Tác giả: Thái Bá Tân
Xe vừa vượt qua đèo thì chết máy. Cậu lái
xe bước xuống, hý hoáy một lúc rồi nói:
“Có vẻ hỏng nặng, thủ trưởng ạ. Phải mất vài giờ mới chữa xong”.
“Có vẻ hỏng nặng, thủ trưởng ạ. Phải mất vài giờ mới chữa xong”.
“Chữa được. Em biết bệnh này rồi. Có điều
hơi lâu. Khoảng cây số nữa là đến thị trấn Xuân Yên. Thủ trưởng chịu khó đi bộ
tới đấy, nghỉ ngơi, ăn uống chờ em”.
Ông im lặng vẻ do dự.
“Thôi được. Ở lại đây cũng chẳng ích gì.
Tớ tới đấy trước vậy”.
Lúc ấy đang giữa trưa nhưng may trời không
nóng lắm vì hình như sắp có giông. Dịp này miền trung du hay có giông, chóng
đến và cũng chóng tan. Mây đen ùn ùn xuất hiện từ phía chân trời sau ngọn đèo
bây giờ đã ngả màu xanh thẫm. Những đám mây thấp, bù xù bay nhanh theo
gió. Tuy nhiên, rất cao phía trên, bầu trời vẫn sáng, và qua các khe hở nắng
vẫn chiếu xuống. Nghĩa là có thể mưa mà cũng có thể không. Cậu lái xe sẽ không
bị ướt. Ông hít thật sâu làn không khí mát lạnh rồi bước tiếp theo con
đường nhỏ rải nhựa nứt loang lỗ và vắng người.
Quang cảnh hai bên thật buồn. Những ngọn
đồi trọc không cây xanh liên tục gối vào nhau, thưa thớt vài đám cỏ úa và chằng
chịt những rãnh nước xói trơ đất đỏ. Phóng tầm mắt thật xa mới thấy lác đác vài
ngôi nhà mái ngói đen xỉn. Không thấy những con bò quen thuộc cùng lũ trẻ chăn chúng.
Lâu lắm ông mới có dịp thoát ra khỏi thành phố để nhởn nhơ ngắm thiên nhiên,
lại không may gặp cảnh ảm đạm thế này.
Ông là nhân vật quan trọng của một bộ cũng
rất quan trọng. Chiều nay có cuộc họp làm việc với lãnh đạo tỉnh sở tại, kiểu
này có lẽ không kịp. Tất nhiên người ta sẽ chờ, hoặc hoãn sang hôm sau, nhưng
việc giữa đường hỏng xe và ông phải cuốc bộ cả cây số thì quả làm ông khó chịu.
Có thể vì thế mà ông thấy vùng này tiêu điều? Tiêu điều đến mức không gợi được
chút cảm hứng nào trong tâm hồn thi sĩ bẩm sinh của ông. Vâng, ông vốn trước là
nhà thơ, hội viên Hội Nhà văn Trung ương hẳn hoi, thậm chí từng nổi tiếng một
thời với nhiều bài in trên báo. Rồi sau không hiểu sao ông chuyên tâm chăm lo
đường quan chức. Đến nay ông được đùa gọi là người làm quan cao nhất trong giới
thơ và ngược lại, nhà thơ có chức vụ cao nhất trong giới quan.
Do không quen đi bộ nên khi tới được thị
trấn Xuân Yên đôi chân ông mỏi dừ, áo ướt đẫm mồ hôi. Ông bước vào cái quán đầu
tiên ông cho là tử tế và thích hợp. Đó là ngôi nhà hai tầng mới xây lợp tôn
xanh có bụi hoa giấy đỏ rực phía trước. Ông ngồi xuống chiếc ghế đá bên cạnh,
cởi một lúc hai cúc áo sơ mi cho mát. Ông biết chỉ chốc nữa sẽ có người ra hỏi
ông muốn ăn gì, uống gì. Quán nhỏ nhưng khá sạch sẽ với năm chiếc bàn lúc ấy
không có ai ngồi. Trên bàn ngoài cùng thậm chí có chiếc cốc thủy tinh với mấy
bông hồng còn tươi. Trước cửa có tấm bảng mi-ca khung nhôm in to hai chữ Đặc
Sản. Chẳng biết ở đây bán loại đặc sản gì.
Bất chợt ông nhớ mình từng tới thị trấn
Xuân Yên này. Hơn thế còn ở đây ba tháng thời sơ tán chiến tranh. Tất nhiên bây
giờ nó khác nhiều, đến mức không nhận ra nổi, trừ mấy ngọn núi xa xa phía đông
và chắc cả dòng suối nhỏ đâu đó sau những ngôi nhà tạo nên con phố duy nhất của
thị trấn. Ngoài ra ông không nhớ gì, mà thực sự cũng chẳng có gì để nhớ.
Từ trong nhà bước ra là một phụ nữ trạc
năm mươi tuổi, dáng mảnh dẻ và còn giữ được những đường nét xinh đẹp, thanh tú
thời trẻ. Cách ăn mặc, điệu bộ cho thấy bà thuộc loại người có học và lịch sự.
Ông theo bà vào ngồi xuống chiếc bàn có lọ hoa. Khoảng mười lăm phút sau bà bê
ra chiếc mâm với những thứ ông yêu cầu, kèm theo chai rượu mơ ông yêu thích.
Chắc bà là chủ quán nhưng do ít khách nên tự mình làm mọi việc.
Ông thoáng ngạc nhiên khi thấy bà ngồi xuống
chiếc bàn cách đó không xa, vừa nhặt rau, vừa chốc chốc ngước nhìn về phía
khách. Những cái nhìn có gì đó khác thường.
Ăn xong, và cũng uống cạn gần nửa chai
rượu mơ pha đá, ông thấy người phấn chấn hẳn lên. Bên ngoài trời đã quang,
nghĩa là cơn giông không đến. Bây giờ chỉ mong cậu lái xe xong việc sớm để đi
tiếp, may còn kịp họp.
“Thị trấn Xuân Yên bây giờ đổi khác nhiều
quá bà nhỉ?” ông lên tiếng, giọng to và vui vẻ hơn thường ngày.
“Vâng”. Bà chủ quán đáp. “Từ bấy đến nay
đã ba mươi lăm năm rồi còn gì”.
“Từ bấy đến nay nghĩa là thế nào?” ông ngạc nhiên hỏi.
“Từ bấy đến nay nghĩa là thế nào?” ông ngạc nhiên hỏi.
“Tức là từ ngày ông sơ tán về đây năm 1972
tránh máy bay Mỹ rải thảm Hà Nội. Ông quên rồi à, ông Minh?”
Lần đầu tiên họ nhìn thẳng vào nhau. Nhìn
lâu.
“Bà biết tên tôi?”
“Vâng, lúc ấy tôi là giáo viên trường cấp
một thị trấn. Ông và mấy người của báo ông ở nhà bên cạnh, gần đường rẽ xuống
suối cách đây hai trăm mét. Bây giờ ngôi nhà ấy người ta phá đi rồi. Cả ngôi
trường chúng tôi cũng không còn như trước. Mọi cái đều thay đổi. Tôi thành bà
chủ cái quán này. Còn ông là người như hôm nay. Chẳng dám trách ông không nhớ
vì chắc ông luôn bận nhiều việc nhà nước quan trọng. Thế mà có thời ông đã yêu
tôi đấy, ông Minh ạ. Tôi và ông yêu nhau. Say đắm nữa là khác. Rồi ông bỏ rơi
tôi về Hà Nội...”
Bà cúi đầu, mắt chớp chớp, tuy giọng nói
vẫn nhỏ nhẹ, bình thản.
Không tự cho mình có trí nhớ tốt, ông thử nhớ mà mãi vẫn không nhớ nổi đã yêu ai đó ở cái thị trấn hẻo lánh này. Yêu say đắm lại càng không. Nên ông chỉ biết ngồi yên, bối rối nhìn bà. Nhưng đúng tên ông là Minh, đúng ông và mấy người nữa từng sơ tán về đây ba tháng cuối năm 1972, ở cạnh một trường học không rõ cấp một hay cấp hai, nơi có nhiều cô giáo trẻ mà ông và các bạn thường gặp. Lạ thật. Bà ta nhầm? Hay bịa chuyện yêu đương có mục đích gì? Tuy nhiên, ông không cảm thấy có gì giả dối, khuất tất ở người đàn bà nhỏ bé, đáng yêu này. Chắc ngày trước bà phải xinh đẹp lắm.
Không tự cho mình có trí nhớ tốt, ông thử nhớ mà mãi vẫn không nhớ nổi đã yêu ai đó ở cái thị trấn hẻo lánh này. Yêu say đắm lại càng không. Nên ông chỉ biết ngồi yên, bối rối nhìn bà. Nhưng đúng tên ông là Minh, đúng ông và mấy người nữa từng sơ tán về đây ba tháng cuối năm 1972, ở cạnh một trường học không rõ cấp một hay cấp hai, nơi có nhiều cô giáo trẻ mà ông và các bạn thường gặp. Lạ thật. Bà ta nhầm? Hay bịa chuyện yêu đương có mục đích gì? Tuy nhiên, ông không cảm thấy có gì giả dối, khuất tất ở người đàn bà nhỏ bé, đáng yêu này. Chắc ngày trước bà phải xinh đẹp lắm.
“Thời ấy ông thường làm thơ. Thơ ông hay
lắm”. Bà khẽ nói rồi bất chợt thở dài. “Vì thế mà tôi đem lòng yêu ông ngay. Ông
có nhớ bài thơ đầu tiên ông tặng tôi không? Người con gái nào chẳng xiêu lòng
khi được viết tặng những bài thơ như thế. Bài thơ về hoàng hôn, về những giọt
nắng bên thềm nào đó, mặc dù lúc ấy ông và tôi ngồi trong nhà vào buổi trưa sau
giờ dạy như thường lệ. Cũng có thể ông viết về chiều hôm trước khi rủ tôi cùng
đi dạo trên đồi. Trên đồi chứ không phải bên thềm. Nhưng thôi, điều ấy không
quan trọng. Cái chính là ông yêu tôi và đã viết nó để tặng tôi. Tôi đọc lại ông
nghe nhé?
Hoàng hôn. Giọt nắng bên thềm,
Anh nhặt cho vào tay em.
Giọt nắng lung linh như ngọc,
Em định cài lên mái tóc.
Nhưng Đêm bay đến, và Đêm
Mang đi giọt nắng của em.
Lúc ấy trời sắp tối, sương bắt đầu rơi,
tôi trùm khăn che đầu nên tất nhiên không có giọt nắng nào, mà nếu có cũng
không thể cài lên tóc. Nhưng đúng là một bài thơ hay. Con gái tỉnh lẻ chúng tôi
vốn dễ xúc động, dễ yêu vì được nịnh bằng thơ...”
Bất chợt bà ngừng lời, như để ông có thời gian bới tìm trong trí nhớ những kỷ niệm cũ bị lãng quên.
Bất chợt bà ngừng lời, như để ông có thời gian bới tìm trong trí nhớ những kỷ niệm cũ bị lãng quên.
Đúng là thơ của ông. Thời ấy ông viết một
loạt những bài thơ ngắn, chỉ sáu câu mỗi bài và không có đầu đề. Bài thơ này
thì ông nhớ, nhưng ông không nhớ đã từng đi dạo hay không trên đồi với một
trong những cô giáo trường bên, và từng viết nó để tặng người ấy. Những bài thơ
lãng mạn, pha chút ủy mị, sáo rỗng mãi gần đây ông mới cho in thành một tuyển
tập lớn năm trăm trang, với số bản rất ít như mọi tập thơ khác. Ông không nghĩ
người đàn bà luống tuổi ở một vùng trung du heo hút có thể biết tới nó để mua,
để đọc và thuộc một vài bài trong đó. Vậy là ông đã viết tặng bà mà không nhớ?
Nhưng làm sao người ta có thể không nhớ một mối tình với những chi tiết đáng
nhớ như thế? Trong đời ông, cả thời trẻ, đâu phải có quá nhiều mối tình.
“Kể cũng lạ”, cuối cùng ông lên tiếng với
giọng của người có lỗi. “Đúng là thơ tôi, nhưng thực tình tôi không nhớ có lần
cùng đi dạo với bà trên đồi...”
“Nhiều lần chứ không phải một”, bà xen
ngang.
“Vâng, có thể. Dẫu sao tôi cũng đã có
tuổi, trí nhớ không còn như xưa. Hay bà đọc nó trong tập thơ gần đây nhất của
tôi?”
“Không. Rất tiếc tôi chưa có được tập thơ
nào của ông, tuy thỉnh thoảng vẫn thấy ông trên ti vi. Hôm ấy ông đọc tôi nghe
và tôi nhớ đến tận bây giờ. Một lần nữa, chắc ông cũng quên rồi, cùng nhau ngồi
bên bờ suối cho đến lúc trên trời xuất hiện những ngôi sao đầu tiên, ông bỗng
cầm tay tôi âu yếm nói:
Ước gì xâu được sao đêm
Thành vòng đeo lên cổ em,
Và những giấc mơ đẹp nhất
Anh sẽ trải hồng dưới đất
Để em bước lên... ước gì
Em đừng vỗ cánh bay đi...
Thật buồn cười. Có ai định bay đi đâu mà
phải sợ. Tôi đang yêu và muốn ở bên ông mãi mãi. Tất nhiên đó chỉ là một bài
thơ nữa ông mới nghĩ trong đầu, về tôi và dành riêng cho tôi vì lúc đó hình như
ông cũng yêu tôi. Ông nhiều lần nói với tôi như thế. Yêu chân thành và bồng bột
như tôi yêu ông vậy. Chắc ông chỉ nhớ thơ chứ không nhớ đã cùng tôi ngồi bên bờ
suối, trên tảng đá lớn cạnh lối mòn đi xuống, nơi bọn con gái chúng tôi và các
ông thường đến tắm và lấy nước. Bây giờ con suối và tảng đá ấy vẫn còn, nếu
muốn ông có thể ra xem lại, nhưng phải vòng qua Bưu điện thị trấn mới tới được,
vì người ta đã xây nhà, bịt mất lối đi cũ...”
“Vâng, quả thật tôi không nhớ gì cả. Bài thơ đã được in thành sách...”
“Vâng, quả thật tôi không nhớ gì cả. Bài thơ đã được in thành sách...”
“Còn tôi thì luôn giữ nó trong tim. Sống
với nó và nhờ nó mà sống”, bà nhẹ nhàng cắt ngang.
“Tôi nhớ thỉnh thoảng có ra suối với các
cô giáo, nhưng không nhớ có lần nào với bà không”, ông định nói, nhưng lại
thôi.
Bà đứng dậy đi vào phía trong, lát sau
quay ra với tờ giấy đã ố vàng.
“Đây là cái ông dúi vào tay tôi khi tôi
vừa bước ra khỏi cổng trường đúng hai tuần trước khi ông về Hà Nội. Một bài
thơ, và cũng là lời hẹn gặp”.
Ông đỡ lấy tờ giấy. Đúng nét chữ của ông, được viết trên loại giấy sổ tay khổ nhỏ có kẻ hàng bằng mực tím bây giờ đã ngả màu.
Ông đỡ lấy tờ giấy. Đúng nét chữ của ông, được viết trên loại giấy sổ tay khổ nhỏ có kẻ hàng bằng mực tím bây giờ đã ngả màu.
Hãy đến cùng anh đêm đêm.
Chắc không ai nhìn thấy em
Khi em men theo lối nhỏ
Của giấc mơ đầy hoa đỏ.
Hãy ở với anh thật lâu.
Anh không làm gì em đâu.
“Theo lời hẹn, tôi đã đến và ở lại với ông thật lâu. Mãi đến gần
sáng mới về. Không phải trong nhà ông mà trên đồi. Nhưng ông đã không giữ lời
hứa “không làm gì em đâu”. Tôi không cưỡng lại được tình cảm của mình. Tôi yêu
ông, tin ông và không nghĩ chỉ mấy ngày sau ông bỏ rơi tôi. Tuy nhiên tôi chẳng
oán trách ông điều ấy. Không người đàn bà nào có thể oán trách người đàn ông đã
tặng mình những “giọt nắng bên thềm” và những ngôi sao đẹp đẽ được xâu thành
vòng đeo lên cổ. Vì chúng, cũng không ai có thể quên người đàn ông ấy để yêu
người khác...”
Ông cảm thấy nghẹt thở, cay cay ở mắt. Vậy là chính ông đã tặng bà
bài thơ ấy. Tức là mọi chuyện có thật, chỉ do ông không nhớ? Và bà đã yêu, đã
chờ đợi ông suốt chừng ấy năm và “không yêu người khác”? Có thể bà đã có con,
con ông? Ông rất muốn hỏi để biết những điều ấy mà không dám, không nói nên
lời.
Đang lúc lúng túng không biết cư xử thế nào thì bỗng có ba tiếng còi ô tô vang lên liên tục. Xe đã chữa xong và đang gọi tìm ông. Ông vội đứng dậy, móc ví lấy tờ giấy bạc một trăm nghìn để lên bàn. Nó bị chiếc quạt trần thổi bay xuống chân ghế.
Ông đi lại gần bà, húng hắng ho rồi nói:
Đang lúc lúng túng không biết cư xử thế nào thì bỗng có ba tiếng còi ô tô vang lên liên tục. Xe đã chữa xong và đang gọi tìm ông. Ông vội đứng dậy, móc ví lấy tờ giấy bạc một trăm nghìn để lên bàn. Nó bị chiếc quạt trần thổi bay xuống chân ghế.
Ông đi lại gần bà, húng hắng ho rồi nói:
“Người ta đang gọi tôi. Câu chuyện bà kể hôm nay nghe thật lạ. Tôi
chẳng nhớ gì và cũng chẳng biết nói gì bây giờ ngoài việc nếu quả tôi đã làm
điều gì không tốt với bà thì mong bà hãy tha lỗi cho tôi.”
Bà chủ quán im lặng. Ông đứng thêm chút nữa rồi quay người bước đi,
gần như chạy. Khi đã ngồi trên xe, ông giục cậu kia cho xe chạy thật nhanh.
“Nhưng em còn chưa ăn trưa”.
“Chốc nữa đến nơi sẽ ăn”.
Đã hai giờ chiều. Trời không mưa nhưng u ám. Không hoàng hôn. Không
giọt nắng bên thềm. Không cả những vì sao và giấc mơ hồng trải trên mặt đất.
Không có gì ngoài những ngọn đồi nhấp nhô buồn tẻ và sự trống rỗng xen thoáng
lo sợ mơ hồ trong lòng.
Ông lơ đãng nhìn ra ngoài, thầm điểm lại cuộc đời mình vốn được coi
là thành đạt nhưng thực ra đầy bất hạnh, nhất là chuyện gia đình, con cái. Bây
giờ ông gần như tin hoàn toàn vào sự có thật những điều bà nói.
Và thầm hình dung sẽ thế nào nếu ông không hèn hạ bỏ rơi bà ngày
ấy. Cũng có thể là bỏ rơi cả hạnh phúc của chính ông cùng những giọt nắng và
chuỗi sao đêm được ông hái xuống xâu thành vòng lấp lánh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét