Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG

Ca sĩ: Như Quỳnh
Nhạc:
 (Trung Hoa)

Đường vào tim em ôi băng giá 
Trời mùa đông mây vẫn hay đi về vẫn mưa, 
Mưa rơi trên đường thầm thì 
Vì đâu mưa em không đến 

Đường vào tim em mây giăng kín 
Bàn chân anh trên lối đi không thành 
Những đêm khuya mưa buồn một mình 
Có khi cho ta quên cuộc tình. 

ĐK 

Từng cơn mưa hắt hiu bên ngoài song thưa 
Lắm khi mưa làm hồn ta nhớ mãi ngày qua. 
Nhớ con phố xưa vẫn âm thầm đợi chờ, 
Nhớ đôi vai ngoan em sợ trời mưa gió. 

Từng ngày ta vẫn đưa em về qua phố 
Vẫn chim cao trời mưa lũ, vẫn tiếng buồn xưa, 
Ôi bàn tay ai đã dắt em chiều nay? 

** 
Đường vào tim em bao cơn sóng 
Để tình anh sắp đến xuân hoa mộng 
Trái tim em muôn đời lạnh lùng 
Hỡi ơi, trái tim mùa đông.

ĐẦU ĐÔNG KHI BÀNG THAY MÀU LÁ

HN đẹp lung linh trong nắng đầu đông, khi bàng thay màu lá
Người ta bảo đầu đông là mùa bàng đẹp nhất – là thời điểm lá xanh, lá đỏ xen kẽ lẫn nhau, là thời điểm bàng giao mùa. Những tán bàng điểm xuyết sắc đỏ khiến Hà Nội những ngày này thêm lãng mạn, đáng yêu.
Đi dọc qua các con phố Hà Nội như Phan Đình Phùng, Mã Mây, Hàng Bông, Hàng Điếu, Văn Miếu, Hàng Cân, Hàng Chuối, Phùng Khắc Khoan, Tràng Thi, Cửa Nam, Tô Hiến Thành, ai ai cũng phải nao lòng trước nhưng cây bàng dần thay màu lá. Nhiều chị em không khỏi thích thú khi nhận ra sự thay đổi này của thiên nhiên. Nhiều cặp đôi tận dụng những ngày nắng đẹp và bàng đổi màu để chụp ảnh cưới.

lá bàng, mùa đông, Hà Nội

Trên từng con phố, những tán lá bàng nổi lên như những điểm nhấn sắc màu rực rỡ và sống động. Khi nắng mùa đông nhẹ nhàng đổ xuống, lá bàng ngả vàng như cộng hưởng với nắng, trở nên lung rinh, rực rỡ.

lá bàng, mùa đông, Hà Nội

Cuối thu, đầu đông, lá bàng xanh âm thầm dồn hết nhựa cho cành. Khi những đợt gió mùa đầu tiên ào tới, những phiến lá không còn xanh non nữa mà chuyển dần sang màu đỏ.


lá bàng, mùa đông, Hà Nội
Bà Hòa (Chân Cầm, Hà Nội) chia sẻ: "Cứ mỗi sáng, bà lại dậy sớm ra ban công ngắm bàng chuyển lá. Bàng báo hiệu chuyển mùa, xuân thì bàng xanh non, cuối thu bàng úa, từng đường gân nổi rõ mồn một, cuối đông bàng chuyển màu đỏ rực cả con phố"


lá bàng, mùa đông, Hà Nội  
Mùa đông, những cơn gió lạnh nhẹ nhàng, cơn mưa bất chợt cứ bám lên lá bàng như muốn làm quen.

lá bàng, mùa đông, Hà Nội
Với chị Quỳnh, anh Sơn, tình yêu của họ nảy nợ dưới những tán bàng. Và đến ngày tình yêu đơm hoa, kết trái họ quay lại đây để lưu lại khoảnh khắc một thời đạp xe dạo qua bóng mát cây bàng.

lá bàng, mùa đông, Hà Nội 


Được trồng ở nhiều nơi, chẳng riêng gì Hà Nội, nhưng dường như chỉ ở thành phố này và một vài nơi có mùa đông thực thụ người ta mới thấy bàng báo hiệu chuyển mùa


lá bàng, mùa đông, Hà Nội

Bàng là loài cây giản dị, đầy sức sống gắn bó với những năm tháng tuổi thơ của nhiều thế hệ. Chị Thanh Trà (Hoàng Hoa Thám) nhớ lại: "Tuổi thơ thời 7X bọn mình tuyệt vời lắm, chẳng bao giờ mình quên được cảm giác sướng rơn khi mùa bàng đậu quả. Những quả bàng chín vàng ươm, hoặc tự rụng xuống phố, hoặc sẽ bị lũ trẻ nghịch ngợm trong xóm ném đá, lấy gậy khều, ôm cây rung lắc cho rụng xuống rồi dùng tay cậy cậy hạt bàng để lấy nhân ra ăn.'

lá bàng, mùa đông, Hà Nội

Mùa này bàng chưa đỏ rực, nhưng sự đan xen của sắc xanh, sắc đỏ cũng tạo nên những bức tranh phong cảnh sống động.


lá bàng, mùa đông, Hà Nội

Bên trong cái gân guốc, xơ xơ, bùi bùi của trái bàng là niềm sung sướng, háo hức của lũ trẻ thơ.

lá bàng, mùa đông, Hà Nội

Cây bàng là một loại cây dễ trồng, sinh trưởng khỏe, chịu được gió bão, nhanh tỏa bóng và bóng rất rợp


lá bàng, mùa đông, Hà Nội

Không loài cây nào có sức sống mãnh liệt như cây bàng, những chồi non nhất đều vươn thẳng lên trời như những ngọn nến. Mỗi búp lá màu đỏ đồng mập mạp như hình ngọn lửa sáng bừng sức sống


lá bàng, mùa đông, Hà Nội 


lá bàng, mùa đông, Hà Nội


lá bàng, mùa đông, Hà Nội

lá bàng, mùa đông, Hà Nội

Với những cơn nắng hửng lim dim chợt đến chợt đi, hay những đợt không khí lạnh tràn về, màu đỏ của lá bàng đã bắt đầu rực lên như thắp nến.
(Theo Trí Thức Trẻ)

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

NHỮNG NGHỊCH LÝ THỜI NAY

5 câu hỏi “ngu ngốc” cho thời đại thông minh này
Trong cuộc sống

Thời đại gì mà Smartphone ngày càng mỏng manh con người ngày càng béo ị?
Thời đại gì mà bạn bè ngã thì người ta cười còn điện thoại rơi thì người ta khóc?
Thời đại gì mà tính năng quan trọng nhất của nghe – gọi chính là nút phớt lờ cuộc gọi của người thân?
Thời đại gì mà người ta có thể tự tin làm đủ trò trên màn hình điện thoại trừ việc nhìn thẳng vào mắt người khác?
Thời đại gì mà hẹn hò muốn sờ vào đâu cũng được, miễn là không sờ vào điện thoại của nhau?
Thời đại gì khi điện thoại rơi vỡ, chúng ta lo lắng dằn vặt, còn khi những thứ khác bị mất, bị rớt,… chúng ta quá lười để cúi xuống nhặt chúng lên. Đó có thể là cục tẩy, cây bút, mối quan hệ, thậm chí là một ước mơ, một niềm thương nhớ?
Ngồi bên bia rượu hàng giờ, dễ hơn đợi chờ nửa giây đèn đỏ. Vứt rác bừa bãi là không hay, nhưng người ta vẫn cứ làm mỗi ngày. Biết mỗi ngày mươi phút thể dục nhẹ nhàng khiến ta khỏe hơn, minh mẫn hơn, nhưng không nhiều người làm.
Trong gia đình
Cha mẹ chỉ biết cho, chẳng biết đòi. Con cái thích vòi mà không biết trả. Cha mẹ dạy điều hay, kêu lắm lời. Bước chân vào đời ngớ nga ngớ ngẩn. Cha mẹ ngồi đấy không hỏi, không han. Bước vào cơ quan cúi chào thủ trưởng. Vào quán thịt cầy, trăm ngàn coi nhẹ, góp giỗ cha mẹ suy tị từng đồng. Thường chẳng gọi điện về nhà hỏi thăm, mẹ gặp chuyện thì khóc lăn trên Facebook. Nhà cửa to hơn nhưng gia đình thì bé lại.
Trong mỗi người
Thời của “thức ăn nhanh”, nhưng tiêu hóa chậm. Nhiều hiểu biết hơn, nhưng kém xử sự. Thân xác to hơn, nhưng tâm hồn nhỏ lại. Ta có smartphone để nắm bắt thông tin, nhưng lại thiếu giao lưu. Quá vô tư và quá ít cười. Học kiếm sống, nhưng không có cuộc sống. Bận nhiều về số lượng, nhưng ít về chất lượng.
Khi ta thấy một điều gì đó chướng tai gai mắt. Ta thường bất bình và khó chịu… Thường khi ấy, cái tôi như một trái bong bóng phình to. Càng phình to thì nó càng dễ vỡ và xác suất bị người ta lấy kim đâm càng tăng. Vì vậy, có rất nhiều lời khuyên nói rằng hãy học cách cho mình một khoảng lặng, quan sát và suy nghĩ thấu đáo xem mình nên làm gì? Thế nhưng, việc im lặng quá lâu mà không hành động gì cả sẽ rất có thể dẫn đến thờ ơ. “Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt.” – Martin Luther King. Ở thực trạng xã hội Việt Nam hiện nay, sự thờ ơ của người tốt còn đáng sợ hơn những thứ xấu xí, những thực trạng.
Tolamon




Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

NGÀY ẤY

Sáng ra ngại chẳng đến trường
Hững hờ lịch cũng chẳng buồn bóc xem 
Nhiều năm rồi trở nên quen
Mờ trang sách, tối ánh đèn đêm thâu
Xưa nghề yêu dấu nay đâu 
Hồn thơ mòn mỏi, óc đầu rỗng không
Se se chớm lạnh đầu đông
Cánh hoa bướm mỏng nhạt hồng gió lay
Thời gian mai một tháng ngày 
Ồn ào thầm lại, lặng đầy thêm lên
Tuổi xanh ngày ấy nào quên
Say sưa bục giảng, thân quen tình trò
Vẫn không thích ví thuyền đò
Qua sông dài ngắn chẳng so lúc này 
Nắng lên ấm đẹp ngày Thầy 
Nhớ nhiều từng đã đắm say mái trường.
20-11-2014 đxh

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

8 CÂU CHUYỆN CHỨNG MINH THẦY CÔ KHÔNG HỀ ĐÁNG SỢ

Luôn thể hiện bộ mặt lạnh lùng, "đằng đằng sát khí" trước mặt học trò, thế nhưng đằng sau vẻ ngoài "đáng sợ" ấy, thầy cô của chúng mình đôi khi cũng siêu cute và đều thương học trò theo những cách rất riêng.
“Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò”, thời đi học ai chẳng có lúc nghịch ngợm, lười biếng, quên làm bài tập hay lên bảng không thuộc bài. Thầy cô như vị quan tòa đáng kính xét xử từng tội danh và đưa ra cái phạt thật “đáng để sợ”: trực nhật một tháng, viết bản kiểm điểm, hạ một bậc hạnh kiểm,...

Những lần như thế, lũ học trò đều nem nép sợ sệt, trong đầu luôn hiện ra những ý nghĩ bực tức. Chúng ta luôn nghĩ rằng bị phạt không phải do bản thân lười học, nghịch ngợm quậy phá mà bởi thầy cô nghiêm khắc, không hiểu được tâm lý của học sinh.

Nhưng kỳ thực, không phải như vậy.

Trước mặt học sinh, thầy cô có thể mắng mỏ, cấm dùng facebook, cấm yêu đương, cấm hoạt động văn nghệ, thể thao, tỏ vẻ không quan tâm, nhưng sau lưng chúng ta, họ đôi khi "hóa thân" thành những người rất khác: chat facebook với học trò, tìm mọi cách để "bao che" cho lỗi lầm của lớp, an ủi khi có cặp đôi gà bông nào đó giận dỗi nhau, hay thậm chí lén lau nước mắt khi chia tay đám học trò nghịch ngợm.

Lớn rồi mới hiểu, thầy cô thương học trò của mình như thế nào, một tình thương không phải bộc lộ qua sự dễ tính bỏ qua lỗi lầm của tuổi học trò ngây dại. Một tình thương mà chắc rằng chỉ có thầy cô hiểu, và mãi đến bây giờ chúng mình mới hiểu.

8 câu chuyện chứng minh thầy cô không hề "đáng sợ" 1


8 câu chuyện chứng minh thầy cô không hề "đáng sợ" 2

8 câu chuyện chứng minh thầy cô không hề "đáng sợ" 3

8 câu chuyện chứng minh thầy cô không hề "đáng sợ" 4

8 câu chuyện chứng minh thầy cô không hề "đáng sợ" 5

8 câu chuyện chứng minh thầy cô không hề "đáng sợ" 6

8 câu chuyện chứng minh thầy cô không hề "đáng sợ" 7

8 câu chuyện chứng minh thầy cô không hề "đáng sợ" 8

THÀY NHẬN CON THÀY NHÉ

Tác giả: Lãng Tử Hào Hoa 
Kỷ niệm 20/11/2014 ! Kính tặng thày giáo (một thời để nhớ) 
Nhìn thày tôi, bước vội trở về nhà
Sao thấy thày, đã già đi nhiều thế
Chuyện của thày, tưởng như là không thể 
Điều diệu kỳ, cứ thế khéo vượt qua
Hồi chiến tranh, thày bộ đội xa nhà 
Rồi phục viên,về nhà đi dạy học 
Vợ buồn ốm, một tay thày chăm sóc 
Năm bảy lần sinh, bọc thịt bỏ đi 
Bệnh da cam, chưa ai biết là gì 
Tiếng bấc, tiếng chì, bao điều oan trái 
Không phân bua, cũng không hề cự cãi 
Vẫn đến trường, vui dạy dỗ học sinh 
Nhà thày ở, ngay sát cạnh cổng đình 
Rặng nhãn làng, dung dinh theo làn gió 
Lũ trẻ con, suốt ngày chơi ở đó
Khát nước, chạy hết vô quậy nhà thày 
Bốn mươi năm, tôi xa mảnh đất này 
Nay trở về, trông thày tôi già quá 
Xe đạp cà tàng, theo thày vất vả 
Năm tháng dòng, chả sợ gian nan 
Vẫn yêu thương, những đứa trẻ trong làng 
Quà tặng thày, những củ khoai củ sắn 
Những bắp ngô, chính tay mẹ lựa sẵn 
Thày lặng cười, nhưng vẫn nhận cho vui 
Đến tận bây giờ, còn thấy bùi ngùi 
Tình thày trò, được trui rèn gian khó 
Xa bao năm, nay về thày vẫn khổ 
Không có con, nuôi cô bệnh quanh năm
Con đứng xa, thày chuẩn bị đi làm 
Kỷ niệm xưa,  tháng năm ùa về hết 
Những nhát thước, vào tay như còn vết 
Đau, nhưng dạy con biết sống thật ngay
Sống làm sao, cho đúng nghĩa vơi đầy 
Thày muốn thế, tình thày trò còn mãi 
Còn nếu sai, thày sẽ không nhận lại 
Đứa học trò, của thày dạy ngày xưa 
Suốt đời này, con mãi mãi xin chừa 
Không làm sai, để vừa lòng thày nhé 
Mong thày mãi, coi con là đứa trẻ như ngày xưa, còn bé được chở che 
Con thương thày, mãi muốn được nghe
Lời thày dạy, thày nhận con,  thày nhé !

16h 19/11/2014

Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

THƯ GỬI CHỒNG CỦA GIÁO VIÊN NHÂN NGÀY 20-11

Sắp tới ngày Nhà giáo Việt Nam, cô giáo Đỗ Sông Hương gửi tới VnExpress bài viết 'Thư gửi chồng nhân ngày 20/11' như một món quà cho những đồng nghiệp thân yêu của cô.
"Ngày xưa chồng quyết lấy cho được vợ vì chồng vốn mê phụ nữ có cái mác nhà giáo, bất chấp ngoài cái mác nhà giáo đó ra thì vợ chả có gì đặc sắc, lại còn mắc cái tính ngang ngạnh ẩm ương, dở tương dở mắm.
Chồng nghĩ giáo viên nhàn hạ, ngày vài tiết ở trường thôi, nhiều thời gian lắm đây. Vợ sẽ chu toàn tề gia nội trợ, hầu nội hầu ngoại. Chồng tha hồ thảnh thơi bù khú bạn bè. Nhưng chồng đã nhầm to. Vợ hết giờ lên lớp lại tất bật với sổ điểm, báo giảng, kính thưa các kiểu họp, kính thưa các kiểu sổ sách, hồ sơ chuyên môn.
Về đến nhà, vợ lại sấp ngửa soạn giáo án, chấm bài, mấy trăm bài vừa hòm hòm, chưa kịp ngồi rung đùi thì ngoảnh đi ngoảnh lại đã đến kỳ kiểm tra, vào điểm mới. Vợ lại vốn ham tiền, hở tí thời gian rảnh rỗi nào là lại ù té đi dạy thêm, đi dịch. Mà không muốn ù cũng không được, mai đến kỳ nộp các kiểu thuế đời rồi. Chồng lo nấu cơm, rửa bát, giặt giũ, đưa đón con, ngược xuôi nội ngoại nhé. Đàn ông phải đeo tạp dề làm việc nhà, hậm hực thì cũng cố mà chịu nhé. Mục đích hôn nhân thứ nhất của chồng đã không đạt được.
Chồng nghĩ giáo viên dạy con học thì chuẩn không cần chỉnh rồi, nhiệm vụ khó chịu này chắc chắn thoát đây. Chồng tha hồ thảnh thơi thể thao thể dục, bia bọt tay vịn về muộn. Nhưng chồng đã vỡ mộng. Vợ ngày nào cũng nói liên mồm, thậm chí hét khản cổ, về đến nhà, mặt vợ nhàu như tàu lá héo, thở hắt như bệnh nhân hen phế quản cấp, sức đâu, hứng thú đâu dạy con học nữa. Chồng tự lo kiểm tra bài vở, học cùng con, dạy con nhé. Trái chuyên môn thì cũng cố mà phấn đấu nhé. Mục đích hôn nhân thứ hai của chồng đã đổ bể.
Chồng nghĩ giáo viên tính nết nhẫn nhịn dịu dàng, nhà cửa sẽ êm ấm lắm đây. Chồng tha hồ thảnh thơi nhẹ nhõm cái tâm hồn. Nhưng chồng đã sốc tâm lý nặng. Một lớp vợ dạy có hơn 50 em, bao nhiêu là lớp nhân lên. Vợ chỉ có hai con mắt, lườm được góc này để chúng nó ngồi im, thì góc khác đứa đánh đấm giật tóc nhau, đứa nhảy dựng lên ghế, đứa ném sách phi vở, chưa kể vô số điều kinh khủng hơn thế…
Điên tiết lắm nhưng vợ vẫn phải nhịn, vẫn phải dịu dàng và nhẹ nhàng, cố mà nghĩ "là trẻ con mà, đáng yêu đấy chứ", "cô giáo phải như mẹ hiền chứ". (Gớm, ở nhà có mỗi một đứa con, không hiếm khi con hư, vợ gầm gào dữ tợn). Nhưng ở trường, vợ phải giữ hình tượng, rèn luyện bản lĩnh và cốt cách nhà giáo. Chỉ một chút thiếu kiên nhẫn thôi là viên phấn trong tay sẽ bay thẳng vào cái đám đang nhốn nháo như cào cào kia, hoặc tệ hại hơn là một cái bạt tai thích đáng cho sự hỗn láo vô lễ nào đó.
Nhưng vợ tỉnh lắm, vợ biết chúng không phải con mình, vợ hiểu luật giáo dục lắm, thời buổi này mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh tiến bộ và dân chủ kinh lên được. Giáo viên thậm chí còn không dám nặng lời, huống chi nặng chân nặng tay. Thông tin thì rất nhanh, sự thật dễ bị bóp méo, tai nạn nghề nghiệp sẽ cực nghiêm trọng nếu một phụ huynh chuẩn mực nào đó đưa hành động phản sư phạm của vợ lên báo, vợ sẽ nổi tiếng và sự nghiệp cao quý của vợ coi như tiêu.
Thế nên khi về nhà vợ khao khát được hiện rõ nguyên hình là người bình thường với mọi ái ố hỷ nộ. Đừng hy vọng hay đòi hỏi vợ nhẫn nhịn dịu dàng nếu chồng hư, con láo. Vợ mà cố nhịn nữa thì ngay ngày mai vợ đi nhà thương điên đấy. Lỡ vợ có nổi khùng phát vào đít con, gân cổ cãi chồng, hay phi cả mâm cơm ra đường thì chồng cố bịt tai bịt mắt bịt mồm lại nhé, thương vợ thì cho vợ xả lũ tí. Mục đích hôn nhân thứ ba của chồng đã phá sản.
Chồng nghĩ giáo viên một năm được ăn chơi ở không 3 tháng hè. Chồng chẳng biết thế nào là ốm nghén, chẳng biết thế nào là mang nặng đẻ đau, chồng chỉ thích nhiều con, 3-4 đứa càng tốt. Giáo viên có những 3 tháng hè, tha hồ tầm bổ, đẻ con bú mớm... Nhưng chồng đã hết hy vọng. 3 tháng hè của vợ còn bận hơn trong năm. Hết luyện thi, trông thi, chấm thi chính, chấm phúc khảo, rồi lại tập huấn, trại hè…, ngoảnh đi ngoảnh lại, chưa có lúc nào cùng chồng con đi nghỉ thì hè đã hết vèo. Chưa kể vợ mà làm chủ nhiệm thì sự hy sinh còn lớn hơn nhiều. Chồng có buồn thì cũng tỉnh giấc mộng nhiều con đi nhé. Mục đích hôn nhân thứ tư của chồng đã thất bại.
Chồng nghĩ giáo viên là người nhà nước, lương bổng yên tâm, chế độ ổn định. Chồng tha hồ thảnh thơi bỏ nhà nước, yên tâm ra làm ngoài, nuôi chí kiếm bội tiền, đổi danh phận cho vợ thành vợ đại gia. Trong lúc chưa đâu vào đâu hoặc lỡ gặp rủi ro, ít nhiều đã có lương nhà nước của vợ. Chồng đừng tưởng ngon ăn thế. Lương vợ được nhà nước ưu ái trả ngót 3 triệu đồng một tháng. Đấy là vợ tốt nghiệp chính quy một trường đại học sư phạm danh tiếng trong nước, rồi được đào tạo chính quy tại một trường sư phạm danh tiếng ở nước ngoài, cộng mười mấy năm kinh nghiệm đứng lớp.
Vợ còn chưa dám kể nếu không có biên chế thì 3 tháng nghỉ hè, nửa tháng nghỉ Tết được hưởng lương 100 phần trăm theo hệ số 0x0, vợ còn chưa dám kể nếu chẳng may thi trượt kỳ thi công chức thì tất cả bằng cấp hay kinh nghiệm lẫn tâm huyết đều nối đuôi nhau lên đường ra trận để hy sinh. Mà thi công chức thời buổi này như thể nào thì chồng biết rõ rồi đấy. Sức vợ chắc không đua nổi. Thế nên lỡ chồng làm ăn lụi bại, vợ không thể là chỗ dựa kinh tế cho chồng lo sự nghiệp dài hơi được đâu. Chồng tự nghĩ cách lo nồi cơm hàng ngày cho cả nhà nhé. Để con đói và thất học là tội của chồng đấy. Mục đích hôn nhân thứ năm của chồng đã bất thành.
Chồng nghĩ giáo viên sống bằng dạy thêm là chính, nên lương có thấp một chút cũng chả sao. Chồng đừng tưởng đơn giản thế. Ngay cả dạy thêm - một công việc làm ngoài giờ, chính đáng và lương thiện, vợ cũng lo ngay ngáy nay bị cấm, mai bị soi, ngày kia bị cắt giảm thù lao. Học thêm - do nhu cầu thực sự khiến học sinh hoặc phụ huynh tự tìm đến năn nỉ, vợ đã đuổi quầy quậy, mà vẫn lo ngay ngáy mang tiếng o ép mời chào học sinh đến nhà cô học. Vợ đọc ở đâu đó trên báo có đồng nghiệp bị bắt quả tang dạy thêm và bị phạt 10 triệu đồng. Vợ muốn đứt dây thần kinh luôn. Đời đã có đủ loại tặc, lâm tặc, tin tặc, hải tắc, cẩu tặc, giờ có cả giáo tặc nữa. Nghĩ mà đau ứa nước mắt chồng ạ.
Chẳng phải vì sợ mà vì ngẫm cái nghề giáo này bạc quá, tội quá. Vợ thấy bất công lắm. Thiết nghĩ nghề nào cũng có quyền mưu sinh và làm giàu bằng nghề, nhưng nghề nào làm giàu thì được, chứ nghề giáo thì phải cống hiến, phải hy sinh, phải thanh bạch bần hàn. Giàu một tí là bị thiên hạ lên án liền, dạy thêm một tí là bị thiên hạ ném đá liền. Mà vợ cũng đã giàu đâu, dạy thêm cũng đã cố gắng hạn chế tối đa rồi. Ôi chao, nghề giáo khó sống quá, khó chiều thiên hạ quá.
Ở đất nước mình, thói đời giàu thì bị ghen ghét, nghèo thì bị coi khinh, trung bình thì dở sống dở chết. Vợ đang tận hưởng cuộc sống ở mức trung bình. Lương thì thấp lè tè như vậy (thiếu khoảng 500 nghìn nữa mới đủ trả lương ôsin), chế độ thì bấp bênh, lớp thì đông, chất lượng học sinh thì lổn nhổn, thời lượng giờ giảng thì tí tẹo, sách giáo khoa thì sơ đẳng, thi cử thì khó khăn, quy chế đường lối thì thay đổi đột ngột và liên tục, áp lực điểm số, thành tích, chỉ tiêu thi đỗ thì lớn, kỳ vọng của phụ huynh thì vĩ đại, đòi hỏi chuẩn mực xã hội thì cao chót vót…, bảo vợ nên làm sao cho phải, cho cân bằng và đúng mực cả nghiệp và đời.
Vợ chả kêu ca, so bì, trách móc gì khi mà cái cơ chế này nó thế. Vợ sẽ cố gắng hoàn thành tốt vai diễn chính trong tấn bi hài kịch “Nghiệp và đời” này. Vợ chỉ thấy ái ngại cho chồng, cứ tưởng hay cho lắm vào cái nghề của vợ. Chồng phải tìm cách an ủi động viên vợ nhé. Vợ mà nản bỏ nghề thì mục đích hôn nhân thứ sáu của chồng sẽ tan thành mây khói.
Chồng nghĩ giáo viên đời vinh quang, có hậu lắm. Quen biết bao thế hệ phụ huynh mà, đào tạo bao thế hệ học trò mà. Chồng ơi, nhân gian luôn có trước có sau vậy sao? Vợ chỉ được xem như người đưa đò thôi, đò qua sông thì xuôi ra biển lớn. Đời rộng thế, dài thế, trăm mối thế, chẳng mấy ai ngoái lại bến xưa để ơn cô nghĩa thầy đâu. Nên vợ cũng không đòi hỏi bao thế hệ học trò phải nhớ mãi đến mình, vì bản thân vợ cũng chẳng có điều kiện để thăm thầy cô cũ của mình và của con.

Hình ảnh Ngày 20/11: Những bài văn xúc động viết về thầy cô, giáo số 3
Nhưng vợ nghiệm ra hình như có rất ít người hiểu nỗi thâm sâu của câu: "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Và cũng có không ít người trưởng thành về thể xác, có thể cũng đạt đỉnh cao về kiến thức, nhưng lại chẳng thực sự thành nhân. Nên chồng đừng động vào nỗi niềm riêng của vợ rằng, đứa này đứa nọ, ngày xưa vợ thương yêu chúng như thế, hết lòng giúp chúng như thế, hy sinh thời gian, sức lực và tiền bạc cho chúng như thế, nay chúng xem cô như người không quen, hoặc nếu có dịp nói đến cô, thì cũng coi cô như một bà già hết thời…
Chồng ạ, ai cũng có những chặng thời gian buộc phải đi qua. Và chẳng lâu đâu, chúng cũng sẽ giật mình vì thời trẻ vụt qua rồi. Nếu chúng là người rộng lượng, nhân hậu và hiểu biết, thì sẽ thấy vui vẻ hạnh phúc trước những thành đạt của thế hệ sau, sẽ bình yên thanh thản lui về phía mùa đông của cuộc đời, mỉm cười nhìn những nỗ lực thời thanh xuân của mình đã đơm hoa kết trái... Vợ đủ tuổi, đủ trải nghiệm để bình thản và rộng lượng với tất cả những điều không mãn tâm.
Chồng cũng nghĩ giáo viên được xã hội trọng vọng kính nể lắm. Giá mà được như thế. Cướp giết hiếp giờ nhản nhản khắp nơi, và vị quan tòa đời luôn đanh thép phán rằng nguyên nhân đạo đức xuống cấp là do giáo dục nhà trường chưa tốt. Lạ thật, ở trường vợ chỉ dạy kiến thức, dạy điều hay lẽ phải thôi, vợ mong mỏi hơn ai hết học trò thành người. Có đốt đuốc cả ngày lẫn đêm cũng không thể tìm được thầy cô nào đủ tầm tàn bạo để soạn nổi một giáo án "cướp giết hiếp". Tủi ghê chồng ạ. Gia đình và xã hội đi đâu mất tiêu? Trách nhiệm nặng như quả tạ đặt lên đôi vai sắp sụn của nghề giáo.
Lại sắp 20 tháng 11 nữa chồng ạ. Nói thật là ngày này vợ chỉ muốn trốn đi đâu đó thật xa. Vợ chả thích gặp phụ huynh, chả cần phong bì phong bao quà cáp. Miệng thế gian độc địa. Người ta bảo những người làm nghề giống vợ chỉ mong đến ngày này để nhận phong bì. Người ta chả cần biết bao nhiêu ngày còn lại, những người làm nghề giống vợ vất vả, cực nhọc triền miên đến thế nào. Người ta dúi vội cho cái phong bì, trước mặt cười cười nói nói cảm ơn như đúng rồi, nhưng sau lưng, vợ biết thừa, hẳn là ngàn vạn lời đàm tiếu. Có bao nhiêu tình cảm thực sự trong sự cho đi đó? Vợ tin là có, nhưng chắc là rất ít. Mà thôi, cái ít mới là cái quý chồng nhỉ, và vợ trân trọng lắm.
Nếu chồng có hỏi vợ ước gì trong ngày này. Vợ ước gì ư? Tính vợ từ thời trẻ đã dở hơi, toàn ước điều không thể. Vợ ước lương giáo viên của vợ được khoảng 45 ngàn đôla/năm như ở Singapore, vợ ước lớp vợ dạy có khoảng 25 đứa như ở Nhật, vợ ước vợ thực sự được quan tâm, tạo điều kiện để có chế độ ổn định như hứa hẹn ở nhiều cuộc họp cấp bộ, cấp sở suốt cả chục năm nay... Đấy, vợ cứ ước cái điều trên mây đó đấy. Ai phạt, ai đánh thuế đâu. Chắc cũng chả ai nỡ ghét bỏ, trù dập vợ vì những điều ước chính đáng đó.
Vợ thề, nếu điều ước thành hiện thực, vợ sẽ là một cô giáo cực chuẩn, ở trường vợ thực sự dịu hiền, tâm huyết và trách nhiệm (chứ không phải gồng mình lên cố gắng, nhiều khi đến mức giả dối). Vợ thề, nếu điều ước thành hiện thực, 8 giờ hành chính, ngoài tiết dạy, vợ cống hiến trọn vẹn cho học sinh (tự nguyện, chứ không phải để cần một đồng thù lao). Vợ thề, nếu điều ước thành hiện thực, vợ không bị chi phối tâm và sức cho các cua dạy thêm, dịch thêm nữa (khỏi cần cấm, khỏi cần soi, khỏi cần này nọ, đố ai thuyết phục vợ nhận lớp dạy thêm, dịch thêm đấy). Vợ thề, nếu điều ước thành hiện thực, về nhà vợ vô cùng đảm đang, chu toàn, và dịu dàng âu yếm.
Nghề của vợ là như vậy đó. Chồng có ân hận khi đã chọn vợ không? Còn vợ, vợ không ân hận khi chọn nghề, hay nói đúng hơn, nghề đã chọn vợ và vợ sẽ gắn bó trọn đời với nghề cho đến khi nào nghề bỏ vợ".
Đỗ Sông Hương

ÁO LỤA HÀ ĐÔNG

Tác giả: Nguyên Sa
mac-khach-sai-gon-hinh-anh-4

Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng 
 
Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn
Mà mua thu dài lắm ở chung quanh
Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung
Bay vội vã vào trong hồn mở cửa 
 
Gặp một bữa, anh đã mừng một bữa
Gặp hai hôm thành nhị hỹ của tâm hồn
Thơ học trò anh chất lại thành non
Và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu 
 
Em không nói đã nghe từng gia điệu
Em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh
Anh trông lên bằng đôi mắt chung tình
Với tay trắng, em vào thơ diễm tuyệt 
 
Em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết
Trời chợt mưa, chợt nắng, chẳng vì đâu
Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau
Để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại 
 
Để anh giận, mắt anh nhìn vụng dại
Giận thơ anh đã nói chẳng nên lời
Em đi rồi, sám hối chạy trên môi
Những tháng ngày trên vai buồn bỗng nặng 
 
Em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn
Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng

 

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

BA NGƯỜI THẦY VĨ ĐẠI

 
Khi Hasan, một nhà hiền triết Hồi giáo sắp qua đời, có người hỏi ông: “Thưa Hasan, ai là thầy của ngài?”
Hasan đáp: “Những người thầy của ta nhiều vô kể. Nếu điểm lại tên tuổi của các vị ấy hẳn sẽ mất hàng tháng, hàng năm, và như thế lại quá trễ vì thời gian của ta còn rất ít. Nhưng ta có thể kể về ba người thầy sau của ta.
Người đầu tiên là một tên trộm. Có một lần ta đi lạc trong sa mạc, khi ta tìm đến được một khu làng thì trời đã rất khuya, mọi nhà đều đi ngủ cả. Nhưng cuối cùng ta cũng tìm thấy một người, ông ta đang khoét vách một căn nhà trong làng. Ta hỏi ông ta xem có thể tá túc ở đâu, ông ta trả lời: “Khuya khoắt thế này thật khó tìm chỗ nghỉ chân, ông có thể đến ở chỗ tôi nếu ông không ngại ở chung với một tên trộm.”
Người đàn ông ấy thật tuyệt vời. Ta đã nán lại đấy hẳn một tháng! Cứ mỗi đêm ông ta lại bảo: “Tôi đi làm đây. Ông ở nhà và cầu nguyện cho tôi nhé!” Mỗi khi ông ta trở về ta đều hỏi: “Có trộm được gì không?” và ông ta đều đáp: “Hôm nay thì chưa, nhưng ngày mai tôi sẽ cố, có thể lắm chứ”. Ta chưa bao giờ thấy ông ta trong tình trạng tuyệt vọng, ông ta luôn hạnh phúc.
Có lần ta đã suy ngẫm và suy ngẫm trong nhiều năm ròng để rồi không ngộ ra được một chân lý nào. Ta đã rơi vào tình trạng tuyệt vọng, tuyệt vọng đến nỗi ta nghĩ mình phải chấm dứt tất cả những điều vô nghĩa này. Ngay sau đấy ta chợt nhớ đến tên trộm, kẻ hằng đêm vẫn quả quyết: “Ngày mai tôi sẽ làm được, có thể lắm chứ!”
Người thầy thứ hai là một con chó. Khi ta ra bờ sông uống nước, có một con chó xuất hiện. Nó cũng khát nước. Nhưng khi nhìn xuống dòng sông, nó thấy cái bóng của mình nhưng lại tưởng đó là một con chó khác. Hoảng sợ, nó tru lên và bỏ chạy. Nhưng rồi khát quá nó bèn quay trở lại. Cuối cùng, mặc nỗi sợ hãi trong lòng, nó nhảy xuống sông và cái bóng biến mất. Ta hiểu đây là một thông điệp đã được gửi đến cho ta: con người phải biết chiến thắng nỗi sợ trong lòng bằng hành động.
Người thầy cuối cùng là một đứa bé. Ta đến một thành phố nọ và thấy một đứa bé trên tay cầm một cây nến dã thắp sáng để đặt trong đền thờ. Ta hỏi đứa bé: “Con tự thắp cây nến này phải không?” Đứa bé đáp: “Thưa phải.” Đoạn ta hỏi: “Lúc nãy nến chưa thắp sáng, nhưng chỉ một thoáng sau đã cháy sáng. Vậy con có biết ánh sáng từ đâu đến không?”
Đứa bé cười to, thổi phụt ngọn nến và nói: “Ngài thấy ánh sáng đã biến mất, vậy ngài bảo ánh sáng đã đi đâu?”
Cái tôi ngạo nghễ của ta hoàn toàn sụp đổ, pho kiến thức kim cổ của ta cũng sụp đổ theo. Lúc ấy ta nghiệm ra sự dốt nát của bản thân. Và từ đó ta vất đi tất cả những tự hào về kiến thức của mình.
Đúng là có thể nói ta không có một ai là thầy, nhưng điều này không có nghĩa ta không phải là một học trò. Ta xem vạn vật là thầy. Tinh thần học hỏi của ta luôn rộng mở hơn tất cả các người. Ta học hỏi từ tất cả mọi vật, từ cành cây ngọn cỏ đến đám mây trên trời kia. Ta không có một người thầy vì ta có hàng triệu triệu người thầy mà ta đã học được mỗi khi có thể. Điều thiết yếu trong cuộc sống là luôn làm một học trò. Điều này có nghĩa là gì? Nghĩa là có khả năng học hỏi, luôn sẵn sàng học để biết chấp nhận ý nghĩa của vạn vật.

THẦY ƠI!

Đồng Thi Chúc

Tưởng nhớ các Thầy dậy đã khuất sau hơn 40 năm tác giả trở lại thăm trường cũ
Bao năm xa con về đây
Chỉ mong sao gặp lại Thầy, Thầy ơi!
Cổng trường xưa mới sơn tươi
Mái trường xưa đã cao vời vợi cao.
Thầy ơi! đang ở nơi nào ?
Con đường quen vẫn lối vào là đây.
Con về muộn quá, hôm nay
Lối xưa giờ đã ken đầy bóng cây
Ngỡ đâu cũng dấu chân Thầy
Nhập môn kiến thức Thầy bày cho con.
Bao nhiêu nước để đá mòn ?
Công Thầy sâu nặng, chúng con ghi lòng.
Con về những ngóng cùng trông
Bóng Thầy giờ đã bềnh bồng nơi nao?
Chắp tay con vái Trời cao
Chợt nghe trong gió lao xao tiếng Thầy.
Bình Nhưỡng 17-10-2014 . HN 06-11-2014. ĐTC
Thầy Kim Kiê Chong chụp ảnh cùng các trò mà Thầy hướng dẫn luận án tốt nghiệp (LC đúng sau Thầy) 
Thầy Kim Kiê Chong chụp ảnh cùng các trò mà Thầy hướng dẫn luận án tốt nghiệp 
(ĐTC đứng sau Thầy)

KHI THẤY CÔ "SỢ" NGÀY 20-11

TTO - Bài viết Tâm sự của cô giáo nhân ngày 20-11 đã nhận được những ý kiến đồng cảm của nhiều đồng nghiệp: nỗi buồn của ngày Hiến chương nhà giáo đến mức thành nỗi... sợ.
25.000 con hạc giấy màu xanh đã được học sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu (xã Trung Chánh, huyện Hóc Môn, TP.HCM) treo khắp sân trường nhằm tri ân thầy cô giáo trong ngày lễ mừng Ngày nhà giáo Việt Nam tổ chức sáng 19-11-2012
 TTO xin trích đăng:
- Trong cuộc đời đi dạy 17 năm của mình, tôi sợ nhất ngày 20-11. Ngày ấy, tôi thường hay trốn phụ huynh. Tôi rất sợ những tấm thiệp mà kèm trong đó là một, hai trăm ngàn đồng.
Còn nhớ, cách đây 7 năm, thời điểm bắt đầu của văn hóa phong bì trong mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên, học trò nào cũng mang tặng tôi một tấm thiệp được ba mẹ dán cẩn thận. Tôi đã phải làm một việc bất đắc dĩ: mở từng tấm thiệp, nhận tấm thiệp và lời chúc của các em, còn tiền tôi bỏ lại phong bì, nhờ các em mang về đưa cho bố mẹ, tôi cũng gọi điện cho các phụ huynh giải thích với từng phụ huynh.
Có những phụ huynh dè bỉu: đã nghèo lại còn bày đặt! Có những em học sinh đã khóc khi thấy tôi làm vậy. Tôi đã ôm em vào lòng và nói rằng sau này em sẽ hiểu hơn! Điều mà tôi cũng như bất cứ giáo viên nào cũng mong muốn là sự thành thật của các em, là cách cư xử của các em, chứ không phải là những phong bì kia!
Nghèo, chúng tôi cũng đã nghèo rồi, có thêm từng đó chúng tôi cũng chẳng giàu! Mà không có thêm từng đó chúng tôi cũng chẳng nghèo hơn! Chỉ mong sao phụ huynh hãy cùng chúng tôi dạy dỗ các em trong bối cảnh xã hội có rất nhiều điều khiến các em xao nhãng việc học! Đó là món quà lớn nhất đối với chúng tôi!
kien
- Ngày nào GV chưa thật sự sống bằng đồng lương họ đổ mồ hôi và chất xám để có thì xã hội (cụ thể là phụ huynh và học trò) vẫn còn xem thường họ.
Câu "chuột chạy cùng sào..." xuất phát từ đâu nếu không phải vì coi thường những người không tự nuôi sống nổi mình (vì phải nhận đồng lương không xứng với công sức họ đã bỏ ra)? Điều phi lý và buồn cười nhất chính là những "con chuột" ấy đã góp phần đào tạo ra không ít nhân tài cho xã hội.
Ngày 20-11 là ngày những GV có tâm buồn nhiều hơn vui!
Thà chúng tôi có 365 ngày sống bình thường nhưng không bị coi thường và được trả lương đúng công sức còn hơn là những giây phút buồn, vui, cay đắng lẫn lộn trong chỉ một ngày như vậy.
- Khi còn đi dạy, tôi rất "sợ" ngày 20-11! Đến ngày này, phụ huynh trường chúng tôi, vùng nông thôn, thường cho con em mang quà là vải vóc, xà bông, sổ tay, viết... đến tặng thầy cô!
Những giáo viên được tặng nhiều quà, nhất là GV chủ nhiệm lớp, thì hớn hở vui mừng trong ý tưởng mình "giỏi" và được nhiều phụ huynh quan tâm!
Tội nghiệp các GV dạy bộ môn thì lèo tèo vài cành bông hồng buồn hiu!
Giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp nhìn nhau quá xót xa!
Đến khi nghỉ hưu, tôi ít về dự ở trường xưa dù có được mời!
Cái "kịch bản" chán phèo làm tôi chán ngán! Báo cáo thành tích dài ngoằng do hiệu trưởng đọc, đến lịch sử truyền thống Nhà giáo của cô phụ trách Công đoàn trường cũng dài không kém! Phần phát thưởng học sinh, giáo viên trường trong các hoạt động thi đua chào mừng 20-11 như thể dục, văn nghệ, hội giảng... cũng lê thê.
Rồi mới đến cựu GV được mời lên nhận bó hoa cùng phong bì chứa một, hai trăm nghìn! Rồi lại ngồi nghe chỉ đạo của UBND xã, ý kiến của Hội PHHS, đáp tạ của hiệu trưởng!
Phần "tọa đàm" cuối cùng là bữa cơm thân mật tại trường với kinh phí từ Hội phí PHHS trích ra và từ các vị khách mời đóng góp bằng "phong bì" khi đến dự.
Không lẽ, ngày 20-11 là ngày được công khai nhận "phong bì" hay sao?! Quá sợ!
Năm An Nhứt
- Tôi từng là giáo viên dạy cũng được 6 năm. Lúc đầu, tôi thấy ngày 20-11 ý nghĩa lắm, nhưng sau này tôi thấy bị biến tướng nhiều quá nên tôi quyết định đến ngày này tôi khóa cửa nhà về quê.
Đến ngày 20-11, vì ba mẹ không có thời gian nên đưa "phong bì" gửi cho GVCN, hoặc đưa tiền cho con mua quà cho GVCN, ba mẹ thì tin con, nhưng con nào có gửi cho GVCN! Một ngày đẹp trời nào đó phụ huynh đến tìm giáo viên và hỏi lại chuyện xưa thì "té ngửa", chưa kể con còn xin tiền mừng sinh nhật cô, liên hoan lớp...
Có năm, tôi thấy một giáo viên ôm một bó hoa hồng nhưng trong mỗi cây hoa ấy là có một phong bì "lấp ló", người tế nhị thì nhẹ nhàng rút ra và nhét vào túi nhưng cũng có người xé phong bì xả rác tại chỗ còn "chê" ít nhiều... (tôi thấy nhột).
Có năm tôi làm chủ nhiệm, tôi trốn hẳn ở nhà thì phụ huynh và học sinh tìm tận nhà để đến "hỏi thăm", lúc về nhà tôi đầy quà, hàng xóm đi ngang nhìn vào "chỉ trỏ"... (tôi thấy "nhột")...
Có năm, tôi thấy giáo viên chuẩn bị sẵn nào bao bì nào túi xốp để chở quà về, xe nào cũng đầy ắp... GV nào cũng có quà riêng những cô lao công không bao giờ có quà dù cuối ngày 20-11 năm nào các cô lao công cũng phải dọn một... bãi chiến trường (hộp quà, hoa héo) do giáo viên để lại...
Kể từ đó, tôi không dám đến trường cũng không dám ở nhà. Học sinh cũ hay mới gọi điện hỏi thăm ghé nhà chơi tôi đều từ chối, về quê thăm ba mẹ cho nó "lành". Bây giờ tôi làm việc khác không liên quan đến giáo dục, nhưng cứ đến ngày 20-11 tôi lại cảm thấy "nhột" lạ kì.
Lê Thái An