Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

CÁC BÀI TỈNH CA HAY

1- Hà Giang quê tôi
   Nhạc sĩ:Thanh Phúc
   Ca sĩ: Kiều Hưng



2-Thành phố hoa phượng đỏ
   Nhạc sĩ:Lương Vĩnh, thơ Hải Như
   Ca sĩ: Kiều Hưng



3-Nhớ về Hà Nội
   Nhạc sĩ: Hoàng Hiệp
   Ca sĩ: Hồng Nhung


4-Hà Tây quê lụa
   Nhạc sĩ: Nhật Lai
   Ca sĩ: Quốc Hương


5-Bài ca năm tấn
   Nhạc sĩ: Nguyễn Văn Tý
   Ca sĩ: Bích Liên


6- Chào sông Mã anh hùng
   Nhạc sĩ: Xuân Giao
   Ca sĩ: Trọng Tấn





7- Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh
   Nhạc sĩ: Nguyễn Văn Tý
   Ca sĩ: Thu Hiền


8-Quảng Bình quê ta ơi!
   Nhạc sĩ: Hoàng Vân

   Ca sĩ: Thu Hiền


9- Bình Trị Thiên khói lửa
   Nhạc sĩ: Nguyễn Văn Thương
   Ca sĩ: Trần Khánh, Trần Thụ



10- Mưa trên phố Huế
   Nhạc sĩ: Minh Kỳ
   Ca sĩ: Duy Khánh


11- Nha Trang mùa thu
   Nhạc sĩ: Văn Ký
   Ca sĩ: Thu Phương



12- Mùa xuân trên TP Hồ chí Minh
   Nhạc sĩ: Xuân Hồng
   Ca sĩ: Lê Dung



13- Kiên Giang mình đẹp lắm
   Nhạc sĩ: Lê Giang
   Ca sĩ: Quang Linh



14- Đàn sáo Hậu Giang

   Nhạc sĩ: Trần Long Ẩn
   Ca sĩ: Phi Nhung



15- Bạch Long Vĩ đảo quê hương
   Nhạc sĩ: Huy Du
   Ca sĩ: Lê Dung



16- Những cô gái quan họ
   Nhạc sĩ: Phó Đức Phương
   Ca sĩ: Diệu Thúy




17- Chiếc áo bà ba
   Nhạc sĩ: Hoàng Hiệp
   Ca sĩ: Trần Thiện Thanh








18- Dạ cổ Hoài Lang
   Nhạc sĩ: Cao Văn Lầu
   Ca sĩ: Hương Lan



19- Về đất mũi Cà Mau
   Nhạc sĩ: Hoàng Hiệp
   Ca sĩ: Chu Thanh Hương




20- 
   Nhạc sĩ: 
   Ca sĩ: 



20- B
   Nhạc sĩ: 
   Ca sĩ: 




Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

BỨC THƯ GỬI NHỮNG NGƯỜI CÒN SỖNG

Đoạn trích một bức thư được gói kỹ càng để lại giữa cánh rừng nguyên sinh tại thượng nguồn sông Đồng Nai bên cạnh 3 bộ hài cốt của 3 chiến sĩ thuộc Tiểu đội 1 (Trung đội Ký Con, Trung đoàn Bình Giã, Quân giải phóng miền Nam). Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

"Chúng tôi mong được ghi nhận rằng chúng tôi đã từng sống, chiến đấu và đã chết trong một mùa Xuân giữa đất trời như trăm ngàn cái chết của người Việt Nam chân chính cho Tổ quốc và dân tộc sống còn... Xin cho chúng tôi gởi đến những người đang sống, sống đúng ý nghĩa của nó lời biết ơn sâu sắc vì các bạn đang làm cho cái chết của chúng tôi giữ được  đầy đủ ý nghĩa.
Các bạn đang lao động quên mình cũng như chúng tôi đã chiến đấu quên mình cho đất nước ta ngày nay tươi đẹp, cho dân ta ngày càng ấm no, hạnh phúc, cho xã hội ta ngày càng dân chủ công bằng".

Sự hy sinh rất đỗi bi hùng của những chiến sĩ Giải phóng quân và những dòng thư họ để lại như một lời ca bất tử của tuổi trẻ Việt Nam thời thắng Mỹ, là cảm nhận của người đọc khi  bắt gặp bức thư này trong tập sách. Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm của Cố Thượng tướng Trần Văn Trà, do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành nhân kỷ niệm 30 năm ngày toàn thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ và lần thứ 60 Quốc khánh 2/9.
Lộ trình đến với bức thư “có một không hai” này được Cố Thượng tướng Trần Văn Trà kể lại: Vào mùa xuân năm 1984, trong một chuyến khảo sát để quy hoạch cơ sở sản xuất, đoàn cán bộ Nông trường “Giải phóng” – tỉnh Sông Bé (nay thuộc Bình Dương) do đồng chí Nhân – Thượng tá quân đội chuyển ngành, nguyên cán bộ Trung đoàn Bình Giã - dẫn đầu, ngược thượng nguồn sông Đồng Nai tới một vùng đồi rừng nguyên sinh đã xúc động, bàng hoàng trước một cảnh tượng rất đỗi thiêng liêng.
Trên 3 chiếc võng dù cùng cột chung đầu vào một thân cây, là 3 bộ hài cốt của 3 chiến sĩ Quân giải phóng. Cạnh mỗi bộ hài cốt là một khẩu AK han rỉ, một đôi dép cao su.  Những bí ẩn về sự hy sinh của 3 chiến sĩ giải phóng quân nhanh chóng được “giải mã” bởi bức thư bọc gói kỹ càng trong ni lông và được cột chặt ở đầu võng. Tuy những dòng viết run rẩy, nguệch ngoạc (vì bị thương, đói, khát), nhưng với những ý tứ, câu từ rất sáng rõ.
Những người viết tự giới thiệu: “Chúng tôi: 1. Lê Hoàng Vũ, quê Thái Bình; 2. Nguyễn Chí, quê Quảng Ngãi; 3. Trần Viết Dũng, quê thành phố Sài Gòn, chiến sĩ thuộc Tiểu đội 1, Trung đội “Ký Con”, Trung đoàn BG (BìnhGiã), Quân giải phóng miền Nam…
Những dòng thư đưa người đọc trở lại với một sự kiện lịch sử xảy ra cách hôm nay (2005) gần 40 năm. Ngày đó, sau trận tập kích của Trung đoàn Bình Giã và một số đơn vị khác thuộc Bộ Tư lệnh Miền, diệt một lực lượng lớn quân  Mỹ – Ngụy ở Bông Trang – Nhà Đỏ (Thủ Dầu Một), tháng 2/1966, trên đường rút về hậu cứ, một tiểu đội, trong đó có các anh Vũ, Chí, Dũng, được phân công nghi binh, đánh lạc hướng địch, để trung đoàn trở về an toàn.
Một tiểu đội 11 người với những chiếc bật lửa và vài chiếc máy thông tin, mỗi người một khẩu AK đã làm tròn nhiệm vụ tạo dấu vết một trung đoàn hành quân về hậu cứ sau trận tập kích thắng lợi. Sau mấy ngày băng rừng, vượt suối, hứng chịu hàng chục phi vụ rải thảm của B52, 8 người hy sinh; phương tiện thông tin hư hỏng.
Vượt qua những ngày “đói quay đói quắt…, khát như khô cháy cả ruột gan…” và mang trên mình đầy  thương tích, 3 chiến sĩ còn lại đã tới được cánh rừng này. Sức kiệt, không thể đi tiếp, không còn phương tiện thông tin, các anh quyết định dừng lại và “chọn khu rừng đẹp đẽ này làm nơi an nghỉ cuối cùng…”.
Chúng ta hãy nghe các anh tâm sự: 

Quyết định rồi chúng tôi tự thấy khoan khoái lạ thường. Sáng suốt hẳn lên… Dừng lại ở đây với một ít sức lực còn lại viết một tường trình cuộc chiến đấu gửi lại cho ai đó tìm được…
Mỗi người đứng trước cái chết của mình cố gắng dùng một chút sức còn lại, quả thật rất ít ỏi, để thay nhau chấp bút. Chúng tôi đã chọn cây gỗ tơ còn sống lâu này làm trụ, giúp nhau mắc võng cho từng người, thống nhất nhau tư thế nằm trên võng, sắp xếp vài đồ vật còn lại… Chúng tôi sẽ chết ung dung thư thái như đã từng sống mãnh liệt mà thư thái với công việc chúng tôi đã làm…”.

Sau khi chọn cho mình cái chết, 3 chiến sỹ – người yếu viết trước, người còn sức dành viết sau; các anh dồn chút sức lực còn lại viết về cuộc chiến đấu trong mấy ngày qua, về sự hy sinh của đồng đội; những tình cảm thân thương da diết đối với bố, mẹ, vợ con, người thân, quê hương… và bày tỏ niềm tin vào ngày cuộc kháng chiến chống Mỹ toàn thắng.
Lần lượt, Lê Hoàng Vũ, Nguyễn Chí vĩnh viễn ra đi. Người để lại những dòng lưu bút cuối cùng là Trần Viết Dũng. Xin được dẫn những dòng như dứt, rút từ gan ruột của anh: 

“…Nhưng rồi các bạn giục kết thúc lá thư đi  thôi. Thời gian không chờ chúng tôi nữa. Chúng tôi đã cảm thấy sắp đến giờ phải từ giã cõi đời này rồi. Trước khi ra đi, thư phải được bảo quản cẩn thận để tránh thời gian mưa nắng phũ phàng. Thư. Thư phải về tới tay những người đang sống…
Nếu lá thư này được về với đồng đội chúng tôi trong Trung đoàn BG quân giải phóng miền Nam hay một đơn vị bạn nào đó qua đây, xin chuyển lên giùm cấp trên.
Tiểu đội Giải phóng quân chúng tôi  trong Trung đội “Ký Con” đã hoàn thành nhiệm vụ. Chúng tôi mong được ghi nhận rằng chúng tôi đã từng sống, chiến đấu và đã chết trong một mùa Xuân giữa đất trời như trăm ngàn cái chết của người Việt Nam chân chính cho Tổ quốc và dân tộc sống còn.
Còn như chúng tôi được phát hiện muộn hơn sau 5 năm – 10 năm – tự do quý giá, thì xin cho chúng tôi – gởi đến những người đang sống, sống đúng ý nghĩa của nó, trong một thời đại vinh quang, lời biết ơn sâu sắc vì các bạn đang làm cho cái chết của chúng tôi giữ được  đầy đủ ý nghĩa. Các bạn đang lao động quên mình cũng như chúng tôi đã chiến đấu quên mình cho đất nước ta ngày nay tươi đẹp, cho dân ta ngày càng ấm no, hạnh phúc, cho xã hội ta ngày càng dân chủ công bằng.
Hay trong trường hợp đến 50-100 năm sau, thư này mới tới những người, có thể gọi là thế hệ mai sau, thì cho phép chúng tôi gửi lời chào xã hội chủ nghĩa, cho phép chúng tôi bày tỏ vui mừng tuyệt diệu vì hạnh phúc và hòa bình đang tràn ngập hành tinh chúng ta mà chúng tôi trở thành những hạt bụi có ích – Và hơn thế nữa nếu được, cho chúng tôi gửi lời chào niềm nở nhất đến những con người ở những vì sao xa xôi, những người bạn mới giữa các hành tinh.
Mùa Xuân giữa rừng miền Đông Nam Bộ.
Vũ-Chí-Dũng”.
2005

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

CA DAO EM VÀ TÔI

Nhạc sĩ: An Thuyên
Ca sĩ: Thu Hiền

Lời bài hát
Cắt nửa vầng trăng 
Cắt nửa vầng trăng tôi là con đò nhỏ 
Chặt đôi câu thơ 
Bẻ đôi câu thơ tôi làm mái chèo lướt sóng 

Đưa tôi về 
Đưa tôi về với người tôi yêu 
Để cùng đi hát dân ca quê mình 
Để tôi sống giữa bao nhiêu ân tình 
Bao ân tình mộc mạc làng quê 
Trưa nắng hè gọi nhau rợp gánh chè xanh 

Cùng em khoác chiếc áo tơi ra đồng 
Dù trời đổ nắng chang chang vẫn tỏa 
Để nghĩa tình đừng nhạt đừng phai 
Thương nhau rồi đừng cởi áo cho ai 
Chuyện tình tôi cứ lênh đênh dòng trôi 
Và người con gái tôi yêu nơi làng quê 
Có ai ngờ chân lắm bùn 
Mà tôi ngỡ gót chân tiên. 


Cắt nửa vầng trăng 
Cắt nửa vầng trăng tôi là con đò nhỏ 
Chặt đôi câu thơ 


Đưa tôi về 
Đưa tôi về với người tôi yêu 
Bẻ đôi câu thơ tôi làm mái chèo lướt sóng 
Để cùng ngâm khúc ca dao quê mùa 
Để nghe tiếng sáo thênh thênh cảnh cò 
Đã có lần em giận hờn tôi 
Đêm ra đồng em đổ ánh trăng vàng đi 
Nào ngờ chẳng chút nguôi ngoai hương buồn 
Vầng trăng lại sáng trong hơn đầy đồng 
Câu ca rằng hết giận rồi thương 
Áo nâu sầu em nhuộm tình tôi 
Nào đâu dễ có phôi phai thời gian 
Còn đây mãi khúc cao dao em và tôi 
chốn quê nghèo ta có mình 
Một ngày bằng mấy trăm năm hỡi người.

Thứ Hai, 13 tháng 7, 2015

NHỚ MÙA XÔI TRỨNG KIẾN

Mọi năm cữ này , trời thường nồm, mưa lân phân,.
Tháng Ba thanh minh cũng là mùa xôi trứng kiến. Xôi trứng kiến đen ngon đặc biệt.

Kiến đen thường làm tổ trên thân vầu. Những bãi vầu bãi vẫn bãi hóp mọc ken dày đặc là nơi cư ngụ của loài kiến đen. Tổ kiến to bằng hai ba vốc tay, dễ trông thấy từ xa. Tổ thường được xây chỗ đốt cây vầu có mắt và chỉa ra cành dăm. Đó là chỗ bám chắc nhất.
Đi lấy trứng kiến chẳng có gì khó. Vít cây vầu, chặt những tổ kiến đem ra chỗ trống chất đống. Sau đó cầm dao bổ đôi tổ kiến, gõ cho trứng rơi xuống mẹt. Những cái trứng trắng phau nhỏ nhu hạt gạo nếp vung vãi. Những con kiến thợ bị rũ ra từ trong tổ bấc giác bừng tỉnh thấy cuộc sống bị đe dọa, chúng rối rít ôm lấy một quả trứng rồi lao đi tán loạn dù chẳng biết có thoát hiểm không, nhưng còn sống còn đi, và không thể quên bồng theo quả trứng. Một bản năng làm mẹ, bản năng về trách nhiệm duy trì giống nòi luôn thức trong cái sinh vật li ti lớn hơn đầu que tăm. Mỗi khi một con bám được vào tay người chúng giận dữ ghé chiếc hàm bé xíu cắn rứt gây ngứa ngáy đến khó chịu. Lấy được bát trứng kiến về làm xôi, người ta phải phá đến cả vài chục tổ kiến và hang triệu kiến đen tan nát cửa nhà. Đó là tội lỗi, nhưng mãi sau này tôi mới lờ mờ nhận ra điều đó.
Sau khi rũ được lưng mẹt trứng thì dùng khăn mặt ẩm phủ lên mặt rồi kéo qua kéo lại cho nhũng con kiến chết dính hết vào mặt khăn. Làm cho đến lúc mẹt trứng trắng phau.
Được bát trứng kiến đồ xôi quả thật công trình.

Vị bùi béo đậm đà khi được ăn bát xôi trứng kiến bám riết tuổi thơ, bám riết cả cuộc đời, kèm nỗi buồn thoáng chốc khi nhớ đến đàn kiến đen tán loạn…
Mùa xôi trứng kiến bây giờ chỉ còn ẩn trong kí ức.
Những bãi vầu, bãi hóp, bãi vẫn từ lâu đã không còn.Tôi bảo đó có phải là lí do để kiến đen thôi không còn làm tổ? thì thằng cháu con ông bạn vong niên cho biết: “Bây giờ rừng chia, khoảnh nào có chủ ấy nên không có những đàn trâu thả rông như những năm xưa. Không có trâu thả rông thì không có phân làm vật liệu cho kiến đen xây tổ. Với lại bây giờ vùng rừng, trâu còn rất ít lắm, còn bao nhiêu rưộng mà cần đến trâu….

Cuộc sống đã chuyển sang hướng khác. Bát xôi trứng kiến chỉ còn trong kí ức lớp người như tôi.
Những lớp sau này sẽ chỉ còn biết xôi trứng kiến trên tài liệu ghi chép.
2015

Kết quả hình ảnh cho xôi trứng kiến, an đức

Kết quả hình ảnh cho xôi trứng kiến, an đức




Kết quả hình ảnh cho xôi trứng kiến, an đức




Đến Cao Bằng thưởng thức đặc sản "danh bất hư truyền"

Món ăn được chế biến từ các nguyên liệu hoang sơ của núi rừng Đông Bắc nhưng lại trở thành những đặc sản không nơi nào có được.
Bánh trứng kiến, xôi trứng kiến hay xôi trám là những món ăn lạ miệng, đem lại khoái cảm đặc biệt cho người thưởng thức.
 
Bánh trứng kiến
Cứ mỗi độ tháng 4, tháng 5, bà con dân tộc Tày, Cao Bằng lại rộn ràng rủ nhau vào rừng tìm trứng kiến đem về làm bánh. Thời điểm này là lúc cây cối đang mùa đơm hoa, kết quả, cũng là lúc những tổ kiến trên cây bắt đầu chắc trứng. Du khách đến Cao Bằng cũng sẽ được thưởng thức món bánh kiến trứng thơm ngon, béo ngậy không nơi nào có được.
 
Đến Cao Bằng thưởng thức đặc sản danh bất hư truyền
 
Để làm món bánh này không phải loại trứng kiến nào cũng làm được. Người ta phải chọn những loại kiến đen, có thân nhỏ, đuôi nhọn, đi khá nhanh và làm tổ trên cây vầu. Tổ kiến này thường kết chặt vào những cành cây, mỗi tổ lấy được khoảng vài ba chén trứng.
 
Nếp để làm bánh trứng kiến cũng phải là loại gạo nếp nương ngon, không khô quá cũng không được nhão quá, pha cùng một chút bột tẻ rồi trải trên lá nón của cây vả.
Trứng kiến đã rang thơm cùng với một chút thịt băm, cho thêm gia vị, ít hành lá tươi hoặc lá hẹ rồi trải đều lên mặt miếng bộ, đặt tiếp một lớp lá vả, cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hết nhân. Tất cả cho lên bếp hấp cách thủy khoảng 30 phút cho bánh chín. Một chiếc bánh trứng kiến ngon có các vị béo ngậy của trứng kiến, vị thơm của hành, vị bùi của lá vả, rất hấp dẫn.
 
Xôi trứng kiến
Món xôi trứng kiến với vị béo của mỡ hành, bùi bùi của trứng kiến, thơm dẻo của xôi nếp nếu được thưởng thức sẽ khiến bạn không thể quên. Để làm món xôi này không quá cầu kỳ, gạo nếp được ngâm nước ấm vài tiếng rồi cho vào chõ đồ chín.
 
Đến Cao Bằng thưởng thức đặc sản danh bất hư truyền

Trứng kiến khi bắt về đãi nhẹ tay trong nước ấm để những hạt trắng nhỏ không bị vỡ, thêm một chút gia vị trước khi cho vào chảo đã phi hành thơm rang chín. Để tăng hương thơm, người ta thường cho trứng kiến vào lá chuối rồi bọc kín.
 Xôi chín tới được xới tơi rồi trộn lẫn cùng trứng kiến, rắc thêm chút hành khô lên trên. Nhâm nhi tận hưởng, bạn sẽ cảm nhận được tiếng trứng kiến lách tách nổ trong miệng, vị thơm thơm, bùi bùi kết hợp với hạt xôi dẻo thơm, là món ăn thật khó cưỡng khi tới vùng đất Cao Bằng.

Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2015

ỚT CÓ CAY KHÔNG?

"Những người bán ớt sẽ luôn gặp phải câu hỏi như thế này, “ớt của anh (chị) có cay không?”, gặp câu hỏi như thế thì phải trả lời sao đây nhỉ?

Nếu nói cay, những người sợ cay, họ sẽ bỏ đi ngay; còn nếu bảo không cay, cũng có thể khách hàng lại là người thích ăn cay, như vậy việc làm ăn lại gặp rủi ro.

Một ngày kia, không có việc gì làm, tôi đến đứng bên cạnh chiếc xe ba gác của một chị bán ớt, thử xem chị ấy giải quyết hai vấn đề hoàn toàn tương phản này như thế nào. Nhân lúc không có người đến mua, tôi cố làm ra vẻ thông minh mà nói với chị ấy rằng:

“Chị hãy chia số ớt này thành hai đống đi, nếu có người muốn mua cay thì cho họ đống này, còn nếu không, thì cho họ đống kia”.

Chị bán ớt cười với tôi, dịu dàng nói: “Không cần đâu!”
Đang nói thì một người đến mua, và điều thần kỳ đã xảy ra, rốt cuộc bà chủ đã nói thế nào nhỉ? Hãy mau xem tiếp…




Quả nhiên chính là hỏi câu đó: “Ớt của chị có cay không?”

Chị bán ớt rất chắc chắn mà bảo khách hàng rằng: “Màu đậm thì cay, còn nhạt thì không cay!”

Người mua ngỡ là thật, chọn xong liền trả tiền, vui lòng mà đi.

Chẳng mấy chốc, những quả ớt có màu nhạt chẳng còn lại bao nhiêu.
Lại có khách hàng đến, vẫn là câu hỏi đó: “Ớt của chị có cay không?”
Chị bán ớt nhìn vào số ớt của mình một cái, liền mở miệng nói …..
Lần này bà chủ trả lời: “Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay!”
Quả nhiên, người mua liền dựa theo tiêu chuẩn phân loại của chị mà bắt đầu chọn lựa.
Kết quả lần này chính là, ớt dài rất nhanh đã hết sạch.
Nhìn những quả ớt vừa ngắn vừa đậm màu còn sót lại, trong lòng tôi nghĩ :
“Lần này xem chị còn nói thế nào đây?”
Tuy thế, khi một khách hàng khác hỏi: “Ớt có cay không?”
Chị bán ớt hoàn toàn tự tin mà trả lời rằng: “Vỏ cứng thì cay, vỏ mềm không cay!”.
Tôi thầm bội phục, không phải vậy sao, bị mặt trời phơi cả nửa ngày trời, quả thực có rất nhiều quả ớt vì mất nước mà trở nên mềm nhũn đi. Chị bán ớt bán xong số ớt của mình, trước khi đi, chị nói với tôi rằng: “Cách mà cậu nói đó, thật ra những người bán ớt chúng tôi đều biết cả, còn cách của tôi thì chỉ có mình tôi biết thôi”.
Thật là thần kỳ vậy!





Thật ra bạn có bao giờ nghĩ rằng, những gì bạn bán đi không phải là hàng hóa, mà lại chính là:

1. Đối với những khách hàng lạ, điều cần bán đi chính là sự lễ phép.
2. Đối với những khách hàng quen thuộc, điều cần bán đi chính là sự nhiệt tình.
3. Đối với những khách hàng nóng tính, điều bán đi chính là hiệu suất.
4. Đối với những khách hàng ngạo mạn, điều thật sự bán đi chính là lòng nhẫn nại.
5. Đối với những người có tiền, điều mà bạn bán đi chính là sự tôn quý.
6. Đối với những người nghèo khổ, điều bán đi chính là lợi ích thiết thực.
7. Đối với những người thời thượng, điều bán đi chính là sự sang trọng.
8. Đối với những người chuyên nghiệp, điều mà bạn bán đi chính là sự chuyên nghiệp.
9. Đối với những người hào sảng, điều mà bạn bán đi chính là sự phóng khoáng.
10. Đối với những người keo kiệt, điều thật sự bán đi chính là lợi ích.
11. Đối với những người sống hưởng thụ, điều cần bán đi chính là sự phục vụ.
12. Đối với những người hư vinh, điều bán đi chính là vinh dự.
13. Đối với những người hay bắt bẻ, điều bán đi chính là sự tinh tế.
14. Đối với những người hiền lành, điều cần bán đi chính là sự chân thành.
15. Đối với những người hay do dự, điều thật sự cần bán đi chính là sự đảm bảo.




Nếu như bạn muốn bán đi những sản phẩm của mình, có phải bạn thường hay nói với người tiêu dùng rằng sản phẩm của mình tốt như thế nào, sản phẩm của bạn có gì khác với những thứ khác, và sản phẩm của bạn rẻ như thế nào. Nếu như bạn bán hàng đều là dựa theo những cách này, thì bạn sẽ phát hiện rằng nhất định mình sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn.

“Công ty bán hàng hóa như thế nào, thường thường so với việc công ty bán những sản phẩm gì cũng quan trọng như nhau”.

Đừng có vừa mới bắt đầu đã vội vàng bán sản phẩm, mà trước hết cần phải hỏi rõ vấn đề, nghe xem tiềm ẩn bên trong khách hàng cần những gì. Một khi biết được những yêu cầu tiềm ẩn bên trong của khách hàng, vậy thì việc bán hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Còn bạn, nếu là một người bán ớt, bạn sẽ trả lời thế nào nếu khách hàng hỏi rằng ớt bạn bán có cay không?

Họ bảo: đó là nghệ thuật bán hàng. Mình thì nghĩ: lừa đảo bán hàng!


ớt
Kết quả hình ảnh cho ớt  Kết quả hình ảnh cho ớt

Kết quả hình ảnh cho ớt  Kết quả hình ảnh cho ớt

Kết quả hình ảnh cho ớt  Kết quả hình ảnh cho ớt

Kết quả hình ảnh cho ớt  Kết quả hình ảnh cho ớt

Kết quả hình ảnh cho ớt  Kết quả hình ảnh cho ớt

Kết quả hình ảnh cho ớt  Kết quả hình ảnh cho ớt

Kết quả hình ảnh cho ớt  Kết quả hình ảnh cho ớt

Kết quả hình ảnh cho ớt  Kết quả hình ảnh cho ớt


Kết quả hình ảnh cho ớt  Kết quả hình ảnh cho ớt

Kết quả hình ảnh cho ớt  Kết quả hình ảnh cho ớt

Kết quả hình ảnh cho ớt  Kết quả hình ảnh cho ớt

Kết quả hình ảnh cho ớt  Kết quả hình ảnh cho ớt

Kết quả hình ảnh cho ớt  Kết quả hình ảnh cho ớt

Kết quả hình ảnh cho ớt  

Kết quả hình ảnh cho ớt  Kết quả hình ảnh cho ớt


Kết quả hình ảnh cho ớt  Kết quả hình ảnh cho ớt

Kết quả hình ảnh cho ớt  Kết quả hình ảnh cho ớt

Kết quả hình ảnh cho ớt tím  Kết quả hình ảnh cho capsicum

Kết quả hình ảnh cho ớt vàng  Kết quả hình ảnh cho ớt vàng

Kết quả hình ảnh cho ớt chuông  Kết quả hình ảnh cho ớt

Kết quả hình ảnh cho capsicum  Kết quả hình ảnh cho capsicum

Kết quả hình ảnh cho capsicum  Kết quả hình ảnh cho capsicum