Tháng tám mùa thu
lá khởi vàng em nhỉ
Từ độ người đi
thương nhớ âm thầm
Chiều vào thu nghe lời ru gió
Nắng vàng lơ lửng ngoài hiên
Mắt nai đen mùa thu Hà Nội
Nghe lòng ấm lại tuổi phong sương
May mà có em cho đường phố vui
May còn chút em trang sức sông Hồng
Một sáng vào thu bềnh bồng hương cốm
Đường Cổ Ngư xưa bắt bước phiêu bồng
Thôi thì có em đời ta hy vọng
Thôi thì có em sương khói môi mềm
Có phải em mùa thu Hà Nội
Nghe đâu đây lá ướt và mi xanh
Nghe đâu đây hồn Trưng Vương sông Hát
Lững thững Hồ Tây một dáng Kiều
Có phải em mùa thu Hà Nội
Nghìn năm sau níu bóng quay về
Phải nơi đây miền Thanh, Nghệ Tĩnh
Phải nơi đây Hồng Lĩnh - Ba Vì
Phải nơi đây núi Nùng, sông Nhị
Lớn đậy con người đất Tổ Hùng Vương
Anh sẽ đi
Cả nước Việt Nam yêu dấu
Đẹp quê hương gặp lại tình người
Bước nhỏ long lanh hồn nghệ sĩ
Mơ Quang Trung vó ngựa biên thuỳ
Ngày anh đi
Nhất định phải có em
đường cỏ thơm giong ruổi
Sẽ ghé lại Thăng Long
thăm Hoàng Thành, Văn Miếu
chắc rêu phong đã in dấu bao ngày
Đã nghe
bập bùng trống trận
Ngày chiến thắng Điện Biên
Sáng hồn lửa thiêng
Xuôi quân về giữ quê hương
Hôm nay mùa thu
Gió về là lạ
Bỗng xôn xao con tim lời lá
Bỗng xôn xao rơi vàng tiếng gọi
Lệ mừng gặp nhau ngàn phím dương cầm
Có phải em mùa thu Hà Nội
Ngày sang thu lót lá em nằm
Bên trời xa sương tóc bay
Hà Nội ơi em có hay
Quê hương thần thoại hiển linh hồn sông núi
Nắng thu muôn màu rực rỡ trong hồn anh
Đà Nẵng, tháng 8-1970.
Tháng11-2000 Tô Như Châu từ Đà Nẵng có gửi tặng NK tập thơ "Có phải em mùa thu Hà Nội" nxb Đà Nẵng-1998 gồm 36 bài. Tô Như Châu (Đặng Hữu Có) sinh 1934, quê An Hải, Sơn Trà, Đà Nẵng-cư trú ở 136 Trần Phú-TP Đà Nẵng, dt.3897798; Hội Viên Hội VHNT Đà Nẵng. Nhà anh ở bên kia Sông Hàn, Năm 2000,tuy đã trên 60 xuân Thi sĩ vẫn cưỡi chiếc Honda 67 màu Bordeaux đã cũ vù vù đi "bỏ báo" kiếm cơm.
Tháng11-2000 Tô Như Châu từ Đà Nẵng có gửi tặng NK tập thơ "Có phải em mùa thu Hà Nội" nxb Đà Nẵng-1998 gồm 36 bài. Tô Như Châu (Đặng Hữu Có) sinh 1934, quê An Hải, Sơn Trà, Đà Nẵng-cư trú ở 136 Trần Phú-TP Đà Nẵng, dt.3897798; Hội Viên Hội VHNT Đà Nẵng. Nhà anh ở bên kia Sông Hàn, Năm 2000,tuy đã trên 60 xuân Thi sĩ vẫn cưỡi chiếc Honda 67 màu Bordeaux đã cũ vù vù đi "bỏ báo" kiếm cơm.
"Anh con ngựa già chưa mỏi vó
Vẫn thênh thang bược nhẹ quanh đời
Đi tung bờm tóc gió
Quẳng gánh hương xa lên tiếng gọi mời
Đi tung bờm tóc gió
Quẳng gánh hương xa lên tiếng gọi mời
Em cầu vồng bao nhiêu sắc
Tháng giêng hồng rất mỏng rất mênh mông".
Tháng giêng hồng rất mỏng rất mênh mông".
Bài thơ "Có phải em mùa thu Hà Nội" anh viết vào tháng 8-1970, lúc Đà nẵng còn bời bời bom lửa chiến tranh, tình cờ anh gặp một cô gái Hà Nội chính gốc. Qua vài lần tiếp xúc & thưởng thức tiếng dương cầm thánh thót từ bàn tay trắng trẻo nuột nà mềm mại như thiên thần, lời nói dịu dàng như gió thoàng của Nàng, bỗng dưng đánh thức dậy trong lòng thi sĩ cả lịch sử hào khí của ông cha, của hồn Trưng Vương sông Hát Giang, Và thế là bài thơ ra đời...Bài thơ được Nhạc sĩ Trần Quang Lộc phổ nhạc năm 1972, sau này được các Ca sĩ Hồng Nhung,Thu Phương hát trở nên nổi tiếng. Nhạc Sĩ đươc giải thưởng, nhưng tên người sáng tác "lời" (thơ) thì bị "quên" một cách hữu ý? Công luận (báo chí dư luận xã hội) đã nói về sự bội bạc của người bạn một thời bên xóm chài nhỏ ven bờ sông Hàn cùng anh!
Bài thơ đã qua 40 năm, nay đọc lại và hát lên...Ta cứ ngỡ nhà nhạc sĩ Việt vĩ đại Trịnh Công Sơn hiển linh hoá thân vào hồn thơ Tô Như Châu để ca ngợi "dáng Kiều thơm " tinh hoa của hào khí nghìn năm Thăng Long-Hà Nội. Chao ôi, thơ là hồn người, là tình người đi suốt dọc chiều dài lịch sử đất nước 4000 năm dân tộc ta dân tộc anh hùng!Thời gian gần đây, nhạc phẩm vẫn thường đứng đầu các cuộc bình chọn của giới trẻ, thế nhưng, tác giả lời ca của nó gần như bị bỏ quên. Bản thân nhà thơ và các tổ chức văn nghệ, báo chí trong nước đã nhiều lần lên tiếng can thiệp nhưng quyền lợi của nhà thơ vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.
Trước khi qua đời, Tô Như Châu là nhân viên phát hành báo tại Đà Nẵng. Viết về Hà Nội hay như vậy nhưng không ai có thể ngờ rằng, được một lần ghé thăm Hà Nội là ước mơ của ông, vậy mà cho tới ngày nhắm mắt, ông vẫn không thể thực hiện được ước nguyện này.
Trước khi qua đời, Tô Như Châu là nhân viên phát hành báo tại Đà Nẵng. Viết về Hà Nội hay như vậy nhưng không ai có thể ngờ rằng, được một lần ghé thăm Hà Nội là ước mơ của ông, vậy mà cho tới ngày nhắm mắt, ông vẫn không thể thực hiện được ước nguyện này.
Bài thơ này đã được nhạc sĩ Trần Quang Lộc phổ nhạc:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét