Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2019

SỬ VIỆT CHO CHÁU

Tập Một: Từ lúc lập quốc đến chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc

Bài đọc thêm số 1: (phần thảo luận của người lớn)
NGUỒN GỐC NGƯỜI VIỆT và
QUAN HỆ CHỦNG TỘC VIỆT- HOA, VIỆT-MÃ LAI.


Không có mô tả ảnh. 
 Bản đồ HUGO
Chú ý :M175, màu xanh lá cây là chủng người Việt 35.000 năm trước. Một mũi tên màu đỏ Bắc tiến M122 là người Việt Hoa Nam.Một mũi màu đỏ thứ hai M 4 là từ Việt cổ thiên di qua Nam đảo.Hai dòng thiên di đó cách đây 10k năm.
M174 là đường thiên di chủng Môngloid các nay 45.000 năm. Vùng ven biển nay đã ngập dưới đại dương. Nhánh vào lục địa tồn tại.

Việt 122 + Mong 174= người Hoa nguyên thủy cách đây 10k năm.


Không có mô tả ảnh. 
Các vùng giáp ranh hợp huyết đầu tiên, tộc Hoa ra đời cách đây 10k năm là các tỉnh: Hà Bắc, Sơn Tây, Thiểm Tây, Tứ Xuyên

Không có mô tả ảnh. 
Tây Giang là nơi xuất phát trồng lúa nước thuộc Quảng Tây, đổ ra cửa đối diện Hồng Kông. Sông Dương Tử đổ ra Thượng Hải. Sông Hoàng Hà đổ ra vịnh Hàng Châu đối diện bán đảo Triều Tiên- Hàn quốc.

Không có mô tả ảnh.
Bản đồ minh họa xứ Bách Việt năm 222 TCN. Năm sau 221TCN, quân Tần bắt đầu xâm phạm đất Bách Việt.

Sử Việt Cho Cháu nhằm trang bị cho các công dân nhỏ tuổi nên chỉ nhấn mạnh những sự kiện từ cuối đời vua Hùng của nhà nước Văn Lang. Những sự kiện trước thời điểm trên ta gọi là tiền sử (Việt),
trong đó có đề tài nguồn gốc dân tộc các em sẽ học khi ở tuổi lớn hơn. Tuy nhiên đây lại là đề tài người lớn cần hiểu ý bộ sử, có thể khác với những bộ sử khác để trả lời khái quát cho các em nếu các em nêu câu hỏi, cũng như có thể thảo luận bổ sung ý, giúp cho người biên soạn điều chỉnh hợp lý nếu có ,để bổ khuyết cho những lần đăng sau.

1.Dân tộc, chủng tộc và sắc tộc.
Lâu nay ta dùng hai từ " dân tộc" rất lẫn lộn với chủng tộc, sắc tộc ; ví dụ câu: "Dân tộc Việt Nam hiện nay gồm 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số", thay vì nói : " Dân tộc Việt Nam hiện nay gồm 54 sắc tộc, trong đó sắc tộc Kinh chiếm đa số ". Sắc tộc đôi khi gọi tắt là tộc, là một nhánh của chủng tộc và chủng tộc là một nhánh của đại chủng tộc.
Thật ra " dân tộc" là một khái niệm gắn liền với khái niệm công dân và quốc gia. Trong một quốc gia, có thể khác nhau về chủng tộc và sắc tộc, nhưng cùng gọi là một dân tộc. Chính vì vậy ta mới gọi là "dân tộc": Việt, Hoa,Nhật, Hàn... dựa theo tên nước của họ.
Do đó trong bài này khi nói đến nguồn gốc người Việt cổ tới 221 trước CN, năm nhà Tần bắt đầu xâm lược Bách Việt, cần hiểu là nguồn gốc của "chủng tộc" Việt, trong đó bao gồm "sắc tộc" Kinh, và các sắc tộc khác.
Tuy nhiên, tuyệt đại các sắc tộc thiểu số trong dân tộc Việt hiện nay, như sắp trình bày dưới đây, lại cùng một chủng tộc với sắc tộc Kinh. Ngoại trừ sắc tộc Hoa thì có người đồng chủng, có người lai hoặc khác chủng Việt.
Sách sử nhiều tác giả từ xưa đến nay có 4 giả thuyết:
-1.người Việt có nguồn gốc từ đất China, hoặc là hậu duệ người Hoa, giả thuyết này được nhiều học giả ủng hộ nhất vì suy diễn từ truyền thuyết trong sử sách hai nước và quá trình Tàu cai trị Việt 1000 năm.
-2. người Việt có nguồn gốc Mã Lai.
-3.người Việt có nguồn gốc bản địa là Bắc bộ hiện nay. Hai giả thuyết 2-3 bị nghi ngờ vì bằng chứng mỏng manh.
-4.Từ 1955, sử ở miền Bắc cố đi theo thuyết bản địa dựa vào văn hoá Hoà Bình- Đông Sơn. Sau 1975 đến nay, quan điểm của Viện sử học Việt Nam không lùi quá xa vào quá khứ, dựa vào mốc thời đại đồ đá mới-đồ đồng cũ của thế địa chất Toàn Tân, trên cơ sở khảo cổ học của 3 miền hiện nay: văn hoá Núi Đọ- Hoà Bình- Đông Sơn (Bắc), Sa Huỳnh (trung), Óc eo ( nam) mà xác định dân tộc chứ không nhấn mạnh chủng tộc.
Nói cách khác là thuyết bản địa tự sinh độc lập cả 3 vùng, sau đó hoà nhập. Đó là quan điểm được dạy trong sách giáo khoa. Có lẽ quan điểm này muốn khẳng định ta độc lập với China và hoà hợp dân tộc cả 3 miền. Tuy nhiên có tác dụng ngược là tạo cho dân chúng hiểu đất đai người Việt cổ không dính líu gì với China nay, và Trung bộ lẫn Nam bộ là người Việt xâm lược đất chủng tộc Chăm, Miên. Trong khi hai sắc tộc Chăm và Miên nam bộ đa số là cùng chủng tộc Việt.

Đến nay di truyền học phân tử chứng minh cả 4 giả thiết trên đều không đúng. Tổ tiên loài người hiện nay trong đó có người Việt là từ Đông Phi. Những tổ phụ đầu tiên tại đây tính tuổi là khoảng 65.000 năm và nhánh đại chủng Nam Á thiên di đến tam giác Vân Nam- Quảng Tây- Bắc Việt cách đây 30 - 35.000 năm, định cư, tồn tại và lan toả đến nay là người Việt cổ.
Di truyền học phân tử có ưu điểm là dựa vào ADN tồn tại trong những người hiện nay chứ không dựa vào đo xương sọ đã bị chôn vùi. Vì xương sọ của người hiện đại (Homo Sapiens) tuy xuất hiện rải rác nhiều nơi trên toàn thế giới, tuổi dao động cách nay từ 40.000- 800.000 năm, nhưng không rõ nơi đó có bị diệt vong do biến đổi địa chất - khí hậu không. Cho nên trong cùng một vùng bé nhỏ như Bắc bộ, lại chênh lệch tuổi của tuổi sọ người giữa các điểm khảo cổ lên đến cả 150.000 năm. Tóm lại khảo cổ dựa vào sọ người chỉ xác định " từng có" nhưng không xác định " còn di truyền" đến nay không.
Theo di truyền học phân tử, quan hệ chủng tộc tính tại thời điểm cách nay 10.000 năm giữa Việt ,Hoa, Mã Lai và Mongoloid ( chỉ nhóm người Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ, Hàn Quốc) thì Mongoloid và Việt cổ đều từ gốc Đại chủng Nam Á (Australoid). Khác nhau, là nhóm Mongoloid thiên di ven biển vượt qua vịnh Hàng Châu rồi vòng lại ven Tân Cương dừng lại ven Tây Tạng cách nay khoảng 45.000 năm. Nhóm Việt cổ thuộc nhánh thiên di men dãy Himalaya và dừng lại tại tam giác Vân Nam- Quảng Tây- Bắc Việt cách đây 35.000 năm. Hai nhánh này tách nhau từ Nam Á, cùng Đại chủng Nam Á, nhưng không có ai là hậu duệ của ai.
Khoảng 25.000 năm sau khi định cư tại tam giác trên, tức cách nay khoảng 10.000 năm vào thế địa chất Toàn Tân, khi nước biển rút lộ ra những vùng đất rộng lớn: đồng bằng bắc bộ, Nam đảo Đông Nam Á và duyên hải Đông Á( thuộc China nay).Thời điểm đó, tại tam giác này đã hình thành văn hoá lúa nước. Bằng chứng là hạt lúa nước phát hiện đầu tiên tại Châu Á là giống lúa trồng tại Tây giang, con sông chính của Quãng Tây, gần Bắc bộ. Người Việt cổ bắt đầu làm cuộc thiên di mới theo hai hướng: Nam đến Mã Lai, tất nhiên trên đường thiên di đã để lại con cháu trên lãnh thổ Hồ Tôn (Chiêm Thành, miền trung) và Phù Nam( nam bộ). Hướng Bắc, vượt sông Hoàng Hà.

Chủng tộc Hoa chỉ xuất hiện 10.000 năm trở lại đây, là giống lai giữa Mongoloid cổ và Việt cổ khi hậu duệ người Việt cổ tại Hoa Nam vượt sông Hoàng Hà, và lan tỏa về hướng ranh giới Tân Cương, Tây Tạng hoà huyết với các dân tộc du mục Mongoloid.
Người Mã Lai là giống lai người Việt cổ với Đại chủng phương Nam còn sống sót rất ít trên các đảo sau đợt băng tan nhấn chìm thềm lục địa cổ cách đây hơn 20.000 năm, và những cư dân phía Nam cũng thiên di đến cùng kỳ.( Sự kiện duyên hải Đông Nam Á chìm dưới lòng biển có liên quan đến hình thành mỏ dầu khổng lồ ở Biển Đông mà thủ lợi lớn nhất hiện nay chỉ mới là Bruney. Các cường quốc đang tranh giành biển Đông ngoài việc kiểm soát hàng hải, còn một lý do né nói tới là nguồn tài nguyên dầu mỏ khổng lồ).
Nói cách khác thì cả người Hoa lẫn người Mã Lai mang dòng máu người Việt cổ. Người Hoa hiện nay mang đến 80% gien người Bắc Việt cổ. (theo tính toán của tiến sĩ sinh học Đỗ Kiên Cường. Người Mã Lai tỉ lệ khoảng 60% do cùng kỳ phía Nam Ấn cũng cùng thiên di đến.
Các bằng chứng gần nhất, trung thực và chính xác nhất là bản đồ gien của tổ chức HUGO ( Human Genom Oganisation): TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU GIEN LOÀI NGƯỜI thuộc National Geographic Association ( Hiệp Hội Địa Lý Hoa Kỳ). Bản đồ này bắt đầu thiết lập năm 1977 và đến năm 2011 là củng cố đầy đủ luận thuyết thiên di loài người mà gốc từ Đông Phi.
Bản đồ này làm đảo lộn quan niệm trước đây của các tổ chức tôn giáo, truyền thuyết nguồn gốc của nhiều dân tộc. Nếu như thuyết tiến hoá trước đây, thuyết big bang, sinh sản vô tính, chỉ nhạy cảm với tôn giáo; thì thuyết thiên di nhân loại lại còn rước thêm nhạy cảm chính trị hiện đại, người ta ít muốn bàn rầm rộ như World Cup. Bản đồ này cũng lý giải vì sao tiếng Việt nay lại cùng một lúc tồn tại ở vùng Đông Nam Á , cả China xưa cũng như nay. Giới học giả China lúc đầu phản đối kịch liệt, có lẻ không muốn đánh mất niềm tin dân tộc mình là trung tâm của mọi dân tộc, trời sinh để thế thiên hành đạo, là tổ phụ của châu Á. Nhưng sau đó 2007 các học giả China cũng thừa nhận Vân Nam là địa điểm đầu tiên người cổ từ châu Phi thiên di tới cách đây 30.000 năm.
Trong khi đó các nhà sử học Việt Nam xem như chưa nghe nói đến, mặc dù các thông tin công bố ban đầu từ 1997, nghĩa là cách đây đã 22 năm. Cuốn Lịch Sử Việt Nam của Viện Sử Học Việt Nam xuất bản năm 2013 và tái bản năm 2017 không hề nhắc tới công trình này nên chẳng biết tán thành hay bác bỏ. Chỉ nêu một câu lơ lững duy nhất: Trung quốc thừa nhận tổ tiên của họ đặt chân tới Vân Nam cách đây 30.000 năm!

Nhưng sự thật vẫn là sự thật. Galileo có bị treo cổ thì quả đất vốn là khối cầu thì vẫn là khối cầu. Đường gien thiên di loài người chưa ai bác bỏ được. Gạt qua các thiên kiến dân tộc cực đoan, thì người Hoa là hậu duệ người Việt cổ đại, và gần hơn họ là hậu duệ của người Việt Hoa Nam.Nhưng
ngược lại hiện nay, người Hoa vốn mang 80% gien Việt cổ, 20% gien Mongoloid đang làm chủ một vùng đất rộng lớn, lấn cả phần đất tổ cha Việt mẹ Mông, ôm trọn Tân Cương và Tây Tạng cũng vốn là tiền thân tổ tiên của họ.

Cùng với những khám phá mới về địa lý địa tầng, việc xác lập bản đồ gien nhân loại, giải quyết tất cả những mâu thuẫn nhân chủng học cũ dựa vào đo sọ người. Theo đó người thông minh( Homo Sapiens) có xuất hiện trước, thậm chí cả triệu năm, các nơi trên địa cầu cũng đã diệt chủng và duy nhất chỉ còn cặp Eva- Adam Đông Phi 65.000 năm trước là tổ phụ của loài người.
Về phía Việt Nam, trước khi có công bố bản đồ HUGO, một số nhà dân tộc học như Bình Nguyên Lộc đã nêu nghi vấn đúng đắn về quan hệ chủng tộc Việt- Mã Lai, nhưng kết luận ngày nay đảo chiều, Mã Lai là hậu duệ Việt, trái với ông suy nghĩ, mặc dù Mã Lai ở phía Nam. Nhà văn gốc kỹ sư sinh học Hà Văn Thuỳ, với kiến thức sử học, văn hoá và sinh học của mình, trong nhiều năm chứng minh gốc người Việt từ Hoà Bình lan tỏa đến lưu vực sông Dương Tử; là những nỗ lực đáng trân trọng. Ngày nay HUGO đã kết luận cùng hướng với ông nhưng xa hơn: tận nam Hoàng Hà. Bác Sĩ Nguyễn Hi Vọng chứng minh Việt ngữ có nguồn gốc Nam Á chống lại thuyết ngôn ngữ Việt là từ Hán đầy đủ luận chứng thuyết phục, ngày nay có thể chứng minh xa hơn: ngôn ngữ Việt cổ ảnh hưởng lên tiếng Hoa chứ không phải ngược lại như lâu nay vẫn nghĩ.
Kỳ diệu thay, bản đồ HUGO lại làm sáng tỏ những mấu chốt truyền thuyết về dân tộc Việt ghi trong Đại Việt Sử Ký mà Toàn Thư trích dẫn là khớp đến 90%. Chỉ lệch về phạm vi nước Xích Quỹ của Kinh Dương Vương, phía Bắc không phải giáp nam sông Dương Tử mà xa hơn là giáp nam Hoàng Hà. Đồng thời gốc là vùng Vân- Quãng - Bắc Việt. Bản đồ thiên di cũng giải quyết vì sao cả người Hoa lại nhận ông tổ vùng lúa nước Thần Nông của người Việt cũng là tổ phụ của mình. Vì sao các đời vua huyền sử thời bình trị nhất lại gọi là đế Nghiêu đế Thuấn mà không gọi theo ngôn ngữ Hoa là Nghiêu Đế, Thuấn Đế? Vì sao có nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn, và di chỉ Giả Hồ- Hà Nam lại có nhiều nét tương đồng với đồng bằng Bắc Việt....
Cho nên dân tộc học, ngôn ngữ học và lịch sử học nhiều nước trong đó có Việt, Hoa phải viết lại giai đoạn tiền sử cách đây khoảng 5000 nghìn năm về trước, không phải chỉ riêng Việt Nam.
2.Di dân nhân tạo từ phương Bắc và tính độc lập dân tộc trong chủng huyết.
Từ 5000 năm trở lại đây; các bộ tộc lai Việt- Mông tức người Hoa nguyên thuỷ phía Bắc sông Hoàng Hà lớn mạnh. Chủng lai có ưu thế là không cận huyết nên chọn lọc tự nhiên về thể chất tốt hơn, khi sinh đẻ ít khuyết tật hơn. Đồng thời tỉ lệ sữa, thịt trong thức ăn của họ nhiều hơn phía Hoa Nam thuần lúa nước. Do đời sống du mục nên họ cưỡi ngựa, sử dụng vũ khí trên lưng ngựa thuần thục hơn. Trong thời đại cơ bắp là quyền lực, kỵ binh là số một, khi họ tiến hành mở rộng lãnh thổ, dù Hoa Nam có văn minh hơn nhưng chiến đấu không thể bằng Hoa Bắc.Trong vòng 3000 năm người Hoa Bắc xâm lược thống trị và hợp huyết với Hoa Nam. Họ thành lập các quốc gia rồi thôn tính lẫn nhau. Tất nhiên Hoa Bắc có một nửa dòng máu người Việt cổ,Hoa Nam giai đoạn đầu thuần chủng Việt, nhưng 3000 năm chung sống không tránh khỏi sự hợp huyết gần như toàn bộ, trừ một số chạy về phương Nam. Đó là lý do vì sao 80% người Hoa hiện nay có gien người Việt cổ, trong khi tuyệt đại người Việt tại Việt Nam ngày nay lại không mang gien đặc trưng của người Mông Cổ, Tân Cương,Tây Tạng, Hàn thời cổ đại.
Khái niệm Hán tộc, tiếng Hán chỉ xuất hiện sau khi Lưu Bang, gốc người sông Hán, (một chi lưu của sông Dương Tử) áp đặt sau khi diệt nhà Tần và đánh bại Hạng võ, lập nên triều Tây Hán năm 202 TCN. Trước đó, Tần Thủy Hoàng lập nên đế chế từ Hoa Bắc đến Hoa Nam. Tính đến năm 221 trước CN thì người Việt cổ chỉ còn độc lập từ phía Nam dãy Ngũ Lĩnh gọi là Bách Việt. Trong Bách Việt thì Văn Lang là dòng trực hệ của những người Việt, Âu Lạc gắn với An Dương Vương và Nam Việt gắn với nhà Triệu sau này là sáp nhập Văn Lang với chi xa hơn. Đó là lý do vì sao sử từ thời Nguyễn về trước cũng như Sử Việt Cho Cháu cùng xếp nhà Thục và nhà Triệu là triều chính thống của người Việt cổ . Dân tộc Việt hiện nay chỉ giữ được 1/3 vùng đất tổ của 35.000 năm trước, và chỉ so được một quận của Việt Hoa Nam 10.000 năm trước (tức Bắc Việt nay)
Bản đồ HUGO đồng thời cũng xoá bỏ tư tưởng độc hại là người Chăm miền trung, người Miên nam bộ không thuộc dòng máu Việt.
Từ Tần Thủy Hoàng đến nay đã có chính sử mọi việc trở nên rõ ràng hơn.Ta tạm lấy mốc 222 trước CN là điểm mốc cuối cùng khi ta đề cập đến khái niệm " người Việt cổ ". Năm 221 TCN, nhà Tần vượt Ngũ lĩnh xâm lược Bách Việt, thuộc về chính sử đối với người Việt, không còn là tiền sử nữa.
Trong Sử Việt Cho Cháu, khi nói đến "dân tộc" Việt là nói đến cộng đồng các sắc tộc phân làm hai giai đoạn: giai đoạn 1 từ tiền sử đến chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc năm 938, dân tộc Việt là cộng đồng trên lãnh thổ Phía nam dãy Ngũ Lĩnh . Giai đoạn 2 từ 938 , dân tộc Viêt giành được độc lập với lãnh thổ ban đầu mà sữ cũ của ta cho là thuộc một phần nhà nước Văn Lang,(Bắc bộ chạy tới đèo ngang), sử Tàu gọi là xứ An Nam. Từ thời Lý Thánh Tôn đến các chúa Nguyễn mở rộng dần tới Mũi Cà Mau.

Sử Việt Cho Cháu khi nói đến "dân tộc Việt, dân tộc ta" là nói đến tổ tiên ; cả những người đang sống trên đất nước Việt Nam và cộng đồng người Việt hải ngoại, những người mà đến nay còn sử dụng tiếng Việt mẹ đẻ yêu quý. Tiếng Việt mà ngôn ngữ học hiện đại gọi theo tiếng Anh: Vietnamese language, loại tiếng nói từng làm mê mẩn giáo sĩ Alexandre Rhode và quốc tế ngày càng biết đến càng trân trọng. Họ ngạc nhiên vì sao qua 1000 năm nô lệ với chính sách đồng hoá, mà đến nay có lượng người sử dụng xếp thứ 12 trên 150 ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới, và một nước lớn như China lại vay mượn từ ngữ cổ của tiếng nói này. Hy vọng Sử Việt cho cháu sẽ đem đến những thông tin trung thực, dân tộc và nhân văn cho trẻ em trong khả năng của người biên soạn.
(đề tài ngôn ngữ, phong tục sẽ bàn chi tiết hơn ở các bài sau)

Không có nhận xét nào: