diệm không có vợ con nên mọi sinh
hoạt hàng ngày đều một tay ông Thuỳ đảm nhiệm. Và theo ông Thuỳ thì từ quần áo
đến những vật dụng khác của ông Diệm đều như những người đàn ông bình thường.
Chỉ có điều, đúng là ông Thuỳ không thấy ông Diệm có quan hệ mật thiết với
người phụ nữ nào nhưng có thể do một nguyên nhân khác: đó chính là đứa con rơi
mà Ngô Đình Diệm dùng từ “hòn máu tội lỗi”.
Sau này, Ngô Đình Cẩn là em út của ông Ngô Đình Diệm cũng cho biết: Ngay từ hồi
còn niên thiếu, ông Diệm đã không thích gặp hay trò chuyện với bất cứ người đàn
bà, con gái nào trừ mẹ và chị em ruột trong gia đình. Cứ mỗi lần có ai tới thăm
mà đem theo con gái là y như rằng Ngô Đình Diệm lẩn mặt khó ai mà có thể thuyết
phục ông ra chào hay là tiếp khách. Mọi người trong gia đình thấy Diệm đã lớn
tuổi nên ra sức khuyên bảo và nhiều lần bàn đến chuyện vợ con cho ông Diệm.
Nhưng lần nào cũng vậy ông đều gạt đi rồi giải thích theo lí của riêng mình:
"Tôi còn phải để thì giờ, ý chí, nghị lực làm nhiều việc trọng đại khác
chứ không thể phí phạm cho một người đàn bà".
Mối tình không thể quên và lời giải nghi án đứa con rơi của Ngô Đình Diệm
Theo một số nhân chứng thân cận thì chuyện Ngô Đình Diệm có một đứa con trai
với một người phụ nữ Nam Bộ là hoàn toàn có thật. Ngoài ra, ông Diệm còn có một
mối tình rất sâu nặng với một người con gái Huế và năm 1954, trong một chuyến
đi bí mật đã tìm gặp lần cuối người con gái này tại Sài Gòn.
Tôi mượn được một chiếc xe hơi, trên đường đi, ông Diệm đề nghị: "Bọn mình ghé đâu uống cà phê đi". Đấy là một điều lạ. Sau tuần cà phê sữa, chúng tôi vào Sở thú nhưng ông Diệm hình như có điều gì háo hức nên không chú ý đến cảnh vật xung quanh. Từ Sở thú ra, ông Diệm có vẻ ngần ngại, đắn đo một lúc rồi bảo tôi: "Ông cho tôi lên đường Pellerin (Pasteur hiện nay), ngay ngã tư đường Pellerin - Grand de Laliraye (Điện Biên Phủ bây giờ). Đến nơi, ông Diệm bảo tôi khóa xe và đi theo ông ta. Chúng tôi vào một căn nhà trên tầng hai, dãy nhà gồm nhiều căn, chủ nhà hầu hết là công chức Pháp. Khi tôi hỏi vào nhà ai, ông Diệm vui vẻ đáp: "Tôi vào đây thăm con mệ nó". Đó là lần đầu tiên tôi nghe ông Diệm nói đến "con mệ nó"".
Năm 1989, tướng Trần Văn Đôn, một lãnh đạo quan trọng trong cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm ngày 1/11/1963, có kể: "Sau đảo chính, ông Võ Văn Hải (chánh văn phòng của dinh Độc Lập dưới thời Diệm-PV) có giao cho tôi một số tài liệu để cất giữ và dặn rằng tôi phải giữ cho kỹ. Một hôm, tôi nhận được một số hồ sơ do sĩ quan cấp dưới giao, trong đó có hình một người đàn bà, đứng bên cạnh là đứa con trai khoảng 13- 14 tuổi. Có một bức thư kèm theo nói rằng đứa bé trong hình là con của Ngô Đình Diệm. Khoảng 5 năm sau, tôi được cô T.N cho biết, Ngô Đình Diệm có một con trai, lúc đó tôi mới nhớ ra tấm hình và bức thư, liền đưa cho cô T.N xem. Thì ra cô T.N là thân nhân của người đàn bà kia", Trần Văn Đôn viết trong nhật ký.
Sau này, một trong những người thân cận nhất của gia đình họ Ngô là ông Cửu Long Lê Trọng Văn cũng cho biết đã gặp nhân chứng của câu chuyện bí mật này là bà Hoàng Tỷ, có chồng là giám đốc một trường trung học tư thục ở Sài Gòn và Lê Căng Đảm - giám học trường của chồng bà Hoàng Tỷ. Theo đó, người đàn bà ấy quê miệt Hậu Giang, con gái một gia đình trí thức, khi ông Diệm xuống thăm anh trai là Giám mục Ngô Đình Thục ở Vĩnh Long thì hai người quen nhau. Sau khi ông Diệm làm tổng thống, gia đình họ Ngô muốn giữ tiếng tăm nên người đàn bà ấy đã không dám tiết lộ với ai về đứa con trai giữa bà và Ngô Đình Diệm.
Lúc người phụ nữ này tá túc tại nhà bà Hoàng Tỷ có nhờ bà Tỷ giao thư và ảnh đến tận tay cho Ngô Đình Diệm nhưng bà Hoàng Tỷ lại không đi mà nhờ em gái mình. Em gái bà Hoàng Tỷ mang ảnh và thư về đưa cho người con trai là Lê Căng Đảm tìm cách chuyển thư. Lá thư ấy đã đến tay Ngô Đình Diệm một thời gian mà không thấy tin tức hồi âm gì, người đàn bà ấy đành dắt đứa con trai về Hậu Giang sống âm thầm với kỷ niệm đau buồn. Trước kia khi biết bà có thai với Ngô Đình Diệm, gia đình bà cảm thấy nhục nhã nên đuổi bà ra khỏi nhà, bà phải sống cơ cực, thiếu thốn. Năm 1964, cô T.N hỏi tin tức về người con trai của ông Diệm thì được biết anh ta đã nhập ngũ và chỉ là một người lính bình thường thôi. Đến nay vẫn chưa có chút ánh sáng gì về hai mẹ con bất hạnh này.
Nhắc đến chuyện này, ông Nguyễn Hữu Thuỳ, người hầu thân tín của Ngô Đình Diệm xúc động kể lại: "Có những đêm ông Diệm không ngủ, đem tấm hình hai mẹ con lưu lạc đó ra nhìn ngắm. Một lần tôi đang có mặt ở đó để hầu hạ thì ông Diệm có phân bua với tôi rằng: "Thân thế mình đang gánh trách nhiệm nặng nề như thế này đây, làm sao mà đi nhìn nhận hòn máu tội lỗi này?". Ngoài một lần duy nhất đó thì ông Thuỳ cũng không biết thông tin nhiều hơn về chuyện người con rơi của Ngô Đình Diệm. Theo một số tư liệu khác, nhiều người cũng cho rằng sở dĩ Ngô Đình Diệm không muốn đi nhận con và cũng không kết duyên với ai còn có một nguyên nhân khác. Ngô Đình Diệm vốn dĩ là một người "khó yêu" lại vướng vào một mối tình đầu nghiệt ngã nhưng quá sâu đậm đến mức không thể quên được.
Chuyến đi thăm "con mệ nó"
Năm 1918, Diệm học tại trường Pellerin ở Huế, một trường dòng của Công giáo. Lúc này Diệm 17 tuổi, cái tuổi biết yêu. Tuy có tự hứa với lòng và bạn thân, rằng không màng chuyện yêu đương, chỉ để chuyên tâm vào việc học nhưng thời gian này Diệm cũng có một mối tình với người đẹp cố đô. Đó là một chuyện tình thơ mộng, do chính Ngô Đình Diệm kể lại với bạn thân là tri phủ Ngọa Thế Cầu và khá chi tiết. "Không hiểu tôi gặp người con gái ấy có phải do Thánh ý hay không?
Một buổi chiều, vừa đạp xe tới trước cửa nhà, từ phía nhà thờ Phú Cam, gia đình của quan Thượng họ Nguyễn cũng vừa xem lễ chiều xong. Quan Thượng Nguyễn với thầy tôi là chỗ đồng học khi xưa ở Pénang và là bằng hữu nên khi quan Thượng Nguyễn gặp tôi là nhận ra ngay. Sau đó, ngài giới thiệu tôi với bà Thượng và mấy người con. Trong số đó có người con gái út là tiểu thư Trang Đài. Nàng đẹp tuyệt vời, khuôn mặt nàng tỏa ra vẻ thánh thiện. Tôi đánh bạo mời quan Thượng và gia quyến vào thăm nhà, nhưng ngài viện cớ phải về gấp. Cả hai ông bà đều gửi lời thăm hỏi thầy mẹ tôi, còn nàng thì e thẹn cúi đầu lễ phép chào tôi. Khi họ đi rồi, tôi lẳng lặng nhìn theo".
"Tối hôm đó, tôi có mang cuộc gặp gỡ này trình với thầy mẹ tôi, và cũng nói cho thầy mẹ biết tôi đã thay mặt gia đình mời họ vào nhà xơi nước. Mấy ngày sau, vào sáng chủ nhật, tôi vừa lên được mấy bậc tam cấp nhà thờ Phú Cam, thì thật bất ngờ tôi lại gặp Trang Đài cũng vào nhà thờ xem lễ. Khi nhìn thấy Trang Đài, tôi bối rối và nghĩ có nên chào nàng cho phải phép hay không. Giữa lúc chưa quyết định chào hay không thì nàng đã lễ phép cúi đầu chào tôi trước. Xong lễ, chúng tôi gặp nhau trước sân nhà thờ, lần này tôi đánh bạo chào hỏi nàng trước. Cứ thế, hàng tuần vào sáng chủ nhật chúng tôi lại gặp nhau và không còn rụt rè, ngần ngại nữa mà tỏ ra rất tự nhiên. Học hết trung học, tôi được gia đình cho ra miền Bắc học nên tôi và Trang Đài chưa nói với nhau chuyện yêu đương, nhưng trong ánh mắt, chúng tôi đã có cái gì quý mến nhau. Khi gặp Trang Đài lần cuối, chúng tôi không thề non hẹn biển gì, tôi chỉ ngỏ lời tạm biệt nàng và hẹn khi nào học xong có dịp về Huế sẽ tới thăm nàng". Nhưng sau khi Ngô Đình Diệm đi học và khi ra trường đi làm việc thì Trang Đài đã đi tu trong một dòng kín ở Sài Gòn.
Phạm Văn Nhu, cựu chủ tịch Quốc hội của chính quyền Sài Gõ cũ dưới thời Ngô Đình Diệm kể cho biết, năm 1954 có cùng ông Diệm đến thăm một người phụ nữ. Khi ông Diệm gõ cửa, một người đàn ông trạc 50 tuổi ra mở cửa. Vừa thấy ông Diệm, ông ta đã cúi đầu kính cẩn thưa: "Mời cụ lớn vào". Ông Diệm hỏi ngay: "Bà có nhà không"? Người đàn ông thưa: "Bà con vừa ra Nha Trang, mời cụ vào nhà dùng nước đã". Nghe nói thế, vẻ mặt đang vui của ông Diệm bỗng nhăn lại, nói trống không: "Lạ chi hè! Đi Nha Trang mà không cho biết hỉ?". Đứng bần thần một lúc rồi ông Diệm hỏi người đàn ông: "Ông có biết bà ra Nha Trang ở nơi mô không?". Người đàn ông trả lời có biết, ông Diệm liền vui vẻ trở lại và hỏi ông Nhu: "Ông mang giấy bút, ghi lại địa chỉ cho tôi ngay". Trên đường về, ông Diệm còn nói: "Con mệ nó" hiền đức lắm, tuy lấy Tây nhưng lòng dạ tốt lắm. Nhờ "con mệ nó", tôi đã cứu được nhiều người bị mật thám Tây bắt, chồng "con mệ nó" làm ở Sở Mật thám Liên bang, bót Catinat". Chính vì việc chồng "con mệ nó" can thiệp khi ông Diệm nhờ cứu một số bạn bè mà ông ta bị thải hồi, thất nghiệp, phải lên Đà Lạt làm cho một hãng xe hơi. Sau đó, ông ta bị tử nạn trong một tai nạn máy bay trên không phận Sài Gòn.
Về tới nhà, ông Diệm bảo ông Nhu chuẩn bị hành lý đi Nha Trang ngay. Hôm sau, hai người đã có mặt tại Nha Trang. Ông Nhu đi tìm địa chỉ về báo lại cho ông Diệm biết. Khi gặp bà ta, ông Nhu mới hay người đàn bà này không ai khác hơn chính người con gái cố đô năm nào mà ông Diệm đã đem lòng thầm yêu trộm nhớ. Ông Nhu còn cho biết: "Đây là một người phụ nữ xinh đẹp, ăn nói duyên dáng mặn mà. Bà ta ra Nha Trang để thăm xứ thùy dương lần cuối trước khi sang Pháp sống nơi quê chồng". Theo lời ông Phạm Văn Nhu, kể từ đó trở đi không bao giờ nghe ông Diệm nhắc tới ba tiếng "con mệ nó".
Chân dung Ngô Đình Diệm
Vẫn run khi đi gặp lại mối tình đầu sau nửa thế kỷ
Nhân chứng Phạm Văn Nhu kể về buổi sáng ông Diệm nhờ dẫn đi gặp lại cô tiểu thư ngày xưa như sau: "Vào một buổi sáng đẹp trời năm 1954, ông Diệm đến tìm tôi ở nhà luật sư Kim. Hôm ấy, ông rất vui vẻ, mất đi cái ưu tư, khắc khổ thường ngày. Ông Diệm nói: Xếp hết công việc lại, sáng nay bọn mình đi Sở thú".
Đường Thiên Lý
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét