Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

CHIM CUỐC

Trước, khi hè về nghe thấy tiếng cuốc kêu, cuốc thường đi lẻ. Những hôm trời nóng, tiếng cuốc kêu không ngủ được. Bây giờ chỉ thấy cuốc qua internet, hoặc nhìn món ngon giữa phố. Nghe cuốc kêu từ thuở bé. Đọc thơ cuốc của Nguyễn Khuyến từ thời học sinh. Cuốc giờ thành kỷ niệm.
Cuốc cũng có một thân phận. Đọc truyện xưa tương truyền, vua nước Thục có chút tình riêng với vợ của một bề tôi tên là Biết Linh. Biết Linh dấy loạn. Vua Thục thất bại, chạy trốn vào rừng. Sau này chết, vua Thục hóa thành chim Đỗ Quyên (chim cuốc), ngày đêm kêu mãi không thôi, vì nhớ nước khôn nguôi. Lâu lắm rồi, không về nông thôn vào dịp hè nên chẳng biết còn con cuốc nào để kêu nữa không. 
“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
                      Bà Huyện Thanh Quan

Bài thơ:

Cuốc kêu cảm hứng
Khắc khoải đưa sầu giọng lửng lơ
Ấy hồn Thục đế thác bao giờ?
Năm canh máu chảy đêm hè vắng,
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ.
Có phải tiếc xuân mà đứng gọi,
Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ.
Thâu đêm ròng rã kêu ai đó.
Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ.
                            Nguyễn Khuyến


Nghe tiếng cuốc kêu
Chắc có điều chi bi thương lắm
Không bày giãi được nên phải kêu
Đêm mất ngủ, nghe cuốc kêu đứt ruột
Lòng những bàng hoàng muốn kêu theo.
                            Phùng Quán

Bài hát:
Cuốc kêu bên trời - Cẩm Ly 




Một số hình ảnh về cuốc: 
Chim cuốc thuộc họ trĩ, lông xám, chân mảnh, mình tròn, thường sống ở bụi bờ, gò hay bãi đậu, đám mía.


Chim cuốc. Ảnh: internet   



   



    

    

Tập tin:White-breasted Waterhen I IMG 1027.jpg    

 
    


Ẩm thực cuốc”
Ngày nay nhiều nơi rộ lên phong trào nuôi cuốc nên không riêng gì ở làng quê xa, bất cứ ngày nào trong các buổi chợ phố thị cũng có các cô các bà ngồi bán cuốc. Chỉ trong một thời gian ngắn, những xâu cuốc đã hết sạch và tất nhiên, với sự khéo tay của người nội trợ, chim cuốc được chế biến thành nhiều món ngon như chim cuốc hầm, nấu cháo...
Không chỉ góp phần làm phong phú bữa cơm gia đình mà thịt cuốc còn là nguồn thực phẩm quý, vị thuốc lưu truyền trong dân gian, điều trị các bệnh còi xương, biếng ăn cho trẻ, suy nhược, mất ngủ đối với người lớn.
Những hôm mệt mỏi không còn gì thú vị bằng khi được bồi dưỡng tô cháo cuốc vừa ngon lại bổ. Trước khi nấu cháo gạo nên rang vừa vàng vì như vậy nồi cháo sẽ không còn nhựa. Trong khi đợi cháo chín, bắc chảo lên bếp, cho dầu, tỏi, hành vào phi rồi cho thịt cuốc đã chặt ra từng miếng, ướp gia vị vào xào. Cháo nấu vừa nở thì trút hết thịt, trộn đều. Cháo sôi lại vài phút là có thể nhắc xuống. Múc ra từng tô cháo nóng, cho thêm hành lá băm nhỏ, rắc thêm ít tiêu, vài lát ớt trước khi ăn để có cảm giác cay nồng. Món cháo cuốc ăn nóng cùng bánh tráng nướng tuyệt không gì bằng.
Riêng món rô ti, cần nướng qua rồi cho để nguyên vào chảo dầu đang sôi, không ướp bất cứ thứ gia vị nào, độ mươi phút sau chim đã vàng ươm tỏa mùi thơm. Đấy là chưa kể cuốc xào xả ớt. Thịt cuốc trắng, săn, da dẻo mềm, khi bắt mùi với các gia vị như cà ri, xả, ớt, thì thơm dậy cả xóm.
Tuyệt chiêu hơn cả là chim cuốc nướng. Với món nướng chọn loại cuốc nhỏ, tuy không phải loại thịt dày, béo múp nhưng bù lại rất non, ngọt và mềm. Trước khi nướng phải mổ banh, ướp qua một ít gia vị sau đó đặt từng con lên vỉ. Thịt cuốc nướng kỹ trên bếp than lửa liu riu, không để lửa quá già, trở đều tay nếu không rất dễ bị cháy thịt. Khi nước thịt nhỏ từng giọt xèo xèo, mùi thơm bốc lên là lúc cuốc vừa chín tới.
Chim cuốc nướng bắt mắt ở màu vàng ươm, ngon miệng ở độ giòn, dai đậm đà. Tuy nhiên, để kích thích vị giác cần thêm chén muối tiêu chanh, đĩa rau thơm hay vài ly rượu đế. Có thể nói cuốc nướng than hồng là “món đệ nhất cuốc”.


Món cuốc hầm

 Món cháo cuốc

Thơm lừng cuốc nướng
Cuốc nướng than hoa

Thơm lừng cuốc nướng


Cuốc roti







Ở Yên Dũng (HB) hàng năm cứ vào mùng 4 Tết là lễ hội đuổi chim cuốc lại bắt đầu, với ý nghĩa xua đi đen đủi để đón điều may mắn, cầu mong cho cuộc sống ấm no hạnh phúc. 
Chim cuốc không có thói quen tự làm tổ, ấp và chăm sóc son. Chim cuốc đực tìm tổ của 1 loại chim khác có trứng gần giống với trứng cuốc để tránh bị phát hiện. Sau đó chim đực tìm cách xua đuổi con chim đó đi, nhân cơ hội  đó cuốc cái đẻ trứng vào, rồi bỏ đi. Con chim bị mất tổ sau đó quay lại tổ cũ của mình, đẻ và ấp trứng đến khi nở. Chim cuốc con khi nở ra được vài ngày lại xua đuổi con chim non khác đi.



Video về cuốc:

Sự tích chim quốc





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét