Hình tượng các liệt sĩ anh hùng vì tổ quốc
mãi mãi nhớ ghi trong lòng, trải qua đời ông, cha và bản thân ta. Nhưng cũng có những liệt sĩ anh hùng được
cho chỉ là biểu tượng tiêu biểu. Dù sao họ cũng đã là hình ảnh đẹp mãi khắc ghi, dù sự
thật có như thế không cứ mờ dần theo năm tháng.
Anh hùng không nguyên mẫu?
Anh hùng không nguyên mẫu?
Lê Văn Tám
Lê Văn Tám là tên một thiếu niên anh hùng trong
thời kỳ kháng chiến chống Pháp của Việt Nam với chiến tích
nổi bật là tự đốt mình để lao vào phá hủy một kho xăng của quân địch.
Sau chiến tranh, hình ảnh Lê Văn Tám được coi là một biểu tượng anh hùng cách
mạng, được nhắc tới cho đến tận ngày nay trong sách giáo khoa để các
em thiếu nhi học tập tấm gương của một thiếu niên anh hùng dân tộc,
đã xả thân vì nghiệp lớn giải phóng dân tộc
Câu chuyện về Lê
Văn Tám thường kể rằng có một cậu bé làm nghề bán đậu phộng rang, tuy
nhỏ tuổi nhưng đã tham gia lực lượng kháng chiến chống Pháp. Sau khi thám
thính kĩ, cậu bé tìm cách lọt vào được kho xăng của Pháp ở Thị Nghè.
Cậu đã tẩm dầu lên mình và đốt, rồi nhảy vào một thùng xăng gần nhất. Cả kho
xăng đã bị phá hủy và cậu bé cũng hy sinh theo.
Câu chuyện này đã
được tuyên truyền rộng rãi tại Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh, với biểu
tượng "ngọn đuốc sống Lê Văn Tám", nhằm cổ vũ tinh thần chiến đấu của
nhân dân... Câu chuyện này cũng được đưa vào sách giáo khoa tiểu học ở
Việt Nam .
Tên của Lê Văn Tám đã được nhiều tỉnh thành đặt cho một số trường tiểu học,
quỹ học bổng, tượng đài, công viên, rạp chiếu phim, đường phố hay các
địa danh khác ở Việt Nam .
Theo giáo sư sử
học Phan
Huy Lê (Đại học Quốc gia Hà Nội) thì
cái tên Lê Văn Tám là không có thật, và được Trần
Huy Liệu, lúc đó là Bộ
trưởng Bộ Tuyên truyền và Cổ động của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dựng lên. Tuy nhiên ông cũng
nói thêm: giáo sư Trần Huy Liệu không hề hư cấu sự kiện kho xăng Pháp ở Thị
Nghè bị đốt cháy. Chiến công này là có thật nhưng không rõ là của ai. Trên cơ
sở sự kiện có thật đó, để tiện cho việc thông tin, Trần Huy Liệu đã đặt tên cho
người chiến sĩ vô danh đó là Lê Văn Tám.
Trong một cuộc họp
báo vào tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội, giáo sư
Phan Huy Lê nhớ lại:
“
|
Tôi còn một món nợ với anh Trần
Huy Liệu mà đến nay chưa trả được. Ðó là lúc anh Liệu làm bộ
trưởng Bộ Tuyên truyền (sau
Cách mạng tháng Tám 1945, Trần Huy Liệu làm Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền và Cổ
động), anh Trần Huy Liệu tự viết về nhân vật Lê Văn Tám, một thiếu nhi tự tẩm
xăng vào người và chạy vào đốt kho xăng giặc Pháp ở Thị Nghè.[..] Lúc sáng
tác ra câu chuyện Lê Văn Tám, anh Liệu có nói với tôi rằng: “Bây giờ vì nhiệm
vụ tuyên truyền nên tôi viết tài liệu này, sau này khi đất nước yên ổn, các
anh là nhà sử học, các anh nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa
|
”
|
Vụ đốt kho xăng Thị Nghè ngày 1 tháng 1 năm 1946 bao
nhiêu năm nay quy về Lê Văn Tám. Nhưng về phương diện khoa học, diễn biến sự
việc (theo các lời kể truyền
miệng) là không đứng vững
được vì Tám không thể tự thiêu rồi lao vào giữa kho xăng được canh phòng cẩn
mật.
|
Nguồn tư liệu công
bố sau này đưa ra ánh sáng những chi tiết khác. Theo đó thì tổ đánh mìn kho đạn
Thị Nghè là công nhân nhà máy đèn Chợ Quán gồm có Ka Kim, Kỷ và Nỉ; Ka Kim
là chỉ huy. Kỷ và Nỉ dùng thuyền nhỏ chở mìn chờ lúc con nước ròng đưa thuyền chở mìn và hai người
chui qua ống cống thoát nước. Vì lính gác rất chặt chẽ nên hai người tiến hành
công việc gài mìn rất chậm. Khi đặt xong đến giờ điểm hỏa thì con nước đã lớn,
ống cống ngập lút không ra được. Giờ điểm hỏa phá tung kho đạn Thị Nghè cũng là
giờ phút hy sinh của hai công nhân nhà máy điện Chợ Quán.
Ngược lại, loạt
bài viết trong báo Sài Gòn giải phóng nêu một số nguồn tham khảo cho
biết Lê Văn Tám là một nhân vật có thật. Nhà văn Trần
Trọng Tân, với tư liệu Lịch sử Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định
kháng chiến (1945-1975) của Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí
Minh, xuất bản năm 1994 thì có thể khẳng định: Đánh kho đạn Thị Nghè
có 2 lần vào ngày 17 tháng 10 năm 1945 và ngày 1 tháng 1 năm 1946. Trận đánh
mìn kho đạn Thị Nghè của công nhân nhà máy đèn Chợ Quán nêu ở trên là trận thứ
hai. Còn trận đầu ngày 17 tháng 10 năm 1945 với “cây đuốc sống Lê Văn Tám” là
có thực.
Kho đạn (chứ
không phải kho xăng) ở cầu Thị Nghè trong thời gian 1945-1946 đã từng bị cháy
đến hai lần. Lần đầu xảy ra vào ngày 17 tháng 10 năm 1945, khi đó thiếu niên Lê
Văn Tám, dưới sự chỉ đạo của Lê Văn Châu, đã đột nhập vào kho đạn, mang theo
diêm và xăng. Khi rút lui, Lê Văn Tám bị dính xăng và bốc cháy như một cây đuốc
sống.Trang 63
của sách ghi: "Đội viên cảm tử Lê Văn Tám mới 13 tuổi, được giao
nhiệm vụ giả câu cá, cắt cỏ ở bến sông để quan sát. Đêm 17 tháng 10, Tám tự
quyết định một mình đánh kho đạn, lừa bọn lính gác, lọt vào ẩn nấp bên trong
với chai xăng và bao diêm. Buổi sáng, chờ lúc sơ hở, em tưới xăng vào khu vực
chứa đạn và châm lửa. Lửa cháy loang, một tiếng nổ long trời, kéo theo hàng
loạt tiếng nổ liên tiếp, làm rung chuyển cả thành phố. Lê Văn Tám bị dính xăng
bắt lửa, tự biến mình thành cây đuốc sống, đã hy sinh anh dũng. Kho bị phá hủy
hoàn toàn. Đài phát thanh phía bên kia đường bị sập một phần lớn. Đại đội Âu
Phi bảo vệ bị tiêu diệt."
Sự kiện trận
đánh ngày 17 tháng 10 năm 1945 với “cây đuốc sống Lê Văn Tám” còn được nêu cụ
thể hơn trong tập II bộ sách Mùa thu rồi ngày hăm ba của Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội năm 1996, ở trang 67: “Đêm ngày 17
tháng 10 năm 1945, đội viên cảm tử Lê Văn Tám dũng cảm đốt kho đạn Thị Nghè
(người tổ chức cho Lê Văn Tám thực hiện chiến công này là anh Lê Văn Châu đã hy
sinh năm 1946 tại Ngã ba Cây Thị). Kho đạn bị phá hủy hoàn toàn".
Báo Quyết chiến
số ngày thứ sáu, 19 tháng 10 năm 1945 đưa tin: “Một gương hi sinh vô
cùng dũng cảm. Một chiến sĩ ta tẩm dầu vào mình tự làm mồi lửa đã đốt được kho
dầu Simon Piétri, lửa cháy luôn hai đêm hai ngày. Đài Sài Gòn trong buổi truyền
thanh tối 17 tháng 10 công nhận rằng kho dầu này đã hoàn toàn bị thiêu ra tro,
sự thiệt hại đến mấy chục triệu đồng”.
Báo Cờ giải
phóng ngày 5 tháng 11 năm 1945, trong mục Mặc niệm viết: “Trước kho đạn
Thị Nghè có rất đông lính Anh, Ấn, Pháp gác nghiêm ngặt, khó bề đến gần phóng
hỏa. Một em thiếu sinh 16 tuổi, nhất định không nói tên họ, làng, tình nguyện
ra lấy thân mình làm mồi dẫn hỏa. Em quấn vải quanh mình, tẩm dầu xăng, sau
lưng đeo một cái mồi, đứng im đốt mồi lửa, miệng tung hô “Việt Nam vạn tuế”,
chân chạy đâm sầm vào kho đạn. Lính Anh đứng trong bắn ra như mưa. Một lần
trúng đạn, em ngã nhào xuống, nhưng rồi ngồi dậy chạy luồn vào. Lính Anh khiếp
đảm bỏ chạy ra ngoài. Một tiếng nổ. Em thiếu sinh tiêu tán cùng với kho đạn Thị
Nghè của giặc”.
Tóm lại, theo
những tài liệu trên thì nhân vật Lê Văn Tám là có thật, chỉ có sự sai khác ở
hoàn cảnh và thời gian hy sinh, những ý kiến cho rằng Lê Văn Tám không có thật
chủ yếu là do sự nhầm lẫn về 2 yếu tố này. Lê Văn Tám không đốt kho xăng mà đốt
kho đạn (cả 2 đều ở Thị Nghè),
trận đốt kho đạn diễn ra vào 17 tháng 10 năm 1945 chứ không phải vào tháng 1
năm 1946 (vốn là ngày của vụ
đốt kho xăng sau đó). Tám
cũng không tự tẩm dầu rồi mới lao vào kho (chi
tiết bị cho là phi lý) mà
thực tế bị bắt lửa do dính xăng sau khi đã đột nhập vào để đốt kho.
Tô Vĩnh Diện
Tô Vĩnh Diện (1924 - 1954) là một Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân của Việt Nam. Ông nổi tiếng với giai thoại hy sinh thân mình
để cứu khẩu pháo không bị lăn xuống vực trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Ông sinh năm 1924, quê ở thôn Dược Khê, xã
Nông Trường, huyện Nông Cống (nay thuộc
huyện Triệu Sơn), tỉnh Thanh Hóa. Trang thông tin của họ Tô
Việt Nam cho biết ông thuộc đời thứ 15, phân ngành 2, chi 4 họ Tô làng Bao Hàm,
huyện Thái Thụy, tỉnhThái Bình.
Tổ 5 đời của Tô
Vĩnh Diện là ông Tô Phúc Chân đưa cả gia đình vào định cư và lập nghiệp ở Nông
Cống. Cha ông là ông Tô Uy, một bần nông trong làng. Ông là con trai lớn của
ông Tô Uy. Do gia đình nghèo, cuộc sống khó khăn, từ năm 8 tuổi, ông đã phải đi
ở, lớn lên làm tá điền cho nhà địa chủ ở làng bên.
Khi Pháp nổi súng tái chiếm Đông Dương năm
1946, ông tham gia và dần trở thành chỉ huy dân quân ở địa phương. Năm 1950,
tại Thanh Hóa nổ ra một vụ bạo loạn, ông bị những người nổi loạn bắt giữ. Chính
quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải
cử một đơn vị quân sự xuống hỗ trợ cán bộ trấn an tình hình. Ông được giải cứu
và từ đó chính thức nhập ngũ trong lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Tháng 3 năm 1953, ông được triệu tập để tham gia
lực lượng pháo phòng không sắp thành lập. khi đơn vị cao xạ được thành lập, ông
cùng đơn vị sang Nam Ninh, tỉnh Quảng
Tây (Trung Quốc) để huấn luyện. Trong thời gian huấn luyện, ông được
chỉ định là Trung đội phó thuộc Đại đội 829, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367 và
được kết nạp vào Đảng Lao động
Việt Nam.
Sau 8 tháng huấn
luyện ở Trung Quốc, tháng 12 năm 1953, ông cùng đơn vị về nước và ngay lập tức
hành quân lên Điện Biên Phủđể
chuẩn bị tham chiến. Ông được điều về đại đội 827 làm Trung đội phó Trung đội
2, trực tiếp phụ trách Khẩu đội 3 thay Khẩu đội trưởng bị thương. Khẩu đội ông
được giao sử dụng khẩu pháo cao xạ 37mm số hiệu 510681, thuộc loại pháo phòng không
37mm 1 nòng mẫu 61-K kiểu M1939 có gắn lá chắn đạn với 2 cửa ngắm dành cho pháo
thủ số 1 và số 2, do Liên Xô sản xuất và viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Để giữ bí mật bất ngờ cho hai loại pháo
lựu 105mm và cao xạ 37mm lần đầu tiên xuất hiện trên chiến trường, các đơn vị
này đều hành quân vào ban đêm, liên tục trong các ngày 13, 14 và 15
tháng 1 năm 1954, từ Tuần Giáo vào tập kết ở kilômét 63 đường 42. Sau
đó, từ vị trí tập kết, bộ đội phải kéo pháo bằng sức người trên đường quân sự
mới mở, có chỗ phải vượt qua núi cao 1450m để vào trận địa cách xa vị trí tập
kết 15 km. Từ trưa ngày 16
tháng 1, được sự trợ giúp của bộ binh và công binh, các đơn vị bắt đầu kéo
pháo, đến ngày 24 tháng 1 mới đưa được pháo vào trận địa.
Tuy nhiên trận
đánh đã không diễn ra như dự kiến. Ngày 26
tháng 1, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp quyết định đổi phương án tác chiến từ
"Đánh nhanh thắng nhanh" sang "Đánh chắc tiến chắc". Các
đơn vị pháo nhận được mệnh lệnh phối hợp với các đơn vị bộ binh kéo pháo trở
ra. Đơn vị của Tô Vĩnh Diện được lệnh kéo pháo ra điểm tập kết tại Bắng Hôm để
ăn tết Giáp Ngọ và chờ lệnh mới.
Ngày 1 tháng 2 năm 1954, đơn vị ông trên đường kéo
pháo ra, đến một con dốc cao và hẹp ở gần Bản Chuối. Ông cùng một pháo thủ phụ
trách điều khiển càng pháo để chỉnh hướng cho một đơn vị bộ đội kéo dây tời giữ
pháo, ngoài ra còn có 2 chiến sĩ phụ trách chèn bán pháo. Bất ngờ quân Pháp bắn
pháo từ Mường Thanh lên. Đơn vị kéo giữ pháo nằm rạp xuống, đồng thời dây tời
bị đứt. Lực giữ pháo yếu đi và khẩu pháo lăn qua chèn. Pháo thủ Lê Văn Chi (Ty?) lái
càng phía ngoài bị càng pháo bị hất xuống vực và pháo trôi dần về phía vực sâu.
Ông lập tức bỏ càng pháo phía trong, chuyển sang càng pháo phía ngoài, cố gắng
đẩy hướng càng pháo đâm vào vách núi. Tuy cản được pháo lăn xuống vực, nhưng
ông cũng bị bánh xe của khẩu pháo nặng hơn 2 tấn đè lên người trọng thương.
Giây cuối cùng khi được đồng đội đưa ra để đi cấp cứu, ông vẫn còn hỏi “Pháo có việc gì không” trước khi hy sinh.
Ngày 7
tháng 5 năm 1955, Tô Vĩnh Diện
được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trao tặng Huân chương quân công hạng nhì, Huân chương chiến công hạng nhất và được truy tặng danh hiệu
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1956.
Hiện nay, mộ Tô
Vĩnh Diện nằm ở khu đặc biệt A1 của nghĩa trang Điện Biên cùng với mộ của 3 anh
hùng nổi bật khác trong trận Điện
Biên Phủ là Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Trần Can. Một bia tưởng niệm cũng được
dựng lên gần vị trị đường kéo pháo nơi ông hy sinh.
Khẩu pháo cao xạ
37mm số hiệu 510681 sau đó tiếp tục được đưa vào tham chiến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, bắn rơi 3
máy bay, bắn bị thương 13 chiếc khác. Năm 1958, khẩu pháo được đưa về trưng bày
tại Phòng truyền thống của Bộ Tư lệnh Phòng không, nay là Bảo tàng quân chủng
Phòng không- Không quân. Ngày 1
tháng 10 năm 2012, Thủ tướng
Chính phủ ra Quyết định số 1426/QĐ-TTg công nhận pháo cao xạ 37mm số hiệu
510681 là Bảo vật quốc gia đợt một.
Sau khi ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng, do
thiếu thông tin cũng như những ghi nhớ sai sót trong quá trình kể truyền miệng,
các tài liệu phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mô
tả lại câu chuyện về hành động dũng cảm ông với những thông tin không chính
xác. Một trong những thông tin đó là việc nhầm lẫn rằng đơn vị ông sử dụng
trọng pháo 105mm thay vì là pháo cao xạ 37mm. Thời điểm cũng như vị trí ông hy
sinh cũng bị ghi chép khác nhau. Nhiều tài liệu không rõ căn cứ vào đâu chép
thời điểm ông hy sinh vào tháng 3 năm 1953. Trên bia mộ ông khắc thời điểm hy
sinh là ngày 21 tháng 1 năm 1954). Các tài liệu sau này, căn cứ nhân chứng
lịch sử, xác định chính xác thời điểm ông hy sinh là lúc khoảng 22 giờ ngày 28
tháng Chạp (tức 1 tháng 2 năm 1954).
Địa điểm hy sinh cũng được xác định ở rừng Pá Có, sườn phía tây Pha Sung, thuộc
xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
Trong một cuộc phỏng vấn nhạc sĩ Tô Hải: về anh hùng Tô Vĩnh Diện thì sự thực như thế nào, thưa ông?
Nhạc sĩ Tô Hải: Tôi có bằng chứng của những người ở ngay cùng đơn vị, cùng tiểu đội đó với Tô Vĩnh Diện, thì đó là một tai nạn. Anh đó là bẻ càng, nhưng mà bẻ cái càng trong lúc kéo pháo lên chớ không phải lao xuống dốc. Kéo lên thì đáng lẽ anh đó đánh tay càng về bên trái thì anh lại đánh cái càng về bên phải cho nên nó mới tuột, nó đè phải anh ấy, chớ không phải anh ấy lấy thân anh ấy để anh chèn cái khẩu súng, chèn cái khẩu pháo.
Nguyễn Văn Bé
Theo từ phía Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam,
Nguyễn Văn Bé là một tấm gương anh hùng trong chiến đấu. Sinh năm 1941, quê ở
Châu Thành, Sông Bé,
nhập ngũ tháng 7 năm 1961, Nguyễn Văn Bé là một đảng viên Cộng sản, được tuyên
dương Anh hùng khi làm đại đội phó đại đội 304, tiểu đoàn bộ đội địa phương Phú
Lợi, Thủ
Dầu Một.
Về qua trình chiến
đấu của Nguyễn Văn Bé có nhiều mâu thuẫn. Một nguồn cho rằng năm 1966, sau khi
bị bắt trong một chuyến vận chuyển vũ khí, theo yêu cầu của các binh sĩ Mỹ và
Việt Nam Cộng hòa, Nguyễn Văn Bé phải giải thích công dụng của các loại vũ khí
này. Lợi dụng cơ hội đó, Nguyễn Văn Bé cầm quả mìn Claymor đập vào một chiếc xe
tăng, làm chết 69 binh sĩ Mỹ và Việt Nam Cộng hòa, cùng nhiều xe tăng; hy sinh
tan xác tại chỗ. Nguyễn Văn Bé được Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc
Giải phóng miền Nam Việt Nam
truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Nguồn khác thì ghi
Nguyễn Văn Bé đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì,
là Chiến sĩ thi đua 2 năm liền (1965-1966),
đạt danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú. Ngày 17
tháng 9 năm 1967, Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam
Việt Nam tặng thưởng Huân chương Quân công Giải phóng hạng Ba và danh
hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho
chiến sĩ Nguyễn Văn Bé. Cũng theo nguồn này, Nguyễn Văn Bé vẫn sống sau chiến
tranh và từ trần ngày 24 tháng 3 năm
2002.
Về giả thiết thứ
nhất (Nguyễn Văn Bé nổ bom cảm tử),
tờ Tạp chí Time của Mỹ số 17 tháng 3 năm
1967 viết rằng cái chết anh hùng của Nguyễn Văn Bé thực chất là "tuyên
truyền" của phía Cộng sản, còn Nguyễn Văn Bé không hề chết, mà bị bắt và
sau đó đầu hàng.[ Chính
bản thân Nguyễn Văn Bé cũng tuyên bố với báo chí thời đó là mình còn sống.
Một số hình ảnh và
tư liệu tranh cãi về sự thật cái chết của Nguyễn Văn Bé có thể thấy ở đây. Theo tạp chí Time, Nguyễn Văn Bé
thực sự không chết, trong khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời kỳ chiến
tranh coi đây là "chiến tranh tâm lý chiến" của Mỹ.
Thân phận và hành
trạng của Nguyễn Văn Bé thực sự ra sao, hay đây chỉ là hai chiến sĩ trùng tên
nhau vẫn là vấn đề gây tranh cãi. Dù vậy, đã có nhiều bài thơ, bài hát và vở
kịch về tấm gương hy sinh anh dũng của Nguyễn Văn Bé, tuyên truyền về lòng yêu
nước, hy sinh vì đất nước. Nhạc sỹ
Huy Du có bài “Xin khắc tên anh trên vách chiến hào” nhưng sau
này bài hát phải bỏ. Thậm chí, tên Nguyễn Văn Bé sau năm 1975 vẫn còn được đặt
cho một con đường tại thị xã Long Khánh, và một
trường PTCS. Tên đường Nguyễn Văn Bé sau đó đã được đổi tên.
Tuy nhiên, theo một số tài liệu khác của quân đội Mỹ đưa ra, – trong đó có cả tờ Times đáng tin cậy và nhiều tờ báo thời điểm 66-67 đăng tải hình ảnh anh Nguyễn Văn Bé còn sống, lại thế này: Năm 1966 Nguyễn Văn Bé bị bắt và đã chiêu hồi Mỹ – ngụy, tin đầu hàng của Nguyễn Văn Bé còn được in trong truyền đơn nữa.
Nguyễn Văn Trỗi
Nguyễn Văn Trỗi (1-2-1940 – 15-10-1964) là một người đã thực hiện cuộc đánh bom không thành nhằm vào
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara. Bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa kết
án tử hình, ông đã trở nên nổi tiếng với những lời tuyên bố nảy lửa và được
phía Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn vinh như một người anh hùng trong Chiến tranh Việt Nam
Chỉ sống có 24 năm và vẻn vẹn có 9 phút trên pháp trường nhưng Nguyễn Văn Trỗi đã đi vào lịch sử kháng chiến chống xâm lược của nước ta như một biểu tượng của lòng quả cảm và khí phách anh hùng, là tấm gương sáng cho các thế hệ thanh niên học tập về lòng yêu nước, khát vọng độc lập tự do - những tố chất rất cần cho sự dấn thân của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc bất cứ thời đại nào.
Nguyễn Văn Trỗi là con thứ ba trong một gia đình nghèo tại
làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện
Bàn, Quảng Nam , Việt
Nam .
Sau Hiệp ước Genève, gia đình ông vào Sài Gòn sinh sống. Lớn lên, ông làm thợ điện ở
nhà máy điện Chợ Quán và tham gia tổ chức Biệt động thành, Đại đội quyết tử
cánh Tây Nam Sài Gòn.
Năm 1964, ông được tập huấn cách đánh biệt
động nội thành ở căn cứ Rừng Thơm, Đức
Hòa (Long An).
Ngày 2 tháng 5 năm 1964,
ông nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý, để ám sát phái đoàn quân sự chính trị
cao cấp của Chính phủ Hoa Kỳ do Bộ trưởng quốc phòng Robert
McNamara dẫn đầu. Công việc bại lộ, ông bị bắt lúc 22 giờ ngày 9 tháng 5 năm 1964.
Khu tưởng niệm Nguyễn Văn Trỗi ở gần cầu
Công Lý, trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, thuộc quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đưa ông ra tòa án quân sự kết án tử
hình. Để cứu ông, một tổ chức du kích Venezuela tuyên bố trao đổi ông với một con tin
là trung tá không quân Hoa Kỳ Michael Smolen mà họ vừa bắt giữ. Tuy
nhiên, sau khi viên sĩ quan Hoa Kỳ vừa được trả tự do thì ông bị đưa đi xử bắn.
Công viên Nguyễn Văn Trỗi ở thành phố Huế. Khi xưa Tôn Nhân Phủ của nhà
Nguyễn đặt ở đây
Nguyễn Văn Trỗi bị xử bắn tại sân sau nhà lao Chí Hòa lúc 9 giờ 45 phút ngày
15 tháng 10 năm 1964,
trước sự chứng kiến của nhiều phóng viên nước ngoài. Những phút cuối cùng, ông
tỏ ra rất can đảm, không đồng ý bịt mắt và xưng tội và hô lên những lời cuối
cùng được các phóng viên ghi lại:
“-Đả đảo Đế quốc Mĩ!
-Hồ Chí Minh muôn năm!
-Việt Nam muôn năm!"
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa bí mật cho
chôn xác Nguyễn Văn Trỗi tại nghĩa trang Văn Giáp ở Giồng Ông Tố. Sau nhiều
ngày tìm kiếm, cha đẻ và vợ ông mới tìm thấy mộ.
Nguyễn
Văn Trỗi lập gia đình với bà Phan Thị Quyên năm 1964. Bà cũng bị bắt sau ông vài ngày
nhưng sau đó được thả ra vì không có bằng chứng kết tội. Hai người chưa có con
với nhau. Sau khi Nguyễn Văn Trỗi bị xử bắn, bà được các đồng đội của Nguyễn
Văn Trỗi đưa ra Bắc học. Năm 1973,
bà tái giá với một người bạn học ở ngoài Bắc là Lê Tâm Dũng (Ba Dũng).
Trong Văn học, hình tượng Nguyễn Văn Trỗi
trở thành cảm hứng, cũng là nhân vật chính trong:
-Bài thơ "Hãy nhớ lấy lời tôi"
của nhà thơ Tố Hữu.
-Tập bút kí "Sống như anh" của
Trần Đình Vân.
Sau khi chết, Nguyễn Văn Trỗi được truy
nhận Đảng viên Nhân dân Cách mạng miền Nam và Mặt
trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam truy
tặng Huân chương Thành đồng hạng nhất
Năm 2012, kỷ niệm 48 năm ngày mất, nhà
tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi được khánh thành trong khuôn viên
nghĩa trang liệt sĩ huyện Điện
Bàn (Quảng Nam ).
Tên ông được đặt
cho nhiều con đường, nhiều trường học trên khắp Việt Nam . Một giải thưởng của Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và một sân vận động ở Cuba cũng đã đặt theo tên ông.
Chỉ sống có 24 năm và vẻn vẹn có 9 phút trên pháp trường nhưng Nguyễn Văn Trỗi đã đi vào lịch sử kháng chiến chống xâm lược của nước ta như một biểu tượng của lòng quả cảm và khí phách anh hùng, là tấm gương sáng cho các thế hệ thanh niên học tập về lòng yêu nước, khát vọng độc lập tự do - những tố chất rất cần cho sự dấn thân của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc bất cứ thời đại nào.
44 năm đã trôi qua, vì nhiều lý do khác nhau, những chi tiết về cuộc đời người anh hùng, về lý tưởng sống, nhất là những bí mật của trận đánh, những người trong tổ chức của Đội biệt động 65 từng nổi tiếng trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước mới dần được tiết lộ.
Hai chiến sĩ trẻ của Đội biệt động 65 nổi tiếng Sài Gòn là Nguyễn Văn Trỗi và Nguyễn Hữu Lời đã đặt bom nhằm tiêu diệt Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thời bấy giờ là McNamara khi ông ta tới thị sát chiến trường miền Nam để chính thức xâm lược nước ta.
Chuyện xảy ra đã 44 năm, nhưng ông Nguyễn Hữu Lời vẫn cảm thấy mới như ngày hôm qua: “Tổ biệt động của chúng tôi do anh Tư Kiếm (Lê Đức Hiền) cầm đầu được giao nhiệm vụ tiêu diệt tên trùm sò đế quốc McNamara. Theo dõi đường đi nước bước 4 chuyến McNamara sang Sài Gòn trước đây thì thấy có một quy luật chung, đó là ông ta đi từ sân bay Tân Sơn Nhất vào trung tâm thành phố theo đường Công Lý. Ra đón McNamara bao giờ cũng có đầy đủ các nhân vật cao cấp quân sự và dân sự Mỹ, ngụy quyền Sài Gòn.
Lúc đó, ba phương án tác chiến được Ban chỉ huy cấp trên nhanh chóng thông qua: Thuê một căn nhà cạnh đường Công Lý, mìn định hướng đặt trong nhà, việc câu dây, bảo vệ trái mìn dễ dàng, thuận tiện hơn, không lo bị phát hiện. Phương án hai là chôn hai trái mìn gần đầu cầu Công Lý đón xe của McNamara qua cầu, vừa xuống dốc thoai thoải thì mìn nổ. Phương án ba, nếu McNamara không vào thành phố theo đường Công Lý thì tiếp tục theo dõi, đón đánh khi McaNamara rời Sài Gòn”.
Để lý giải cho việc lựa chọn “nhân sự” cho trận phục kích đặc biệt quan trong này, chúng tôi đã tới nhà ông Tư Kiếm. Nhà ông nằm trong một con hẻm nhỏ của đường Lê Văn Sĩ, quận 3. Ông Tư Kiếm năm nay đã hơn 80 tuổi, trí nhớ giảm sút nhiều sau những năm tháng tù đày tra tấn.
“Tôi chọn 3 chiến sĩ biệt động tham gia trận đánh này. Anh Ba Sơn làm nghề đạp xích lô, anh ruột tôi, tuổi đã hơn 40; Nguyễn Hữu Lời làm nghề hớt tóc, anh em con cô, con cậu ruột với tôi (19 tuổi) và em họ tôi là Nguyễn Văn Trỗi, thợ điện (24 tuổi). Chúng tôi đều quê ở xã Thanh Quýt, huyện Điện Bàn, Quảng Nam và đều cư ngụ ở quanh vùng Vườn Xoài, đường Trương Minh Giảng. Gia đình, họ hàng chúng tôi đến vùng này sinh cơ lập nghiệp từ trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945”, ông Tư Kiếm nhớ lại.
Theo kế hoạch, Tổ biệt động sẽ lần lượt đánh các tên cố vấn và trùm sỏ Mỹ: Hác-kinh, Tay-lo và Mắc Na-ma-ra. Tuy nhiên, cuối cùng kế hoạch phải thay đổi, diệt tên Mắc Na-ma-ra trước vì 3 tháng hắn mới qua Việt Nam một lần. Qua theo dõi, từ tháng 6-1963, hắn đã 4 lần tới Việt Nam và Tổ biệt động thấy có một quy luật là, từ sân bay Tân Sơn Nhất hắn đi vào trung tâm Sài Gòn đều trên con đường Công Lý (nay là đường Nguyễn Văn Trỗi). Mỗi lần hắn tới đều có rất nhiều quan chức của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ra sân bay đón.
Từ thực tế đó, Tổ biệt động đã về Vườn Thơm báo cáo lại tình hình và được cấp trên ra kế hoạch mưu sát tên Mắc Na-ma-ra. Từ Đức Hòa, hai trái mìn nặng 8kg/trái được chuyển theo đường sông đến Bến Nghé rồi chuyển về địa điểm bí mật trên đường Trương Minh Giảng. Đúng ra mỗi trái mìn chỉ cần gắn 1 kíp nổ là được, nhưng để chắc ăn, anh Trỗi đã gắn hẳn 2 kíp vào một trái. Sức nóng của mỗi trái là 3.500oC, đủ để xe cháy tan; tầm sát thương là 625m2, đủ để tiêu diệt gọn đoàn xe hộ tống.
Công việc đang được chuẩn bị thì Tổ biệt động của ông nhận thông báo: Phái đoàn của McNamara sẽ tới Sài Gòn vào Thứ Hai, ngày 11/5/1964, tức là sớm hơn dự kiến hai tuần.
Ngay lập tức, ông Tư Kiếm tập gấp anh em trong tổ. Nguyễn Hữu Lời chạy sang Gia Định tìm Ba Sơn - khi ấy đang hành nghề xích lô máy, và Nguyễn Văn Trỗi. Nhà chưa kịp thuê. Vì vậy phương án hai được triển khai: Phục kích tại đầu cầu Công Lý...
Đứng trên đầu cầu Công Lý, ông Nguyễn Hữu Lời kể cho chúng tôi nghe: “Hồi đó, hai bên đầu cầu Công Lý chưa có nhà cao san sát, chưa có chùa Vĩnh Nghiêm như bây giờ. Từ dãy cầu tiêu công cộng của xóm Lách sát bờ rạch, cách mặt đường khoảng 150 mét, có thể nhìn bao quát những đoạn đường dẫn đến hai đầu cầu. Trái mìn được chôn trong bãi rác cạnh đường, cách đầu cầu phía vào thành phố 50 mét, ngay gần cồng chùa Vĩnh Nghiêm ngày nay”.
Để bảo vệ cho chuyến đi của McNamara quân đội, quân cảnh, cảnh sát được huy động rất đông. Chúng canh gác cả chặng đường rất cẩn mật.
Tư Kiếm họp anh em trong tổ bàn lại kế hoạch đưa mìn tới bãi rác gần cầu Công Lý. Ba Sơn kéo xe ba gác, trên chất gạch, cát, xi măng chết, trái mìn 8 kg giấu trong thùng. Nguyễn Hữu Lời cầm tập sách đóng vai một học sinh lảng vảng ở cầu để báo hiệu cho Ba Sơn vào cầu lúc địch bớt chú ý tới người qua lại. Tư Kiếm thủ trong người một quả lựu đạn đi theo bảo vệ Ba Sơn. Còn Nguyễn Văn Trỗi chờ ở ngã tư Yên Đỗ - Trương Minh Giảng, sẵn sàng đón Ba Sơn hoặc Tư Kiếm nếu việc bại lộ.
Thấy trước mặt có xe chở than sắp lên cầu Trương Minh Giảng (cầu Lê Văn Sỹ hiện nay), một tên cảnh sát giữ xe than lại. Ba Sơn kéo xe cát, xi măng với cái thùng thiếc đựng xi măng chết tới sát xe than thì dừng lại nói với tên cảnh sát: “Chú cho tôi đi chữa thuê cái cầu tiêu, chú”. Nhìn Ba Sơn trong vai thợ hồ với bộ quần áo còn bết cứng từng mãng vữa, đất, mồ hôi ròng ròng trên mặt, tên cảnh sát không chút nghi ngờ khoát tay cho xe anh qua. Ba Sơn cúi rạp người kéo xe ba gác vượt cầu, Tư Kiếm thong thả đi theo bên lề đường.
Như vậy là mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, trừ một chi tiết làm thót tim các biệt động thành. Số là khi Ba Sơn và Nguyễn Hữu Lời bê chiếc thùng thiếc có trái mìn bên trong vùi vào đống gạch vụn lẫn rác rưởi thì bất ngờ, một bà lão qua đường trông thấy, tưởng hai người vứt đi nên tới xin đem chiếc thùng về sửa lại để dùng.
Ba Sơn và Lời toát mồ hôi, chỉ còn thiếu nước chắp tay lạy bà: “Không dùng được nữa đâu, chúng tôi trước đây làm bô đổ phân lợn, nay thủng hết rồi”. May sao bà già bỏ đi. Cả hai nhìn nhau hú vía. Lúc đó là 12 giờ trưa ngày 9/5/1964.
Vào trận
Chín giờ ba mươi phút tối 10/5/1964, tổ của Tư Kiếm xuất phát, hoàn tất phần chuẩn bị sau cùng, bảo vệ Lời làm nhiệm vụ rải dây điện nối vào trái mìn.
Nguyễn Văn Trỗi (trái) và Nguyễn Hữu Lời bên quả mìn tự tạo. |
Cho tới nay vẫn còn nhiều người không hiểu vì sao Nguyễn Văn Trỗi vừa cưới vợ lại tham gia trận đánh nguy hiểm này. Ông Tư Kiếm lý giải: “Nhiệm vụ của Trỗi là chuẩn bị chu đáo dây điện, ghép pin và thử đi thử lại cho chắc chắn cài là nổ một trăm phần trăm. Còn nhiệm vụ đi phục kích tiêu diệt kẻ thù được giao cho Ba Sơn và Nguyễn Hữu Lời.
Tuy nhiên, đến giờ xuất kích, Ba Sơn lại bị kẹt xe, đến chậm; hơn nữa, Trỗi lại tha thiết "xin được giao nhiệm vụ và tự nguyện xin được chia sẻ với tổ mọi gian nan, nguy hiểm. Hạnh phúc gia đình không hề ảnh hưởng tới quyết tâm đánh Mỹ, vì nhiệm vụ như thế này chẳng phải trong đời có lần thứ hai”.
Nguyễn Hữu Lời đến dãy cầu tiêu công cộng đã gặp Nguyễn Văn Trỗi chờ sẵn, chiếc xe máy Sharp của Trỗi mới mua dựng ở đầu đường vào dãy cầu tiêu chuẩn bị chở Lời khi công việc hoàn thành.
“Tới nơi, tôi cởi quần áo ngoài đưa cho anh Trỗi, mặc độc chiếc quần xà lỏn lội xuống con rạch đầy phân và bùn hôi thối vô cùng. Không may cho chúng tôi là nước rạch Thị Nghè hôm ấy không đầy như mấy tối trước. Tôi ra tới giữa rạch vẫn hở nửa người. Ven bờ rạch, nước cạn chỉ còn bùn và rau muống.
Không thể dầm mình xuống nước, tôi đành lấy rau muống quấn vào người và đầu để ngụy trang. Tôi nằm ngửa trườn trên bùn, kéo dây theo. Chính vì nước quá cạn, nên mỗi bước trườn của tôi đều gây ra tiếng động nhẹ, một thằng em họ của tên cảnh sát ngồi trong cầu tiêu chú ý. Hắn thấy bóng người dưới rạch đang gỡ dây, kéo dây nên theo dõi, thấy không phải là người kiếm cá thông thường. Hắn chạy về đồn cảnh sát ở đường Yên Đỗ báo tin. Địch kéo đến bao vây ngay.
Lúc đó, tôi đã nối xong dây, bò quay trở lại dãy nhà tiêu. Tới gần bờ thì phát hiện ra anh Trỗi bị bắt. Tôi quay trở lại, nhưng không kịp nữa vì dòng kênh rộng lại quá ít nước. Không còn chỗ trốn. Tôi cũng bị bắt”, ông Lời nhớ lại.
Ông Nguyễn Hữu Lời kể lại sự kiện "cầu Công Lý".
20 năm sau gặp lại, ông Tư Kiếm cho biết, ông và ông Ba Sơn định đến giải cứu cho anh Trỗi và Nguyễn Hữu Lời, nhưng do người dân đổ ra quá đông nên không hành động được. Có vũ khí trong người mà phải cắn răng nhìn đồng đội bị bắt. Nỗi đau ấy cho tới tận ngày hôm nay vẫn nhói trong tim ông Tư Kiếm mỗi khi ông nhớ lại.Có một chi tiết mà theo ông Lời thì mãi gần 20 năm sau ngày giải phóng ông mới lý giải được, đó là khi ông và anh Trỗi bị bắt, ông thấy ông Tư Kiếm và Ba Sơn lại lởn vởn trong đám đông, trong khi theo nguyên tắc, khi đồng đội bị lộ hoặc bị bắt thì phải trốn đi ngay để bảo toàn lực lượng.
Ban đầu chỉ được biết là một công nhân yêu nước, thực ra Nguyễn Văn Trỗi là một chiến sĩ biệt động Sai gòn (anh hùng) !
Nguyễn Văn Trỗi tinh yêu cuộc sống:
Hai bài hay. Thông tin về anh hùng Vũ Xuân Thiều- "quả tên lửa thứ 3", các câu chuyện Lê Văn Tám, Tô Vĩnh Diên... HG đã từng đọc nhưng vẫn đọc lại hết, cảm ơn CCK!
Trả lờiXóaHG bàng hoàng cả người- lần đầu xem clip chân thực hình ảnh anh Nguyễn Văn Trỗi trên pháp trường. Anh còn quá trẻ , và rất quả cảm. Sao mà cảnh hành hình ghê sợ thế, mà còn dành cho một con người như thế, thực sự không cầm được nước mắt...
Phi công Võ Sĩ Giáp: Hy sinh để cứu các em nhỏ- Chuyện này cảm động lắm:
Trả lờiXóahttp://vnca.cand.com.vn/vi-VN/truyenthong/2006/8/51113.cand