Dù đi buôn bắc bán Đông
Đố ai quên được nhãn lồng Hưng Yên.
Cô kia cắt cỏ bên sông
Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây.
Đố ai quên được nhãn lồng Hưng Yên.
Cô kia cắt cỏ bên sông
Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây.
Nhãn là loài cây nhiệt đới lâu năm thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae), có nguồn gốc miền nam Trung Quốc. Cây cao 5–10 m, thân nhiều cành, lá um tùm xanh tươi quanh năm. Mùa xuân vào các tháng 2, 3, 4 ra hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành hay kẽ lá. Quả tròn có vỏ ngoài màu vàng xám, hầu như nhẵn. Hạt đen nhánh, có áo hạt màu trắng bao bọc. Mùa quả là vào khoảng tháng 7-8 (tháng 6 âm lịch). Nhãn chịu rét hơn các cây cùng họ như vải, đồng thời ít kén đất hơn. Nhãn được trồng nhiều ở Việt Nam, miền Hoa Nam, Thái Lan, Ấn Độ, và Indonesia.
Ở Hưng
Yên, nhãn có rất nhiều loại dựa vào màu sắc và mùi vị mà được đặt với các loại
tên khác nhau như nhãn nước, nhãn cùi, nhãn gỗ, nhãn hoa nhài, nhãn cùi dừa,
nhãn trắng, nhãn lồng, nhãn hành... Nhưng chỉ có nhãn lồng là ngon nhất, loại
nhãn này quả to, các lớp cùi xếp lồng vào nhau, mọng nước, ngọt đậm. Bóc một
lớp vỏ mỏng, để lộ lớp cùi nhãn dày trắng ngà, bên trong là hạt nhỏ màu đen
nháy. Mùi hương rất đặc trưng, thơm nhẹ nhàng, tinh khiết, dịu mát đến lạ lùng.
Nhãn
lồng từ lâu đã được biết đến như một sản vật nổi tiếng của Phố Hiến - tỉnh Hưng
Yên. Cây nhãn tổ ở chùa Thiên Ứng phố Hiến Hạ, phường Hồng Châu
thị xã Hưng Yên, khoảng 400 năm tuổi, gốc nhãn to mấy người ôm nay đã mục, chỉ
còn một nhánh con mọc lên, vậy mà nhãn tổ vẫn sai, vẫn ngon nổi tiếng một vùng.
Tương truyền, nhãn Phố Hiến là nhãn tiến vua ngày trước, được trồng ngay trong
Đình Hiến, ven đường và đã được dựng bia ghi danh. Giống nhãn xuất phát từ
Hưng Yên từ lâu đã có tiếng là ngon ngọt nên từng được tiến cung dâng vua. Cũng
vì vậy mà còn được gọi là "nhãn tiến".
Cây nhãn Tổ ở Phố Hiến Hưng Yên.
Nhãn
được trồng nhiều ở ven đê từ Đằng Châu, Xích Đằng đến cửa sông Luộc. Tên "nhãn lồng" bắt nguồn từ việc
khi nhãn chín dùng lồng bằng tre nứa giữ cho chim, dơi khỏi ăn. Nhãn
Hưng Yên có quả to, vỏ gai và dày, vàng sậm. Cùi nhãn dày và khô, mọng nước, hạt
nhỏ. Vị thơm ngọt như đường phèn. Đáy quả có hai dẻ cùi lồng xếp rất khít.
Mùa nhãn
ra hoa đúng vào mùa xuân, có cả những ngày mưa và lạnh. Trồng mấy cây nhãn
quanh nhà, bóng xum xuê và hương thơm tỏa nhẹ thơm mát làm ngây ngất lòng
người. Mùa quả chín vào tháng sáu âm lịch, những cây nhãn chín rộ ruộm vàng một
góc trời. Những người nuôi ong hút mật hoa nhãn bận rộn quay tổ thu mật.
Nhãn xuồng cơm vàng
Giống nhãn xuồng cơm vàng là giống có nguồn gốc ở Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, được trồng bằng hạt, cùi dày, màu hanh vàng, ráo nước, dòn, rất ngọt, được thị trường ưa chuộng. Đặc điểm dễ nhận diện là quả có dạng hình xuồng. Quả chưa chín gần cuống có màu đỏ. Khi chín vỏ nhãn có màu vàng da bò. Xuồng cơm vàng thích hợp trên vùng đất cát; nếu trồng trên đất thịt hoặc sét nhẹ nên ghép trên gốc ghép là giống tiêu da bò.
Nhãn da bò
Giống nhãn Tím ở Sóc Trăng:
Nhãn da bò
Nhãn Da bò Nhãn nước
Nhãn Quế Nhãn Xuồng:
Giống nhãn Tím ở Sóc Trăng:
Ông Bảy Huy xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, ông
phát hiện ra giống nhãn tím này rất tình cờ. Cách đây mười năm, trong một lần
đi thăm nom vườn nhãn, ông Bảy Huy phát hiện một cây nhãn nguồn gốc nhãn lồng
có một nhành nhỏ, lá của nó màu tím và thân nhánh cũng có màu tím lạ thường. Ông Bảy Huy vẫn không nghĩ đây có thể cho
ông một giống nhãn mới. Ông Huy chăm sóc nó bình thường như bao cây khác và chờ
đợi ngày đơm hoa kết trái. Khi đến mùa, lạ thay từ nhánh nhãn đó lại cho ra
những chùm hoa màu tím, khác hẳn với những màu hoa trắng vàng thường thấy. Càng
ngạc nhiên hơn khi từ chùm hoa đó cho ra độ 20 trái nhãn màu tím rất đẹp mắt.
Cùi nhãn khô hay long nhãn nhục (Arillus longanae) dẻo, có màu nâu hoặc nâu đen, được dùng làm thực phẩm đồng thời là một vị thuốc thường được dùng trong Đông y chữa các chứng bệnh hay quên, thần kinh kém, suy nhược, hay hoảng hốt, khó ngủ. Hạt nhãn được dùng để chữa các chứng chốc lở, gội đầu, đứt tay, chân.
Tuy nhiên, phụ nữ khi có thai phần lớn đều có triệu chứng nóng trong cho nên chẳng những không có tác dụng bồi bổ cơ thể, ngược lại còn làm tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng. Thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai, đặc biệt là phụ nữ có thai thời kỳ đầu đến 7 – 8 tháng, càng phải kiêng ăn nhãn. Sản phụ sau khi sinh con mà ăn nhãn hoặc uống nước nhãn thì lại rất tốt.
Ngoài ra long nhãn cũng được dùng trong chế biến một số món chè. Để có một món ngon từ nhãn, người ta cầu kỳ lấy nhãn bóc rồi lồng hạt sen hấp chín vào trong thay hạt, ngâm trong cốc nước đường, nay có thêm vài viên đá lạnh, thành món giải khát cao cấp, lịch sự. Ngoài ra, nhãn còn được bóc vỏ cùi sấy khô thành những múi nhãn dẻo quánh, nâu sậm, thơm phức gọi là long nhãn, vừa là vị thuốc, vừa là món ngon khi nấu với sen.
Một số hình ảnh về nhãn:
Ngoài ra long nhãn cũng được dùng trong chế biến một số món chè. Để có một món ngon từ nhãn, người ta cầu kỳ lấy nhãn bóc rồi lồng hạt sen hấp chín vào trong thay hạt, ngâm trong cốc nước đường, nay có thêm vài viên đá lạnh, thành món giải khát cao cấp, lịch sự. Ngoài ra, nhãn còn được bóc vỏ cùi sấy khô thành những múi nhãn dẻo quánh, nâu sậm, thơm phức gọi là long nhãn, vừa là vị thuốc, vừa là món ngon khi nấu với sen.
Một số hình ảnh về nhãn:
Bài thơ:
Hương nhãn
Tác giả: Trần Đăng Khoa
Hàng năm mùa nhãn chín
Anh em về thăm nhà
Anh trèo lên thoăn thoắt
Tay với những chùm xa
Anh em về thăm nhà
Anh trèo lên thoăn thoắt
Năm nay mùa nhãn đến
Anh chưa về thăm nhà
Nhãn nhà ta bom giội
Vẫn dậy vàng sắc hoa
Anh chưa về thăm nhà
Nhãn nhà ta bom giội
Vẫn dậy vàng sắc hoa
Mấy ngàn ngày bom qua
Nhãn vẫn về đúng vụ
Cùi nhãn vừa vào sữa
Vỏ thẫm vàng nắng pha
Em ngồi bên bàn học
Hương nhãn thơm bay đầy
Ve kêu rung trời sao
Một trời sao ban ngày
Vườn xanh biếc tiếng chim
Dơi chiều khua chạng vạng
Ai dắt ông trăng vàng
Thả chơi trong lùm nhãn
Đêm. Hương nhãn đặc lại
Thơm ngoài sân trong nhà
Mẹ em nằm thao thức
Nhớ anh đang đi xa...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét