Đang vào mùa nhót...
Cây bụi có cành trườn, đến 7 m, thường có
gai. Hoa, rễ và lá có thể dùng làm thuốc. Toàn bộ thân cây, mặt sau lá và quả
có một lớp vảy trắng hình tròn rất nhỏ xếp sát nhau.
Mời các chị em nhóm HOA XƯƠNG RỒNG vô hết đây!
Quả nhót có hình
bầu dục, ngoài mặt có nhiều vảy, tiếp đến là lớp thịt, phía trong cùng có một
hạch cứng, khi chín quả có màu đỏ trông rất bắt mắt. Nhót có thể ăn được cả khi
xanh và khi chín; Tại miền Bắc nước ta, Nhót thường được khai thác nhiều khi còn
xanh để ăn trực tiếp kèm rau Bắp cải, lá Tỏi tươi, Gừng, rau Mùi và chấm loại
gia vị được làm từ Muối tinh, ớt bột, mì chính, đường cát. Ngoài ra cũng có thể
trộn cùng một số loại gia vị khác làm thành nộm, gỏi cá... Có 2 loại nhót cho 2
loại quả chua và ngọt; nhưng hầu hết Nhót đều có đặc tính là chua khi còn xanh
và ngọt khi đã chín đỏ. Khi ăn phải chú ý rửa sạch phần vảy bên ngoài nếu không
rất dễ bị viêm họng do vảy nhót bám vào.
Trong kí ức nhiều người hẳn sẽ hiện ra
hình ảnh những cô cậu học trò ngày bé, cầm quả nhót trên tay rồi thi nhau mài
lớp phấn trắng vào quần áo. Có lúc chưa kịp rửa đã cầm quả nhót, chấm muối
ớt, xuýt xoa đưa lên miệng, ăn ngon lành.
Quả nhót (miền trung gọi là quả lót) ngày ấy gắn liền với “vị” đặc
trưng của quê hương Bắc Bộ, chua và chát đến tê lưỡi, sún răng. Vị chua của nó
ám ảnh đến nỗi khiến nhiều người, chỉ cần nhớ lại cũng đủ ứa nước miếng.
Vẫn là quả nhót chín đỏ au ấy, nhưng hương
vị của nó giờ đã khác xưa rất nhiều. Thay vì vị chua, chát đặc trưng, chúng có
vị ngọt mềm và hơi thoảng một chút chua nhẹ, thanh mát.
Ăn nhót xanh ở Tây Bắc:
Nhót xanh dầm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét