Cây Dã hương có tên khoa học là Cinnamomum camphora L. Nees. et Eberm., thuộc họ Long não (Lauraceae). Một số tên khác được dùng: Long não, Rã hương, Chương não, Triều não, Não tử, Mạy khảo khuông (Tày), Cà chăng điẳng (Dao), Camphor tree (Anh), laurier à camphre (Pháp).
Dã hương có hoa nhỏ màu vàng nhạt, nở vào cuối mùa xuân. Các bộ phận của thân cây có chứa tinh dầu thơm, gỗ đốt thơm như hương trầm. Đặc biệt rễ cây có chứa chất Safrol – thành phần rất có giá trị trong công nghệ chế biến thực phẩm và mỹ phẩm.
Dã hương có tác dụng khư phong thấp, thông kinh lạc, chỉ thống tiêu thực, làm long đờm, lợi trung tiện, chống đầy hơi, làm ra mồ hôi, trừ lỵ. Dầu từ gỗ có tác dụng tiêu viêm, giải độc. Lá cây Dã hương có thể khai thác quanh năm là nguồn nguyên liệu giàu camphor, linalol và cineol, có thể nấu nước xông chữa cảm. Tinh dầu có tác dụng trị bỏng, xua muỗi, tẩy uế, chế dầu cao xoa bóp. Camphor dùng ngoài làm thuốc sát trùng, tiêu viêm, dùng trong dưới dạng thuốc tiêm (Dung dịch camphor 10-20% trong dầu) chữa truỵ tim. Cây Dã hương còn làm cây bóng mát, có tán rộng, lá xanh tốt quanh năm, ngoài ra lá có khả năng hấp thụ các ion kim loại nặng (như chì) làm sạch môi trường.
Rễ của cây Dã Hương vươn rất xa. Có những gia đình làm nhà cách cây Dã Hương cả km khi đào đất vẫn thấy rễ của cây Dã Hương. Còn mùi thơm của cây Dã Hương theo gió lan tỏa cả vùng rộng lớn.
Trong một buổi sớm mai tinh khôi mùi thơm tỏa ra từ cây Dã Hương như quyện với lòng người, đất trời.
Cây dã hương khổng lổ 1.000 tuổi
"Cụ cây" hơn 1.000 tuổi này đang ngự tại xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang (Bắc Giang). Gốc cây dã hương phải 8 người ôm.
Năm 1989, Bộ Văn
hóa - Thông tin đã xếp cây dã hương ở Bắc Giang nằm trong quần thể cụm di tích
quốc gia (gồm cây dã hương, đình Viễn Sơn, chùa Phúc Quang, đình Thuận Hòa...)
Theo các
nhà khoa học, cây này được vua Lê Cảnh Hưng (1740-1786) có sắc
phong là “Quốc chúa đô mộc Dã Đại vương” (cây dã hương lớn nhất nước);
được ghi tên, in ảnh trong cuốn Từ điển bách khoa Larousse của Pháp và giới
thiệu ảnh tại Hội chợ Marseille (Pháp)
năm 1932; được trường Viễn Đông Bác Cổ (nay
là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam) xếp vào loại cây cổ thụ quý hiếm của Việt Nam.
Theo ước lượng,
gốc cây dã hương to đến 8 người ôm, còn theo những người làm công tác nghiên
cứu vòng đo điểm to nhất của thân cây là 11m, chỗ nhỏ nhất là 8,3m.
Lớp vỏ cây trung
bình dày 15cm. Tán cây dã hương xòe phủ kín mái đình Tiên Lục, tạo ra một cảnh
quan đặc sắc cho một vùng quê giàu di tích văn hóa. Hoa dã hương thường nở vào
cuối xuân đầu hè, màu vàng nhạt, cánh nhỏ li ti và có mùi thơm tựa hoa dạ lan.
Cây dã hương
được coi như một linh vật của người dân quanh vùng với nhiều giai thoại. Người
dân trong xã cho biết, nhờ có mùi hương của cây dã hương mà dân ở đây có một
sức khỏe tốt, các bệnh dịch truyền nhiễm ít có cơ hội lây lan.
Bạn Thu Hường ở
huyện Yên Dũng (Bắc Giang) cho biết, một người thân trong gia
đình bạn có việc ghé thăm đình Tiên Lục nơi có cây dã hương nghìn tuổi, đã được
người quản lý tặng một khúc gỗ của cành cây dã hương.
Khi để khúc gỗ
trong phòng khách, mùi thơm tỏa ra nhè nhẹ, tạo cho người ngồi xung quanh cảm
giác khoan khoái dễ chịu như một thứ thuốc an thần, đặc biệt là khả năng chống
ruồi muỗi rất tốt. Đó chỉ là một số tác dụng của cây dã hương nghìn tuổi của xã
Tiên Lục.
Năm 2001, Trung tâm Nghiên cứu và Phát
triển đa dạng sinh học đã có đề tài khoa học nghiên cứu về cây dã hương. Qua
các nhận xét, đánh giá thì cây dã hương ở xã Tiên Lục, tỉnh Bắc Giang đã tồn
tại trên 700 năm, khẳng định đó là cây dã hương cổ thụ, quý hiếm trên thế giới.
Thấy được tầm quan trọng của việc bảo tồn
cây dã hương cổ thụ ở Bắc Giang, Nhà nước đầu tư nhiều tiền của để nghiên cứu,
chăm sóc, diệt sâu mối cho cây. Hiện nay cây dã hương ở Bắc Giang đã xanh tươi
trở lại và thu hút nhiều du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng.
Theo anh Nguyễn Văn Đề, người trông coi
cây dã hương, mỗi tháng có khoảng 300 lượt khách du lịch đến tham quan. Rõ ràng
sự quan tâm kịp thời của các cơ quan chức năng đã cứu sống được cây dã hương cổ
thụ quý hiếm ở Bắc Giang, mang lại giá trị lịch sử, tinh thần và niềm tự hào
cho người dân Bắc Giang nói riêng và cả nước ta nói chung.
Những ngày gần đây, người dân thôn Dương
Phạm, xã Yên Nhân, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định đang xôn xao về một cây cổ thụ,
cho rằng đó là cây thuộc loài dã hương – loài cây quý hiếm đã được ghi trong
sách đỏ của thế giới. Nếu thông tin trên là đúng thì đó là một tin vui cho
Việt
Dã hương có dáng đẹp uy nghi và có khả
năng sống hàng nghìn năm tuổi, là loài cây quý hiếm trên thế giới. Được biết,
trên thế giới hiện nay mới xác định còn tồn tại 2 cây dã hương cổ thụ, một
cây ở châu Phi (mới chết vì sâu, mối)
và một cây ở thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
Cây cổ thụ ở thôn Dương Phạm có nhiều
điểm giống với cây dã hương ở xã Tiên Lục, tỉnh Bắc Giang. Sau khi mang một
số tiêu bản như lá, vỏ cây, gỗ và hoa lên so sánh với cây dã hương ở Bắc
Giang, có sự chứng kiến của anh Nguyễn Văn Đề, chúng tôi khẳng định cây cổ
thụ tại thôn Dương Phạm, xã Yên Nhân, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định là cây dã
hương cổ thụ.
Về kích thước, tuy nhỏ hơn cây dã hương
ở Bắc Giang, song cây dã hương thôn Dương Phạm, tỉnh Nam Định có dáng vẻ uy
nghi, kỳ thú rất đẹp mắt.
Vòng tròn gốc đo được là 11m (cây dã hương ở Bắc Giang 12,5m), chiều
cao khoảng 28m (cây dã hương ở Bắc Giang là 36m). Đặc biệt, gốc cây dã hương
thôn Dương Phạm có bộ rễ nổi, đua lên như những càng cua, trên thân cây (cách gốc khoảng 8m) có một cây sanh to
sống ký sinh, rễ cắm xuống đất to bằng cả vòng tay ôm, quả là một sự cộng
sinh độc đáo. Cây cổ thụ này được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển đa dạng sinh học xácmđịnh đã tồn tại khoảng 598 năm. Tuy nhiên, bên cạnh vẻ uy nghi, kỳ thú,
hiện nay toàn thân cây dã hương ở thôn Dương Phạm đang bị sâu, mối hoành hành
nghiêm trọng, nhiều cành lớn đã bị mục, ruỗng, trơ trụi.
|
Cây Dã hương ở Nam Định:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét