Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

TRANH HÀNG TRỐNG

Tranh Hàng Trống làm chủ yếu tại phố Hàng Nón, Hàng Trống của Hà Nội xưa. Có hai dòng tranh chính là tranh thờ và tranh Tết. Nhưng chủ yếu là tranh thờ dùng trong sinh hoạt tín ngưỡng phục vụ đền phủ của Đạo giáo nhất là tranh thờ của Đạo Mẫu (Mẫu Liễu Hạnh), như tranh Tứ Phủ cộng đồng, Bà chúa thượng ngày, Mẫu Thoải, Ngũ Hổ, Ông Hoàng cưỡi cá, cưỡi ngựa, cưỡi rắn, Ông Hoàng Mười, Bà Chúa Ba, Đức Thánh Trần... rất đẹp . Loại tranh này thường được chạm bằng vàng hay bạc thật dát mỏng. Tranh Tết thì Chúc phúc, Tứ quí ...
Tranh Hàng Trống xuất hiện từ khoảng 400 năm trước đây, sử dụng kỹ thuật nửa in nửa vẽ, tranh chỉ in ván nét lấy hình, còn màu là thuốc nước, tô bằng bút lông mềm rộng bản, một nửa ngọn bút chấm màu, cỡn nửa ngọn bút kia chấm nước lã, tô tranh theo kỹ thuật vờn màu.Tranh chỉ có một bản đen đầu tiên, sau đó tô màu lại bằng tay. Từ các bản khắc gốc, những bức tranh đã được in ra, bằng mực Tàu mài nguyên chất. Sau đó là công đoạn bồi giấy một lớp, hay 2 hay 3 lớp giấy. Khi hồ đã khô thì mới có thể vẽ màu lại. 
Tranh được in trên giấy dó bồi dày hay giấy báo khổ rộng. Ván khắc được làm bằng gỗ lồng mực hoặc gỗ thị. Mực in truyền thống chất liệu dân dã nhưng cầu kỳ và tinh xảo trong chế tác. Tranh Hàng Trống được tô màu bằng bút lông và phẩm nhuộm nên màu sắc đậm đà hơn tranh Đông Hồ.








































...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét