Vụ “nhân bản” kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện Hoài Đức – Hà Nội đã bị phanh phui. Rồi đây sẽ có những hình thức kỷ luật hoặc truy tố đối với những cán bộ và nhân viên có liên quan.
Nhưng điều mà tôi băn khoăn, nếu không nói là lo ngại, là liệu tương lai sự nghiệp của chị Hoàng Thị Nguyệt cùng những người đã dũng cảm đứng ra tố cáo tiêu cực rồi có suôn sẻ không sau sự việc chấn động này?
Sự lo ngại ấy vẫn ám ảnh tôi ngay cả sau khi Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến “đã giao cho Thanh tra bộ phối hợp với cơ quan liên quan của Hà Nội tiến hành các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để bảo vệ những nhân viên y tế BV Đa khoa Hoài Đức đã dũng cảm tố cáo các hành vi vi phạm chuyên môn và pháp luật tại BV này.”
Vì sao tôi vẫn lo ngại như thế ngay cả sau khi những người lãnh đạo cao nhất của Thành phố Hà Nội và Bộ Y tế đã lên tiếng tuyên dương, yêu cầu phải khen thưởng và bảo vệ những người tố cáo?
Đó là vì tôi liên hệ sự việc này với sự việc Thầy giáo Đỗ Việt Khoa tố cáo các hành vi tiêu cực trong ngành giáo dục cách đây mấy năm.
Thời đó, sau khi Thầy Khoa tố cáo, sau khi những người bị Thầy tố cáo đã bị kỷ luật, tôi nhớ là Thầy Khoa cũng được đích thân cả Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân khen ngợi hết lời.
Còn bây giờ, tình cảnh của Thầy Khoa ra sao chắc ai cũng biết mà không cần phải nhắc lại ở đây.
Và “có ý nghĩa” hơn là tình cảnh của nền giáo dục nước nhà kể từ đó cho đến nay cũng chẳng bớt u ám hơn
Chỉ e rằng chị Hoàng Thị Nguyệt rồi cũng rơi vào hoàn cảnh bi đát như Thầy Khoa cho dù bây giờ chị đang được tung hô. Và cũng chỉ e rằng mặt bằng “y đức” của ngành y tế nước nhà mỗi năm sẽ lại tiếp tục tụt xuống những tầm thấp mới trong một mặt bằng đạo đức – xã hội đang tiếp tục ngày càng đi xuống nói chung.
Liệu có hy vọng gì hơn vào lứa sinh viên ưu tú nhất năm nay sẽ bắt đầu nhập học vào các trường đại học ngành y danh giá nhất nước với những điểm thi cao chót vót?
Liệu khi ra trường các em có bị rơi vào cái vòng xoáy được tạo ra bởi các anh, các chị, các bác, các chú như ông giám đốc Bệnh viên Hoài Đức “đã làm hỏng một thế hệ các cháu là nhân viên trẻ khi cho các cháu được toàn quyền làm việc sai trái,…làm cho “các cháu hư đi rất nhanh, bản thân các cháu không còn biết đâu là đúng sai phải trái”.
Nhưng dù sao, cũng chính trong bối cảnh trên mà chị Hoàng Thị Nguyệt và những đồng đội của chị xứng đáng là những anh hùng thực sự. Những vị anh hùng không cần ai phải “tuyên dương”.
Vả lại, ai đủ tư cách để tuyên dương anh hùng cho họ?
Y đức đã trở thành "Hoài đức"!
Trả lờiXóa"Vả lại, ai đủ tư cách để tuyên dương anh hùng cho họ?"- Thật là chính xác!
Trả lờiXóaHG nghĩ ở nghề nào cũng vậy- vẫn còn người tốt, nhưng càng ngày càng như thành của hiếm... Và rồi càng không giống số đông thì càng bị kỳ thị, nhẹ thì cũng cô đơn ...
Từ 3 tuổi, Đỗ Việt Khoa bị biến chứng do sai lầm của bác sĩ dẫn đến bị khiếm thính. Đi học Khoa không tiếp thu được bằng tai. Nhờ nghị lực bản thân, tự đọc sách, Khoa đã học xong 2 bằng đại học. THPT, Đỗ Việt Khoa học tại trường Nguyễn Huệ, TP Hà Nội và Thường Tín, Hà Tây.
Trả lờiXóaTốt nghiệp ĐH, ông công tác cho 1 số cơ quan địa chất khoáng sản. Từ năm 1994, Đỗ Việt Khoa dạy học tại THPT Đồng Quan, huyện Phú Xuyên, Hà Tây. Từ 1999, Khoa chuyển về trường THPT Vân Tảo,Thường Tín,Hà Tây.
Năm 2005, Đỗ Việt Khoa lên tiếng đề nghị xử lý vụ giáo viên thể dục Nguyễn Văn Thầm của trường THPT Vân Tảo có hành vi xâm phạm tình dục học sinh rất nghiêm trọng và trù dập học sinh. Kết quả ông Thầm bị xử lý kỷ luật và điều chuyển về THPT Thường Tín A.
Ngày 2-6-2006, Ông Đỗ Việt Khoa đã một mình đứng ra quay video làm bằng chứng tố cáo hiện tượng tiêu cực thi cử tại trường TTHPT Phú Xuyên A. Trong video là cảnh giáo viên bỏ vị trí coi thi, NVPV thi vào tận phòng thi phân phát bài giải sẵn cho mọi thí sinh. Ngoài ra ông Khoa còn tố cáo mỗi giám thị coi thi đã được lãnh đạo nhà trường đút lót số tiền là 700.000 đồng để đổi lại sự làm ngơ cho tiêu cực thi cử. Sự việc bị sở giáo dục đào tạo Hà Tây bao che và định cho chìm xuồng.
Ngày 22-6-2006, trước nguy cơ vụ việc bị chìm xuồng, ông Đỗ Việt Khoa đã công khai danh tính. Báo giới Việt Nam đồng loạt vào cuộc đưa tin sự việc. Ông Nguyễn Thiên Nhân lên làm Bộ Trưởng Bộ giáo dục và thúc đầy việc xử lý tiêu cực thi cử. Thanh tra liên ngành tỉnh Hà Tây vào cuộc và kết luận tố cáo của ông Khoa là đúng.
Giữa tháng 7-2006 Ông Đỗ Việt Khoa lên chương trình Người Đương Thời của VTV1. Tại đó, ông nhận được bằng khen của Bộ trưởng bộ GD&ĐT về thành tích dũng cảm chống tiêu cực thi cử.
Từ đó, bộ GD&ĐT phát động phong trào hai không: Nói không với tiêu cực thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.
Tháng 12-2007, ông Khoa tố cáo vi phạm pháp lãnh đạo trường THPT. Sở giáo dục Hà Tây bao che và không xử lý. Ông Khoa bị hiệu trưởng Lê Xuân Trung tổ chức trù dập và bôi nhọ một cách có hệ thống: Bị vu cáo là thần kinh, là phản động, là chống đối... 22 giờ ngày 14-11-2008, ông Đỗ Việt Khoa đã bị 2 xã hội đen là Phạm Văn Tuấn và Nguyễn Văn Út ở thị trấn Thường Tín cùng với 2 nhân viên bảo vệ của trường THPT Vân Tảo là Nguyễn Văn Đông và Trần Văn Xường đánh dằn mặt và cướp tài sản, cảnh cáo ông Khoa không được can thiệp vào các sai phạm của nhà trường.
Đài TN Việt Nam đã phát bản tin có lời tường thật của Tuấn Cháo nói rằng đã được hiệu trưởng trường THPT Vân Tảo Lê Xuân Trung thuê tới dằn mặt. Những người tham gia vụ cướp sau đó đã bị tòa án kết án tù. Lãnh đạo sở giáo dục Hà Nội (sau sáp nhập) im lặng và tiếp tục bao che sai phạm trù dập ông Khoa.
Tuy nhiên, từ những tố cáo của ông Khoa, lãnh đạo sở GD ĐT Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo cấm thu các loại quỹ ngoài quy định, cấm thu tiền ôn thi và thi thử tốt nghiệp... Tuy nhiên, trường THPT Vân Tảo đã không chấp hành các chỉ thị đó.
Ông Khoa bị quy kết không hoàn thành nhiệm vụ 4 năm, không được nâng lương, bị cô lập và gây khó khăn.
Tháng 5-2010, ông Khoa xin thôi việc vì lý do không thể chịu đựng được sự trù dập của lãnh đạo các cấp. Sự việc này làm dấy lên làn sóng phẫn nộ trong nước và quốc tế.
Tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền lên tiếng nhận trách nhiệm vụ thầy Khoa. Ông Phạm Vũ Luận, tiếp tục chỉ đạo giải quyết triệt để các sai phạm tại THPT Vân Tảo.
Năm 2012, kỳ thi tốt nghiệp THPT lại được Đỗ Việt Khoa tố cáo tiêu cực bằng những video clip ông phối hợp cùng một số giáo viên bất đồng tại Bắc Giang bố trí cho một số học sinh trường THPT Đồi Ngô thực hiện. Vụ này ông cũng bị BGD&ĐT phản đối, tuy nhiên trước dư luận nhân dân ủng hộ đông đảo, vụ Đồi Ngô đã phải được xử lý, Bộ cho phép học sinh được mang công cụ ghi hình ghi tiếng vào phòng thi để thu bằng chứng tiêu cực.
Đành rằng con người Đỗ Việt Khoa cũng khá "đặc biệt", nhưng thấy tiêu cực ông đã dám làm những điều mà các "đồng chí" không làm!
http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%97_Vi%E1%BB%87t_Khoa