Pautopxki được mệnh danh là “Nhà thơ bị đóng đinh trên cây thánh
giá của văn xuôi”. Đến với những áng văn xuôi của ông, ta không gặp những cái
gọi là xung đột, những tình tiết lắt léo ly kì, mà ta lặng đi bởi những câu văn
trữ tình, cảm xúc đầy tràn trên trang giấy. Pautopxki, với những áng văn lãng
mạn, bay bổng tuyệt vời, cho ta say đắm và mê đắm nhau trên trang sách. Ta
những tưởng rằng những trang đẹp ấy sẽ là cuộc đời, "Một bầu trời vĩnh
viễn ướp hương hoa", là "cánh cửa nao lòng", là "ánh nến mơ
hồ như hạnh phúc từng mong" ...
Ngay cả bây giờ trong tâm thức, bao giờ những câu chuyện trong sáng và nhẹ nhàng ấy cũng như một tiếng thầm trong nắng sớm lao xao ...
Ngay cả bây giờ trong tâm thức, bao giờ những câu chuyện trong sáng và nhẹ nhàng ấy cũng như một tiếng thầm trong nắng sớm lao xao ...
Đăng lại hai bài viết, một là thơ và một là lời yêu thương của hai
thế hệ: Một là lứa chúng tôi học thời sơ tán, một của lớp trẻ bây giờ. Hai bài
viết như đưa tôi về xưa ấy, sống lại mình trong những năm tháng say mê ...
Bài thơ ra đời đã hơn 40 năm,
khi ấy nhà thơ còn rất trẻ, ở tuổi 20. Và với
âm điệu, ngôn ngữ và sức lay động của nó, bài thơ đến với lớp thanh niên,
sinh viên thuở ấy không bằng con đường qua xuất bản báo, sách, mạng như bây giờ…
Bài thơ: Nghĩ lại về
Pautopxki
Tác giả: Bằng Việt
Đồi trung du phơ phất bóng thông giàTrường sơ tán. Hồn trong chiều lặng gióNhững trang sách suốt đời đi vẫn nhớNhư đám mây ngũ sắc ngủ trong đầu..."Lẵng quả thông" trong suối nhạc nhiệm màu
Hay "Chuyến xe đêm" thầm thì mê đắmMùi cỏ dại trên cánh đồng xa thẳmMột bầu trời vĩnh viễn ướp hương hoa"Có thể ngày mai ta cũng đi quaMột cánh cửa nao lòng trong truyện "Tuyết"?Có tiếng chuông rung, và con mèo ÁckhípÁnh nến mơ hồ như hạnh phúc từng mong..."Xa xôi sao... Thời thơ ấu sau lưng!2.
Nhưng không phải thế đâu, không phải thế đâu,cuộc đời không phải thế!Giọt nước soi trên tay không cùng màu sóng bểBể mặn mòi, sôi sục biết bao nhiêuKhi em đến bên anh, trước biển cả dâng triềuTa thu hết xa khơi vào trong lồng ngực trẻDám thử mọi lo toan để vạch dấu chân trờiDấu xanh thẳm khi bình minh vụt đếnDấu đen trầm khi đáy bóng đêm trôi...Và hạnh phúc vỡ ra như một nốt đàn căngNốt cao quá trong đời xao động quá!Hạnh phúc cực hơn mọi điều đã tảLại ngọt ngào, kỳ lạ, lớn lao hơnAnh đã đi qua bão lốc từng cơnCây rung lá trong chiều thanh thản nhấtAnh qua cả màu không gian ngây ngấtMột tiếng thầm trong nắng mới lao xao...Em đã đến rồi đi, như một giấc chiêm bao!3.
Bây giờ, anh biết nói gì hơn?Có thể, ngày mai thôi... Có thể..."Hoa tóc tiên ơi! Sớm mai và tuổi trẻ"
Lật trang nhật ký nào cũng chỉ xót lòng thêm…Pautopxki là dĩ vãng trong emThành dĩ vãng hai ta. Bây giờ anh ngoảnh lạiNhưng không phải thế đâu, không phải thế đâu,anh hiểu rằng không phải...Như tuổi thơ, vừa đó đã xa vời!Đưa em đi... Tất cả thế xong rồiTa đã lớn. Và Pautopxki đã chết!... Anh vẫn khóc khi nghĩ về truyện "Tuyết"Dẫu chẳng bao giờ mong đợi nữa đâu em!1969
Bài viết: Gửi Pautopxki và mùa hạ năm nào
Tác giả: Lan Tử Viên
Có thể ngày mai ta cũng đi qua
Một cánh cửa nao lòng trong truyện "Tuyết"?
Có tiếng chuông rung, và con mèo Áckhíp
Ánh nến mơ hồ như hạnh phúc từng mong..."
Ngẫm ra cuộc đời này thật kỳ lạ, khi em lật những trang truyện ngắn
của Pautopxki - những câu văn cứ ngân lên như tiếng chiếc phong linh góc nhà
rung rinh trước gió. Em cũng không biết nữa. Có thể nào ta tìm thấy giữa thế
gian này một Tachiana và một Nhicolai như được sinh ra để gặp mặt nhau trong sự
tình cờ của số phận. Có bao giờ ta biết ở tỉnh lị xa xôi nào tồn tại một căn
nhà nhỏ bằng gỗ, nơi bậu cửa treo chiếc chuông cứ gióng lên những hồi lanh lảnh
mỗi khi có tay người chạm tới, một chiếc dương cầm cũ kỹ lung linh dưới ánh nến
giữa đêm khuya, âm thanh dịu dàng của bản nhạc “Trên những bờ Tổ Quốc xa xôi”
lướt nhẹ vào bóng tối và gợi mở những tình cảm trìu mến, âu yếm nhất. Con mèo
Ackhip già nua nằm lim dim mắt ngủ ngoan lành trên chiếc đi văng. Những tia lửa
tí tách nhảy nhót lẫn với tiếng ấm Xamôva reo trong bếp lò. Ngoài trời, tuyết
đã nở hoa trắng xoá bên ô cửa sổ. Đêm rất dài và rất sâu…
Có bao giờ em nói với anh ước mơ về một ngôi nhà như thế. Mùa đông…
em ngồi trước lò sưới đan cho anh chiếc áo len, thỉnh thoảng lại cúi xuống quyển
sách nhỏ nhẩm thầm những dòng chữ thú vị. Ngoài trời, hơi lạnh của cơn gió mùa
luồn qua những tàng cây xào xạc đập khe khẽ vào khung cửa sổ của chúng mình, em
nghe trong gió tiếng thầm thì những câu chuyện cổ tích kể về một tình yêu chung
thuỷ, tình yêu của những người sinh ra là để dành cho nhau.
Anh thấy em có lãng mạn quá không khi đem lòng tin vào những câu chuyện huyền thoại, đem tình yêu gắn với sự sắp đặt tình cờ mà hữu ý của cuộc đời này - một cuộc đời công bằng, hào hiệp, biết lắng nghe và hiểu thấu. Đôi khi vẫn nhủ cõi thực tại không phải bao giờ cũng rực lên màu đỏ thắm của những cánh buồm, đôi khi bàn tay bất ngờ chạm vào bề mặt thô nhám, khắc nghiệt, chạm vào những cạnh sắc của đời sống. Thế mà em vẫn hằng tin và vẫn hy vọng…
Anh thấy em có lãng mạn quá không khi đem lòng tin vào những câu chuyện huyền thoại, đem tình yêu gắn với sự sắp đặt tình cờ mà hữu ý của cuộc đời này - một cuộc đời công bằng, hào hiệp, biết lắng nghe và hiểu thấu. Đôi khi vẫn nhủ cõi thực tại không phải bao giờ cũng rực lên màu đỏ thắm của những cánh buồm, đôi khi bàn tay bất ngờ chạm vào bề mặt thô nhám, khắc nghiệt, chạm vào những cạnh sắc của đời sống. Thế mà em vẫn hằng tin và vẫn hy vọng…
Ngẫm ra cuộc đời này thật kỳ lạ và bất ngờ, như cuộc gặp gỡ thoáng
qua của chàng trai và cô gái trong một công viên nhỏ lúc chiều tà. Dưới bóng râm
của những cây tiêu huyền, người thiếu nữ tay ôm quyển sách bứơc chầm chậm về
phía ngày tàn, bỏ lại sau lưng ánh nhìn lạ lẫm và khắc khoải của người con trai
chưa hề quen biết. Cơn gió biển thổi về đảo Crưm những hơi mát trong trẻo và
dịu dàng, có phải tình yêu đầu đời vừa mới lướt qua? Cho dù Tachiana không là
cô gái chiều nào đi dưới bóng những cây tiêu huyền râm mát nhưng số phận đã sắp
đặt nàng và Nhicolai gặp gỡ, đã ban cho hai người tình yêu ngay cả khi họ chưa
hề quen biết nhau. Và đó chính là điêù kỳ diệu của cuộc sống.
Những lúc một mình trên phố, em hay để tâm thức đi hoang và suy nghĩ những nghĩ
suy hết sức vẩn vơ. Có lẽ ở đâu đó trên thế giới này còn một người mai sau sẽ
mang đến cho em nụ cười, sẽ cho em hiểu thế nào là một tình yêu chung thuỷ,
tình yêu của những người sinh ra là để dành cho nhau…
Gấp lại những trang truyện ngắn của Pautopxki- những câu văn sâu
như tiếng phong linh bất ngờ rơi oà vào ngọn gió báo hiệu một cơn giông mùa hè,
những câu văn phả lên mùi thơm của chiếc lá liễu hoàn diệp nằm lâu dưới lớp
băng trong vắt.
Có bao giờ ta tìm thấy giữa thế gian này một chuyện tình đẹp như
trong truyện “Tuyết”, có khi nào ta chợt bắt gặp ngôi nhà bé nhỏ với khung cửa
sổ ngập đầy hoa trắng rơi và ánh lửa đỏ tí tách hắt ra từ chiếc lò sưởi giữa
một đêm mùa đông rất dài và rất sâu…
Nhưng anh biết không, bây giờ vẫn đang là một ngày hè và em chỉ có
mong muốn được như người thiếu nữ kia, tay cầm quyển sách nhỏ đi về phía ngày nắng
tắt, bỏ lại sau lưng ánh nhìn lạ lẫm, khắc khoải của một tình yêu ngẫu hứng vừa
vụt qua trong cuộc đời.
Bình thơ: Nghĩ lại về Pauxtốpxky
Tác giả: Phạm Ngọc Thái
Tác giả: Phạm Ngọc Thái
"Nghĩ lại về Pauxtốpxky" thuộc trong những bài thơ tình hay nhất của đời thơ Bằng Việt (BV). Anh đã làm bài thơ này vào thưở còn rất trẻ, có lẽ khi đó chỉ mới bước qua ngưỡng cửa đời sinh viên, ngoài tuổi đôi mươi. Mà cũng chỉ có tâm hồn một thanh niên trí thức đa cảm, lại sống vào giai đoạn xã hội - Ðất nước và con người của những năm trong thập kỉ sáu mươi - bảy mươi ấy, BV mới có thể viết được bài thơ: Hồn thơ say sưa, tình thơ trong trẻo và bay đến như thế! Mặc dù, hình như thơ anh viết về một mối tình thơ dại đã qua đi.
Nhưng không phải thế đâu, không phải thế đâu, cuộc đời không phải thế!
Nghĩa
là cuộc đời đang còn ở trước mắt. Cuộc sống, những thử thách buồn vui,
hạnh phúc và đau đớn, tất cả vẫn đang ở phía trước, chứ không phải là
cái ta được, mất...đã qua rồi. Bài thơ cứ luôn luôn mở ra như thế, tất
cả vẫn đang đón đợi - Ðừng vì thế mà buồn. Pauxtôpxky với bao thần tượng
về tình yêu lãng mạn, mộng mơ, ngọt ngào trong những truyện " Lẵng quả
thông ", hay là " Chuyến xe đêm ", truyện " Tuyết "! Những tình yêu như
truyền thuyết ấy đã nhập vào trong tình cảm, cuộc sống của nhà thơ và cả
của em. Nhưng đó đã là dĩ vãng, dù nó vẫn còn ngân nga, vang vọng mãi
trong tâm hồn anh.
Khúc (1) - Tác giả để hồn thơ bay dưới những bóng thông già mà nhớ về tuổi đã qua:
Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ
... Một bầu trời vĩnh viễn ướp hương hoa
... Một bầu trời vĩnh viễn ướp hương hoa
Tình
yêu như những nốt nhạc rung đầu đời của nhà thơ với một thiếu nữ nào
đó. Nó vừa thực lại vùa mơ hồ như ảo ảnh, khi qua đi để lại thoang
thoảng của mùi cỏ dại trên cánh đồng xa thẳm. Nó lóng lánh như đám mây
ngũ sắc ngủ trong đầu. Chập chờn như ánh nến hạnh phúc soi vào đôi lứa.
Ðó chính là " suối nhạc nhiệm màu " cứ thầm thì, thầm thì mê đắm mãi.
Nếu ta chưa đọc Pauxtopxky - Thì ta chưa hiểu về chuyện con mèo
"Ackhip", tiếng chuông rung và những sự thần kỳ trong truyện "Tuyết"!
Nhưng đâu có cần cứ phải đọc Pauxtopxky mới hiểu được thơ cơ chứ? Chỉ
cần nghe lời thơ và những âm hưởng của tình thơ, ta cũng có thể mơ hồ
hiểu... trong sâu thẳm, cái mối tình thưở ban đầu mà nhà thơ gợi ra ấy
đã đẹp, trong sáng, say mê, mơ mộng đến chừng nào. Thế cũng đủ cho ta
phải yêu rồi: Có
thể ngày mai ta cũng đi qua / Một cánh cửa nao lòng trong truyện
"Tuyết"?/ Có tiếng chuông rung và con mèo "Ackhip" / ... Xa xôi sao...
Thời thơ ấu sau lưng!
Sang khúc (2): Em đã đến rồi đi, như một giấc chiêm bao/ - Câu
thơ kết khúc ấy, phải chăng nó đã gói trọn bao niềm tâm tư, tình yêu và
khát vọng, hạnh phúc cùng những đớn đau của nhà thơ? Nhưng cũng phải
chăng như nhà thơ muốn nói: Tình yêu của anh và em đã không vượt được
qua không gian, thời gian? Bởi vì:
Biển cả cuộc đời thì đầy bão tố phũ phàng, mà tình yêu ấy dẫu khát
khao, trong suốt như giọt nước ban mai rơi xuống tuổi thanh xuân, lại
còn quá yếu đuối, mỏng manh. Biển thì mặn mòi sôi sục bao nhiêu, mà khi
em đến bên anh: Lúc ấy sóng không yên, gió không lặng, tựa như đang cả
triều dâng. Nhưng chính tuổi trẻ - Phải, tuổi trẻ đã vượt lên trên cả sự
tan vỡ và thử thách đó. Chỉ có tuổi trẻ mới: Thu hết xa khơi vào trong lồng ngực trẻ / Dám thử mọi lo toan để vạch dấu chân trời/ - Nhưng tôi thích đôi câu thơ mà tác giả đã ví:
Dấu đen rầm khi đáy bóng đêm trôi...
Cuộc
sống là như thế! Khi khát vọng ước mơ đến trong ta, nó như cả một bàu
trời cao xanh vời vợi và ánh hồng chan chứa nơi nơi. Lòng ta mở rộng đón
chờ với bao niềm vui khó tả. Nhưng cái gì mà chẳng có mặt trái của nó:
Ước vọng càng cao thì dữ dằn bão tố, bất hạnh cũng rình rập, muốn vùi
dập ta vào trong bóng đêm trôi choán ngợp cả bàu trời. Hai câu thơ đã
vạch lên trên đường chân trời của cuộc đời rằng, đấy là thử thách mà
tuổi trẻ cần phải vượt qua! Không có con đường hạnh phúc nào đi đến toàn
bằng phẳng, thênh thang. Trong cả tình yêu lứa đôi của anh và em...
Hạnh phúc chúng ta phải trả giá! Và sự tan vỡ ban đầu ấy, phải chăng
cũng là lẽ tất nhiên? Nếu không, thì đó cũng chính là cái nghiệm ban
đầu, để rồi ta sẽ đi đến - Tình yêu và cuộc sống vẫn đang đón đợi ta ở
phía xa kia! Nhà thơ lại ru mình và ru em: Anh
đã đi qua bão lốc từng cơn / Cây rung lá trong chiều thanh thản nhất /
Anh qua cả màu không gian ngây ngất / Một tiếng thầm trong nắng mới lao
xao/- Ðúng
như vậy: Tình yêu như một vùng nắng mới, với cả màu không gian ngây
ngất, trong những chiều của ngàn lá cây rung và những tiếng nói thầm của
người yêu vẫn lao xao trong đó. Ðẹp - đẹp quá, nhà thơ ạ! Tôi đã nghe
thấy tiếng nói thầm ấy, rung động và bay xa lắm. Nó vượt lên trên cả bão
tố dữ dằn và sóng gió mịt mùng kia. Tiếng nói thầm đáng yêu, tưởng
chừng có thể làm nứt vỡ trái tim ta!
Ðây là khúc thơ chính của bài: Giọng thơ say sưa, lời thơ đằm
thắm. Thơ được dùng nhiều ngôn ngữ hình tượng, màu sắc sinh động. Trong
thơ có nhạc, lắng càng sâu càng thấy hay. Ðôi khi anh sử dụng một cách
nói rất thông thường, bên cạnh những câu thơ có ngôn ngữ thanh cao, để
thơ khỏi rơi vào sự mượt mà, bóng bẩy. Thí dụ như:
Hạnh phúc cực hơn mọi điều đã tả
Lại ngọt ngào, kỳ lạ, lớn lao hơn.
Những câu thơ mộc mạc như thế, âu: cũng là những sự chấm phá cần thiết tạo nên một sự gồ ghề, thô ráp nhất định - Như những nét trạm đơn giản, mà tôn tạo hình ảnh của các câu thơ khác cao lên. Khúc cuối:
Ðưa em đi... Tất cả thế xong rồi
Ta đã lớn. Và Pauxtôpxky đã chết!
Nhà thơ đã kết thúc bài thơ một cách dữ dằn như thế đấy! Nhưng câu thơ không phải để nói về Pauxtopxky nhà văn Nga quá cố đâu, mà là tình yêu trong sáng, lãng mạn, mộng mơ thưở đầu đời của anh và em đã không còn. Như tác giả viết: Lật trang nhật ký nào cũng chỉ xát lòng thêm /… Hay là: Em đã đến rồi đi, như một giấc chiêm bao!
Lại ngọt ngào, kỳ lạ, lớn lao hơn.
Những câu thơ mộc mạc như thế, âu: cũng là những sự chấm phá cần thiết tạo nên một sự gồ ghề, thô ráp nhất định - Như những nét trạm đơn giản, mà tôn tạo hình ảnh của các câu thơ khác cao lên. Khúc cuối:
Ðưa em đi... Tất cả thế xong rồi
Ta đã lớn. Và Pauxtôpxky đã chết!
Nhà thơ đã kết thúc bài thơ một cách dữ dằn như thế đấy! Nhưng câu thơ không phải để nói về Pauxtopxky nhà văn Nga quá cố đâu, mà là tình yêu trong sáng, lãng mạn, mộng mơ thưở đầu đời của anh và em đã không còn. Như tác giả viết: Lật trang nhật ký nào cũng chỉ xát lòng thêm /… Hay là: Em đã đến rồi đi, như một giấc chiêm bao!
Nhưng đọc thơ anh sau ngót nửa thế kỷ đã trôi qua, tôi vẫn thấy như
đang gặp một BV cứ nguyên như mơ mộng, nhẹ nhàng và bay bổng của thưở đã
xa xưa ấy. Tôi không nói về BV của tuyên huấn, làm chính trị - Mà là
một BV của nhà thơ, trong thơ, mới thật đáng yêu sao! Phải - Hồi đó,
thưở ấy...anh đã khóc, khi tiễn mối tình thơ dại với người con gái ban
đầu của cuộc đời anh: Anh vẫn khóc khi nghĩ về truyện "Tuyết" /Dẫu chẳng bao giờ mong đợi nữa đâu em!
Về
thi pháp nghệ thuật - Có thể nói " Nghĩ lại về Pauxtopxky " là một bài
thơ đã viết trong mối giao cảm, được hoà nhập bởi hai dòng thơ: Một của
dòng thơ lãng mạn thuần tuý viết tràn theo cảm xúc, như thời "Thơ mới"
Xuân Diệu, Huy Cận, Thế Lữ... vào những năm bốn mươi - Một nữa của dòng
thơ tượng trưng cấu trúc đã xúc tích hơn, với những hình ảnh giàu tính
triết lý... Mà nhờ đó Hàn Mặc Tử đã viết nên "Ðây thôn Vĩ Dạ" và "Mùa
xuân chín".
Ta hãy nghe xem tác giả cứ để cảm xúc mình chảy tràn ra, rơi lệ xuống cả trang thơ: Pauxtôpxky
là dĩ vãng trong em / Thành dĩ vãng hai ta. Bây giờ anh ngoảnh lại/
Nhưng không phải thế đâu, không phải thế đâu, anh hiểu rằng không
phải... / Như tuổi thơ, vừa đó đã xa vời!
Tôi nghĩ: Ðã đến lúc có thể gấp lại bài bình ở đây. Bởi - Thơ anh viết như thế cũng đã quá đủ rồi, còn cần gì nữa để tôi phải nói thêm.
Tôi nghĩ: Ðã đến lúc có thể gấp lại bài bình ở đây. Bởi - Thơ anh viết như thế cũng đã quá đủ rồi, còn cần gì nữa để tôi phải nói thêm.
HG mê đọc Pautovxky biết mấy! Những truyện như "Tuyết" thì bao lần đọc mà vẫn cứ nao lòng khi mở lại...Với bài thơ "Nghĩ lại về Pautovxky" của Bằng Việt, HG nhớ cái cảm giác đau xót rõ ràng như nỗi đau thể chất của chính mình, khi đọc đến câu "Ta đã lớn. Và Pautopxki đã chết!"
Trả lờiXóaGiai đoạn làm thơ và dịch thơ ca Nga của nhà thơ Bằng Việt (hình như cũng ngắn thôi, nhưng công suất thì rất lớn)- có lẽ là đáng kể nhất trong cuộc đời sáng tác của ông.
Pau vẫn là người chiếm trong tim mình một vị trí ko ai có được. Và nếu phải làm Robinson Cruise bị đày ra đảo hoang một mình chỉ được mang theo mình một cuốn sách thì cuốn sách đó của mình sẽ là truyện của Pau, cuốn sách của cả một thời thiếu nữ...
Trả lờiXóaNếu hỏi bài thơ thất tình nào hay nhất từ cổ chí kim thì tôi nói rằng: Nghĩ lại về Paustopsky của Bằng Việt. Một cuộc thất tình đau xót mà rất cao thượng và sang trọng. Thất mà không nghĩ là mất. Đau mà không làm kẻ thất tình bi thương suy sup…Trộm nghĩ chỉ có Bằng Việt - tình và tài thơ của anh thật đáng nể phục cảm ơn anh.
Trả lờiXóa