Isaac Newton cho rằng lễ Giáng sinh được chọn vào ngày Đông chí - mà theo lịch thời đó rơi vào ngày 25 tháng 12
Vòng lá mùa vọng: nói lên tính cách sự sống vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Thiên Chúa:
Hang đá: kể lại sự tích Chúa ra đời trong máng cỏ:
Thiệp mừng: năm 1843 Henry Cole (1808 - 1882), thương gia giàu có nước Anh, đã nhờ John Callcott Horsley, một họa sĩ ở Luân Đôn, thiết kế một tấm thiệp thật đẹp để tặng bạn bè:
(Thiệp mừng năm 1940)
Cây thông giáng sinh: là cây của sự sống và nó tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của Chúa cứu thế:
Quà tặng: biểu lộ tình yêu của mọi người với gia đình và bè bạn. Theo truyền thuyết xưa, Ông già Noel thường cưỡi xe tuần lộc trên trời, đến nhà có cây thông Giáng sinh và leo qua ống khói để đem đến những món quà cho các em nhỏ đang ngủ và thường để quà trong những chiếc bít tất.
Tương truyền nhà kia có 3 cô gái trẻ đến tuổi lập gia đình nhưng không có chàng trai nào nhòm ngó đến vì gia cảnh quá nghèo. Đức giám mục Myra rất thương xót nên đã ném những đồng tiền vàng xuống ống khói nhà của ba cô gái. Những đồng tiền vàng rơi từ trên nóc nhà xuống đúng các đôi bít tất mà các cô treo hong bên lò sưởi.
Câu chuyện thần kỳ kia được lan truyền đi khắp nơi, ai ai cũng muốn mình trở thành người may mắn nên đều bắt chước 3 cô gái treo tất bên lò sưởi để hy vọng nhận được quà. Trẻ em hy vọng nhận được quà nhiều nhất. Mọi người trong nhà cũng nhân cơ hội này để tặng quà cho các em với mong muốn là các em sẽ ngoan ngoãn và học giỏi. Từ đó có tục trẻ em treo bít tất cạnh lò sưởi để nhận quà như mơ ước từ ông già Noel:
Ở hầu hết các quốc gia châu Âu, ngày lễ Giáng Sinh vào hai ngày 25 và 26 tháng 12. Ngày nay, ở Việt Nam, dù không phải là ngày nghỉ chính thức nhưng Giáng sinh dần dần được coi như một ngày lễ chung, thường được tổ chức vào tối 24 và kéo sang ngày 25 tháng 12:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét